Cách hạch toán công trình đang thực hiện bị hủy năm 2024

4. Nhấn vào dòng Chỉ tiêu thì phần mềm mặc định Nguồn tương ứng với TK Nợ. Dựa vào tính chất nguồn để mặc định sẵn TK Nợ tương ứng:

  • Nguồn kinh phí thường xuyên: TK Nợ 00821.
  • Nguồn kinh phí thường xuyên: TK Nợ 00822.

5. Nhập Số tiền, Nhóm mục chi, CTMT, Dự án.

Lưu ý: Số tiền ghi âm

Cách hạch toán công trình đang thực hiện bị hủy năm 2024

6.Trường hợp bạn sửa lại TK Nợ không phù hợp với nguồn phát sinh, ví dụ Nguồn Ngân sách Huyện tự chủ, hạch toán TK Nợ 00821 thì khi nhấn Cất => chương trình sẽ hiển thị cảnh báo cho bạn biết để kiểm tra lại.

Theo quy định trên thì trường hợp hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ, các bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

Nếu hai bên xác định hủy bỏ hợp đồng thì hậu quả xử lý theo Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

"Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan."

Theo đó, khi hủy bỏ hợp đồng, hai bên sẽ hoàn trả nhau cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Nếu đơn vị thi công đã sử dụng chi phí tạm ứng thực hiện gói thầu thì đơn vị thi công sẽ hoàn trả lại cho chủ đầu tư khoản còn lại sau khi đã trừ những chi phí hợp lý thực hiện hợp đồng.

Cách hạch toán công trình đang thực hiện bị hủy năm 2024

Xử lý tiền tạm ứng như thế nào khi gói thầu bị hủy bỏ do Ban quản lý dự án vi phạm quy định đấu thầu? (Hình từ Internet)

Ban quản lý dự án sai phạm làm dự án công trình xây dựng bị hủy thì có phải bồi thường không?

Căn cứ Điều 55 Luật viên chức 2010 quy định về trách nhiệm bồi thường, hoàn trả như sau:

"Điều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức."

Như vậy, theo quy định nêu trên thì viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.

Theo trường hợp của bạn thì Ban quản lý dự án phải có trách nhiệm bồi thường khi làm cho dự án bị hủy trong quá trình xây dựng.

Việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại do Ban quản lý dự án sai phạm trong đấu thầu được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại như sau:

"Điều 26. Xác định giá trị tài sản bị thiệt hại
1. Khi phát hiện viên chức có hành vi làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với viên chức.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại), trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức yêu cầu viên chức gây ra thiệt hại viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết; đồng thời, chuẩn bị thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 27 Nghị định này."

Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại), trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại.

Trường hợp của anh, thiệt hại mà ban quản lý dự án gây ra sẽ được xác định là phần giá trị tạm ứng không thu hồi bằng tiền hoặc bằng hiện vật được.