Cách giảm đau vết thương

Đau sau mổ là một phản ứng sinh bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau [như tổn thương mô hoặc do bệnh lý ung thư], thường biểu hiện trên lâm sàng bằng các dấu hiệu bất thường của hệ thần kinh tự động, tình trạng rối loạn tinh thần hoặc thay đổi tính nết của người bệnh. Mức độ đau sau mổ luôn phụ thuộc vào tính chất và mức độ phẫu thuật, phương pháp vô cảm đã thực hiện, ngoài ra còn liên quan đến tâm sinh lý mà trong đó các yếu tố văn hóa và xã hội cũng có vai trò của nó. Để giảm đau sau mổ tốt cần tính đến những yếu tố này.

Đau sau mổ làm hạn chế vận động của bệnh, tăng nguy cơ tắc mạch, viêm phổi ảnh hưởng tới việc chăm sóc vết thương và tập phục hồi chức năng.


Ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh: - Đau nhiều sau mổ làm tăng nguy cơ đau mạn tính - Sự ức chế miễn dịch do đau làm chậm lành vết mổ, chậm bình phục và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ - Sự kích hoạt giao cảm có thể làm cho người bệnh dễ gặp các biến cố bất lợi như thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc liệt ruột - Tác động tâm lý có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm - Hạn chế vận động làm tăng nguy cơ tắc mạch, ảnh hưởng tới việc chăm sóc vết thương và tập phục hồi chức năng.

Ảnh hưởng đến danh tiếng của Bệnh viện:

- Người bệnh không hài lòng - Thời gian nằm viện kéo dài - Tăng nguy cơ tái nhập viện - Tăng chi phí điều trị - Tăng nguy cơ than phiền Giảm đau sau mổ là một biện pháp điều trị không những đem lại cảm giác dễ chịu về thể xác cũng như tinh thần, giúp người bệnh lấy lại cân bằng tâm – sinh lý, mà còn có ý nghĩa nâng cao chất lượng điều trị: - Nhanh chóng lành vết thương - Giảm nguy cơ bội nhiễm vết thương sau mổ - Giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe, có thể tự chăm sóc bản thân, tập phục hồi chức năng sớm - Giảm nguy cơ tắc mạch, viêm phổi - Rút ngắn thời gian nằm viện - Một số trường hợp tiến triển thành đau mạn tính khó điều trị

Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật

- Mức độ đau thay đổi theo vị trí phẫu thuật: Phẫu thuật ngực và bụng trên > phẫu thuật bụng dưới > Phẫu thuật ngoại biên và phẫu thuật bề mặt. - Mức độ đau thay đổi theo người bệnh: Có 15% người bệnh không đau hoặc đau rất ít, có 15% bệnh nhân đau nhiều, các điều trị giảm đau thường áp dụng không đủ giảm đau trong trường hợp này. - Diễn tiến đau: •    Đau sau mổ với mức độ giảm dần •    Phẫu thuật ngực [4 ngày]> bụng trên [3ngày] > phẫu thuật bụng dưới [2ngày] > phẫu thuật ngoại biên và phẫu thuật bề mặt [1ngày].

Kỹ thuật giảm đau sau phẫu thuật

Lựa chọn kỹ thuật giảm đau tùy thuộc vào mức độ do phẫu thuật gây ra, vị trí của cảm giác đau này, đau khi nghỉ ngơi hay đau khi vận động. Lựa chọn một kỹ thuật giảm đau sau mổ phải tính đến điều kiện tổ chức thực hiện tại phòng chăm sóc sau mổ. Đặc biệt là nhân viên phải được huấn luyện kỹ và đủ về số lượng để đảm bảo theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các tác dụng không mong muốn, các biến chứng.

1. Đường uống

Sau mổ thuốc dùng đường này thường dùng là thuốc giảm đau không thuộc họ morphine. Paracetamol có các biệt dược khác nhau trên thị trường: Dạng chỉ có paracetamol [Dafalgan, Efferalgan], ở dạng kết hợp với morphine tác dụng yếu như codeine [Dafalgan codeine, Efferalgan codeine, Panadol codeine], ở dạng kết hợp với dextropropoxyphène [Di-Antalvic]. Kháng viêm không steroid [NSAID]: Sử dụng có có hiệu quả đáng kể hơn paracetamol ở một số phẫu thuật: Phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật miệng, phẫu thuật ở xương khớp, phẫu thuật sản khoa.

2. Dùng thuốc ngoài đường uống

- Đường tĩnh mạch: Là đường dùng các thuốc giảm đau không thuộc họ morphine và morphine dùng theo kỹ thuật giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát [PCA: Patient Controlled Analgesia]. - Đường dưới da: Các thuốc thuộc họ morphine. - Đường tiêm bắp: Nên bỏ vì gây đau khi tiêm và gây khối máu tụ sau tiêm do dùng thuốc chống đông sau mổ.

Thuốc thuộc họ morphine

Đây là loại thuốc được dùng cho các phẫu thuật được biết có mức độ đau nhiều. Morphine là thuốc thường được lựa chọn. Hai kỹ thuật được sử dụng sau mổ hiện nay giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát [PCA] hoặc tiêm ngắt quảng tĩnh mạch, dưới da. - Dùng đường tĩnh mạch: Đây là phương pháp đảm bảo giảm đau theo nhu cầu của bệnh nhân. Chuẩn liều morphine: - PCA: •    Sau khi chuẩn liều như trên chuyển qua dùng morphine tĩnh mạch bệnh nhân tự điều chỉnh liều qua bơm tiêm điện. •    Thời gian dùng PCA sau phẫu thuật bụng có thể kéo dài 48-72giờ.

Giảm đau bằng bơm thuốc qua catheter ngoài màng cứng

Bơm thuốc qua catheter ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau tốt hơn dùng đường tĩnh mạch và đường dưới da, có thể chỉ dung morphine hoặc kết hợp thuốc thuộc họ morphine tan nhiều trong mỡ với thuốc tê và/hoặc clonidine.

Giảm đau bằng đặt catheter gây tê đám rối thần kinh hoặc thân thần kinh

- Gây tê thân thần kinh hoặc gây tê đám rối thần kinh là phương pháp giảm đau sau mổ tốt. - Kỹ thuật này áp dụng ở chi và thường đặt catheter để bơm thuốc lặp lại hoặc truyền liên tục để kéo dài thời gian giảm đau.

Tiêm thuốc vào ổ khớp

Cuối cuộc phẫu thuật nội soi khớp gối hay khớp vai, sau khi đã hút khô dịch, phẫu thuật viên bơm thuốc tê vào khớp gối, khớp vai, có thể kết hợp thuốc morphin. 

Dùng thuốc đường hậu môn [đường niêm mạc]

Paracetamol dạng viên đạn, Morniflunate [Niflunil], Voltaren dạng viên đạn… Có nhiều kỹ thuật giảm đau sau mổ, sự lựa chọn một kỹ thuật nào đó tùy thuộc vào mức độ đau của phẫu thuật, tiền sử của người bệnh, có tập phục hồi chức năng sớm sau mổ hay không, khả năng chăm sóc theo dõi của đơn vị hồi sức sau mổ. Khái niệm giảm đau đa mô thức hiện nay được chấp nhận và khuyến khích áp dụng rộng rãi. Nguyên tắc chính của cách cho giảm đau này là dùng các thuốc giảm đau ở các nhóm khác nhau có nghĩa là phối hợp cơ chế tác dụng khác nhau. Mục đích chính là giảm liều tác dụng không không mong muốn của mỗi thuốc. Lợi ích của sự kết hợp này đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra: Kết hợp morphine và thuốc không thuộc họ morphine dùng đường tĩnh mạch, kết hợp thuốc thuộc họ morphine dễ tan trong mỡ với thuốc tê để tiêm ngoài màng cứng.

------------------------

Để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ

  • Bệnh viện Quốc tế Vinh
  • Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An
  • Số điện thoại: 02383.968.888

Hiểu rõ hơn lý do tại sao cơ thể chúng ta trải qua cảm giác đau và những nguyên nhân gây đau cơ thể.

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu bạn cần điều trị loại đau cụ thể của mình như thế nào...

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu thêm về các loại đau khác nhau mà bạn có thể gặp phải, và khám phá những gì phía sau cơn đau mà chúng ta cảm thấy.

*Nghiên cứu Chỉ số Đau Toàn cầu của GSK năm 2014, báo cáo, trang 8

Tìm hiểu thêm

Video liên quan

Chủ Đề