Các trường đại học top đầu ở việt nam

Dưới đây là danh sách 100 trường Đại học đáng học nhất Việt Nam được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Bốn tiêu chí được đưa ra để đánh giá các trường: nguồn lực, chất lượng học thuật, môi trường đào tạo và những trường có chỉ số tác động đối với cộng đồng trên website. Hãy xem trường của bạn nằm ở đâu trong bảng xếp hạng dưới đây.

Xếp hạng Webometrics không chỉ dựa vào quy mô, số lần truy cập tìm kiếm về trường hay các tài liệu và thông tin khoa học công bố, phát triển chất lượng đào tạo.

Đồng thời, bảng xếp hạng này cũng đánh giá chất lượng tổng thể các mặt hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thể hiện trên website, đặc biệt là kết quả nghiên cứu và số lượng công bố trong cơ sở dữ liệu Scopus.

 Bảng xếp hạng 10 trường Đại học tốt nhất Việt Nam [Nguồn: hoc.vtc]

Trong bảng xếp hạng này, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có thứ hạng thấp chủ yếu do tiêu chí chất lượng học thuật [số lượng công bố quốc tế] còn hạn chế. Theo đó, xét trên toàn khu vực châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 212, Đại học Cần Thơ ở vị trí 551, Đại học Sư phạm Hà Nội thứ 699.

Top 10 trường đại học của Việt Nam do Webometrics xếp hạng tháng 7 năm 2021

Top 10 trường đại học của Việt Nam do Webometrics xếp hạng, gồm:

1. ĐH Quốc gia Hà Nội

2. ĐH Tôn Đức Thắng

3. Trường ĐH Duy Tân

4. Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM

5. Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM

6. ĐH Đà Nẵng

7. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

8. ĐH Huế

9. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM

10. Trường ĐH Mỏ - Địa chất

Đáng chú ý là có 4 trường đại học Top đầu của bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam trên Webometrics vẫn giữ nguyên vị trí xếp hạng so với thời điểm tháng 1/2021:

- ĐH Quốc gia Hà Nội giữ vị trí thứ Nhất các đại học Việt Nam [xếp vị trí thứ 959 thế giới],

- ĐH Tôn Đức Thắng xếp vị trí thứ 2 Việt Nam [xếp vị trí thứ 1.302 thế giới],

- Trường ĐH Duy Tân xếp vị trí thứ 3 Việt Nam [xếp vị trí 1.470 thế giới], và

- Trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM xếp vị trí thứ 4 Việt Nam [xếp thứ 1.781 thế giới].

Giữ nguyên vị trí xếp hạng trên bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam còn có ĐH Đà Nẵng giữ vị trí thứ 6 Việt Nam [xếp vị trí 2.269 thế giới] và Trường ĐH Mỏ - Địa chất giữ vị trí thứ 10 Việt Nam [xếp vị trí 2.967 thế giới].

Ngoài ra, có Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM tăng hạng từ thứ 8 lên thứ 5 Việt Nam [xếp vị trí 2.165 thế giới], Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội rớt hạng từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 7 Việt Nam [xếp vị trí 2.434 thế giới], ĐH Huế từ vị trí thứ 7 xuống vị trí thứ 8 Việt Nam [xếp vị trí 2.622 thế giới]. Riêng ĐH Quốc gia Tp. HCM đã rớt hạng ra khỏi Top 10 [đang đứng ở vị trí 11 Việt Nam và vị trí 3.264 thế giới] và thay vào đó là Trường ĐH Kinh tế TP. HCM đứng ở vị trí số 9 Việt Nam [xếp vị trí 2.822 thế giới].

Các trường ngoài công lập khác trên bảng xếp hạng Webometrics vào tháng 7/2021 là:

- Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thứ 37 Việt Nam [5.681 thế giới],

- Trường ĐH HUTECH thứ 43 Việt Nam [6.705 thế giới],

- Trường ĐH FPT thứ 56 Việt Nam [8.472 thế giới],

- Trường ĐH Văn Lang thứ 58 Việt Nam [8.950 thế giới],

- Trường ĐH Hoa Sen thứ 68 Việt Nam [11.337 thế giới], 

Mỗi năm 2 lần vào đầu năm và giữa năm, Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường đại học trên khắp thế giới dựa trên các chỉ số về website và khoa học của nhà trường.

Ba tiêu chí hiện tại của Webometrics cho xếp hạng:

- Mức độ Ảnh hưởng hay Hiện hữu [Impact or Visibility] [50%]: Số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường, thể hiện độ ảnh hưởng của nội dung web của cơ sở giáo dục. Dữ liệu được lấy từ Ahref và Majestic.

- Mức độ Mở hay Minh bạch [Openness or Transparency] [10%]: Số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar. Chỉ số này ghi nhận mức độ lan tỏa về học thuật của trường đại học.

- Mức độ Xuất sắc [Excellence] [40%]: Số lượng bài báo do đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học của trường đăng trên các tạp chí khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong Top 10% thuộc danh mục Scopus.

Vì sao ĐH Duy Tân là một lựa chọn tốt giữa mùa dịch?

T.TH

Có 1.750 cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu được U.S. News & World Reports xếp hạng năm nay. So với năm ngoái, các trường đại học của Việt Nam đều tăng hạng đáng kể. Trong đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng tăng 236 bậc [từ vị trí 623 năm 2021 lên vị trí 387 năm 2022]; ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tăng 84 bậc [từ vị trí 1.271 năm 2021 lên vị trí 1.187 năm 2022]; ĐH Quốc gia Hà Nội tăng 11 bậc [từ vị trí 949 năm 2021 lên vị trí 938 năm 2022]; riêng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội giảm 93 bậc [từ vị trí 1.356 năm 2021 xuống vị trí 1.449 năm 2022]. Cùng với 4 trường đại học này, trường ĐH Duy Tân lần đầu có mặt trên bảng xếp hạng năm 2022 và có vị trí khá cao là 577 thế giới.

Bảng xếp các trường đại học tốt nhất Việt Nam năm 2022

Cụ thể bảng xếp hạng của các đại học Việt Nam như sau:

1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 387,

2. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 577,

3. ĐH Quốc gia Hà Nội: vị trí 938,

4. ĐH Quốc gia Tp. HCM: vị trí 1.187,

5. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 1.449.

Ở bảng xếp hạng theo các lĩnh vực chuyên môn, U.S. News & World Reports cũng ghi nhận nhiều trường đại học của Việt Nam.

Ở lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ - Engineering, có sự góp mặt của 4 trường đại học Việt Nam, gồm:

1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 137,

2. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 355,

3. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 650,

4. ĐH Quốc gia Tp. HCM: vị trí 772.

Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ với 4 đại học hàng đầu

Ở lĩnh vực Khoa học Vật liệu - Materials Science, có sự góp mặt của 4 trường đại học Việt Nam, gồm:

1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 478,

2. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 570,

3. ĐH Quốc gia Tp. HCM: vị trí 679,

4. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 701.

U.S. News & World Reports ghi nhận các đại học Việt Nam ở lĩnh vực Khoa học Vật liệu

Theo U.S. News & World Report, các trường đại học thuộc top đầu thế giới đều nằm ở Mỹ. Trong đó, 26/50 trường đại học hàng đầu là ở Bắc Mỹ. Các trường đại học ở châu Âu chiếm gần 1/3 danh sách bảng xếp hạng và hầu hết nằm ở Vương quốc Anh. Có 2 trường ở Vương quốc Anh nằm trong Top 10 là ĐH Oxford và ĐH Cambridge. 7 quốc gia khác ở châu Âu có trường trong Top 50, bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ. ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc, ĐH Quốc gia Singapore của Singapore và ĐH King Abdulaziz của Ả Rập Xê Út là những trường ở châu Á nằm trong Top 50 của bảng xếp hạng này.

Top 10 trường đại học hàng đầu trên toàn cầu ghi nhận vị trí:

1. ĐH Harvard [Mỹ],

2. Viện Công nghệ Massachusetts [Mỹ],

3. ĐH Stanford [Mỹ],

4. ĐH California ở Berkeley [Mỹ],

5. ĐH Oxford [Anh],

6. ĐH Columbia [Mỹ],

7. ĐH Washington [Mỹ],

8. ĐH Cambridge [Anh],

9. Viện Công nghệ California [Mỹ],

9. ĐH Johns Hopkins [Mỹ].

Bảng xếp hạng U.S. News & World Reports năm nay cũng ghi nhận các cơ sở giáo dục ở châu Á đã có nhiều năm giữ vững ngôi vị xếp hạng cao bên cạnh nhiều trường khác đang vươn lên. Cụ thể:

- ĐH Melbourne [Úc], vị trí 25,

- ĐH Thanh Hoa [Trung Quốc], vị trí 26,

- ĐH Sydney [Úc], vị trí 28,

- ĐH Queensland [Úc], vị trí 36,

- ĐH Bắc Kinh [Trung Quốc], vị trí 45,

- ĐH Hồng Kông [Trung Quốc], vị trí 76,

- ĐH Tokyo [Nhật Bản], vị trí 77,

- ĐH Trung văn Hồng Kông [Hồng Kông - Trung Quốc], vị trí 82,

- ĐH Giao thông Thượng Hải [Trung Quốc], vị thứ 105,

- ĐH Kyoto [Nhật Bản], vị trí 127,

- ĐH Quốc gia Seoul [Hàn Quốc], vị trí 130,

- Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata [Ấn Độ], vị trí 408,

- …

Một số đại học hàng đầu của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có thứ hạng cao là:

- ĐH Quốc gia Singapore [Singapore], vị trí 29,

- ĐH Công nghệ Nanyang [Singapore], vị trí 33,

- ĐH Malaya [Malaysia], vị trí 211,

- ĐH Tôn Đức Thắng [Việt Nam], vị trí 387,

- ĐH Teknologi Malaysia [Malaysia], vị trí 405,

- ĐH Duy Tân [Việt Nam], vị trí 577,

- ĐH Putra Malaysia [Malaysia], vị trí 600,

- ĐH Quản lý Singapore [Singapore] 777,

- ĐH Indonesia [Indonesia] 878,

- …

Đây là lần thứ 8, U.S. News &World Report công bố bảng xếp hạng các đại học tốt nhất toàn cầu. Tạp chí này đã phân tích dữ liệu từ hơn 1.750 cơ sở giáo dục ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong 13 bộ tiêu chí được nghiêm túc xét duyệt, bảng xếp hạng tập trung vào các nghiên cứu học thuật và danh tiếng của các trường đại học.

Các tiêu chí chiếm tỉ trọng cao, như:

- Uy tín về nghiên cứu toàn cầu [12,5%],

- Uy tín về nghiên cứu khu vực châu Á [12,5%],

- Số bài báo thuộc 10% số bài báo có trích dẫn nhiều nhất [12,5%],

- Tỷ lệ % ấn phẩm thuộc 10% ấn phẩm được trích dẫn nhiều nhất [10%],

- Số lượng ấn phẩm [10%],

- Tác động trích dẫn được chuẩn hóa [10%].

Ngoài ra, còn có các tiêu chí khác như:

- Số lượng trích dẫn [7,5%],

- Số ấn phẩm có hợp tác với các tác giả quốc tế [5%],

- Số lượng bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong Top 1% được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực tương ứng [5%],

- Tỷ lệ % tổng số các ấn phẩm thuộc Top 1% các bài báo được trích dẫn nhiều nhất [5%],

- Hợp tác quốc tế [5%],

- Sách xuất bản [2,5%]

- Hội nghị, hội thảo [2,5%].

Tất cả các tiêu chí này đều do U.S. News & World Report tự thu thập và được khảo sát khách quan bởi một bên thứ ba. Dữ liệu bài báo khoa học để U.S. News & World Report đưa vào phân tích được lấy từ Web of Science.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề