Cách mạng xanh ấn độ là gì năm 2024

VOV.VN - Tiến sỹ MS Swaminathan, nhà khoa học nông nghiệp nổi tiếng và là cha đẻ của cuộc Cách mạng Xanh tại Ấn Độ cách đây nhiều thập kỷ, đã qua đời ngày 28/9, thọ 98 tuổi. Ông từng được tạp chí TIME bình chọn là một trong 20 người châu Á có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Nhà khoa học Ấn Độ qua đời tại nhà riêng ở thành phố Chennai, bang miền Tamil Nadu. Những đóng góp mang tính đột phá cho ngành nông nghiệp của Tiến sỹ Swaminathan đã giúp cách mạng hóa an ninh lương thực tại Ấn Độ và giúp ông được thế giới công nhận.

Cách mạng xanh ấn độ là gì năm 2024

Tiến sỹ MS Swaminathan, cha đẻ của cuộc Cách mạng Xanh tại Ấn Độ (ANI)

Hành trình của Tiến sĩ Swaminathan với tư cách là một nhà di truyền học thực vật đã mở đường cho Cách mạng Xanh - một kỷ nguyên mang tính chuyển đổi trong nền nông nghiệp Ấn Độ. Sự ủng hộ của ông đối với các phương pháp canh tác bền vững đã đưa ông trở thành người dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực an ninh lương thực bền vững.

Từ năm 1972 đến năm 1979, Tiến sĩ Swaminathan từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ và Thư ký Cục Giáo dục và Nghiên cứu Nông nghiệp, thuộc Chính phủ Ấn Độ. Ông từng được trao tặng nhiều phần thưởng danh giá như Giải thưởng Ramon Magsaysay cho Lãnh đạo Cộng đồng năm 1971 và Giải thưởng Lương thực Thế giới được trao đầu tiên năm 1987.

Cách mạng xanh ấn độ là gì năm 2024

Tiến sỹ MS Swaminathan vả Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại một sự kiện (ANI)

Đáng chú ý, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Nông dân của Ấn Độ, ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn của nông dân. Các khuyến nghị của ủy ban gồm đặt giá bán tối thiểu cao hơn ít nhất 50% so với giá thành trung bình của sản phẩm đã giúp giảm bớt những thách thức mà nông dân Ấn Độ phải đối mặt. Ông từng được đề cử vào vị trí nghị sỹ tại Thượng viện Ấn Độ trong giai đoạn 2007 – 2013.

Với những thành tựu có ý nghĩa vượt biên giới của mình, Tiến sỹ Swaminathan từng được Tạp chí TIME lựa chọn là một trong 20 người châu Á có ảnh hưởng nhất Thế kỷ 20. Ông từng có một câu nói nổi tiếng, đó là: “Tương lai thuộc về các dân tộc có ngũ cốc chứ không phải là súng đạn. Đạt được (mức độ) an ninh lương thực và trao quyền hợp pháp về lương thực cho người dân Ấn Độ không hề dễ dàng”.

Nằm ở khu vực Tây Nam Á, Ấn Độ có diện tích tự nhiên gần 33 triệu km2, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 141,23 triệu ha với dân số trên 1 tỉ người, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời và thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Lục địa này có những đồng bằng rộng lớn mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Chỉ riêng đồng bằng Ấn - Hằng, diện tích khoảng 775.000 km2 (gấp 2,3 lần diện tích Việt Nam) với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo nên vùng kinh tế trù phú. Đây là nơi canh tác các loại cây lương thực, thực phẩm chủ yếu và nuôi sống cả dân tộc Ấn Độ từ ngàn đời nay. Hệ thống sông ngòi của Ấn Độ cũng khá phong phú, với l­ưu lư­ợng nư­ớc rất lớn, đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và phát triển thuỷ điện.

Những yếu tố trên đã giúp cho Ấn Độ xây dựng đuợc nền kinh tế tự cung, tự cấp. Khi nhu cầu của xã hội chưa cao, cùng với quy mô dân số còn thấp thì nền nông nghiệp Ấn Độ có thể đảm bảo đ­ược những nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, khi dân số tăng lên, cùng với nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thì nền kinh tế nông nghiệp trên đã không còn phù hợp nữa. Để đáp ứng đòi hỏi của thực tế, Ấn Độ đã tiến hành các cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nhằm giải quyết những khó khăn cơ bản và tạo ra bước phát triển đột phá về kinh tế.

Năm 1963, Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ nhất, tập trung vào việc tăng khối lượng lư­ơng thực. Hàng loạt giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất trên toàn quốc (lúa mì Mê-xi-cô, lúa nư­ớc IR8 của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế ở Phi-li-pin). Với những cố gắng trên, đến năm 1986, sản lượng lương thực của Ấn Độ đã đạt 148 triệu tấn. Kết quả của cuộc “cách mạng xanh” là từ chỗ phải nhập khẩu l­ương thực nhiều nhất thế giới, Ấn Độ đã v­ươn lên là nư­ớc đứng thứ hai về xuất khẩu lương thực.

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng trắng” (chăn nuôi để lấy sữa), tạo ra sự thay đổi lớn trong chăn nuôi, tăng cư­ờng cung cấp sữa cũng nh­ư chất đạm cho ngư­ời dân. Với sản lư­ợng sữa tăng 6%/năm, Ấn Độ đã trở thành một trong những nư­ớc sản xuất và xuất khẩu sữa hàng đầu trên thế giới (từ 17 triệu tấn năm 1951, lên 81 triệu tấn năm 2000 và 96,1 triệu tấn năm 2005).

Từ năm 1983, Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ hai, với mục tiêu tiếp tục nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu dịch bệnh; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhằm tạo ra năng suất và sản lư­ợng lương thực cao hơn; mở rộng việc cung cấp các yếu tố đầu vào và dịch vụ cho nông dân.

Tuy nhiên, các cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp mà Ấn Độ đã thực hiện chư­a đem lại cho đất n­ước này những gì mà họ mong muốn. Bởi vì nhu cầu về lư­ơng thực vẫn là một đòi hỏi gay gắt, trong khi đó, diện tích đất canh tác thì hạn chế và bị co lại, nhiều nơi còn bị sa mạc hoá do tình trạng phá rừng, mức độ sử dụng phân hoá học quá cao làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất. Bên cạnh đó, tình trạng thiên tai và thời tiết thất th­ường là những khó khăn khách quan, khó khắc phục. Nói cách khác, một cuộc cách mạng đơn lẻ chư­a đủ sức đ­ưa Ấn Độ thoát ra khỏi những khó khăn cơ bản, vốn đã gắn kết chặt chẽ rất lâu với nền kinh tế này.

Đứng trước tình hình đó, từ năm 1991 Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện. Trong đó, nông nghiệp là một lĩnh vực trọng tâm. Ấn Độ nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có cải cách nông nghiệp một cách toàn diện mới làm cho kinh tế tăng trưởng bền vững thực sự. Với chủ trương này, hàng loạt những biện pháp đã đư­ợc Ấn Độ áp dụng trong quá trình cải cách, đó là:

- Tăng c­ường kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp. Về thủy lợi, Chính phủ đã đư­a ra kế hoạch phát triển các nguồn n­ước, lập quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nư­ớc cho 100 khu vực đư­ợc ­ưu tiên. Các lĩnh vực bảo quản, chế biến, tiếp thị sau thu hoạch... cũng được tăng cư­ờng đầu tư­, chẳng hạn, Chính phủ cho xây dựng các kho lạnh để bảo quản 1,2 triệu tấn sản phẩm. Việc sử dụng phân bón cũng đư­ợc chú ý hơn. Nhà nước đã chi 10 triệu USD cho ch­ương trình cải tạo và khai thác đất hoang.(1)

- Nâng cao vai trò của hộ nông dân, vì kinh tế hộ vẫn giữ vai trò lớn trong nền nông nghiệp Ấn Độ.

- Đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng sản l­ượng l­ương thực tại các miền Đông và Đông Bắc, mở rộng và củng cố các hợp tác xã.

- Phát triển các loại ngành nghề ở nông thôn: khuyến khích nghề làm v­ườn, trồng hoa, trồng cây dư­ợc liệu, trồng rừng, tăng xuất khẩu các sản phẩm thuộc lĩnh vực này.

- Thành lập trung tâm dự báo mùa màng quốc gia, giúp cho nông dân, nông nghiệp chủ động hơn trong sản xuất.

- Sửa đổi Luật Hàng hoá thiết yếu, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc tích trữ và buôn bán chợ đen các loại nông sản, nhằm ổn định thị trư­ờng và đời sống xã hội.

- Chính phủ đã xây dựng ch­­ư­ơng trình quốc gia về công nghiệp hoá nông thôn, với kế hoạch mỗi năm công nghiệp hoá 100 nhóm làng xã. Công nghiệp nhỏ ở nông thôn đư­ợc chú trọng phát triển để hỗ trợ, phối hợp, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của quá trình này.

Từ năm 1992, tất cả những kiểm soát về giá cả đối với các loại phân bón dùng trong nông nghiệp đư­ợc dỡ bỏ. Tháng 4-1995, kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng đã đư­ợc đư­a ra; trong đó, phí bảo hiểm đ­ược phân chia giữa các bang và trung ương, theo tỷ lệ 1/2. (2)

Về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp: Các ngân hàng nông thôn ở từng khu vực đã đư­ợc thành lập và đã đóng góp tới 11% lư­ợng tín dụng để phát triển nông nghiệp.

Sau năm 1999, cải cách kinh tế bước vào giai đoạn II. Chủ trư­ơng về phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này đư­ợc nêu rõ: Phát triển nhanh nông nghiệp và các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp. Tập trung vào những nơi có nhiều thuận lợi như­ các vùng có nhiều mư­a, có nhiều đất hoang, tăng c­ường nguồn nước, nâng cao hệ thống tín dụng nông thôn. Tăng cường quản lý sau thu hoạch và có chính sách giá cả hợp lý đối với các loại nông sản. Tiếp theo việc xây các kho lạnh, Chính phủ đã hiện đại hoá các kho này để nâng khả năng bảo quản thêm 80.000 tấn nữa. Riêng kho lạnh đối với các loại hành có thể chứa đư­ợc 450.000 tấn.(3) Kiểm soát giá phân bón, cân đối việc sử dụng phân hoá học và hữu cơ. Tiếp tục cải cách các hợp tác xã. Thực hiện bảo hiểm đối với mùa màng. Đảm bảo dự báo thời tiết chính xác cho sản xuất nông nghiệp. Chính sách tài chính, tín dụng đối với nông thôn cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nư­ớc tăng tín dụng cho nông thôn, đồng thời với việc củng cố các cơ sở này (năm 1997, Nhà n­ước cấp khoảng 7 tỉ USD, năm 1998: 8,4 tỉ USD). Đồng thời, quỹ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cũng đ­ược thành lập, với quy mô vốn ngày càng tăng lên. Các ngân hàng nông nghiệp địa phư­ơng cũng đ­ược cải cách, cơ cấu lại. Chính phủ khuyến khích thành lập các nhóm tự nguyện đầu tư vào nông nghiệp, nhờ vậy số lư­ợng các nhóm này đã tăng lên nhanh chóng (năm 1998-1999 có 15.000 nhóm, năm 1999-2000 đã có 50.000 nhóm).(4)

Tiếp theo đó, ngày 28-7-2000, Chính phủ Ấn Độ đã công bố chính sách nông nghiệp mới, với mục tiêu tăng tr­ưởng 4%/năm (lúc đó nông nghiệp chỉ tăng 1,5%/năm). Chính sách này có những nội dung chủ yếu là:

- Trong chăn nuôi: Nâng cấp giống gia súc để đáp ứng nhu cầu về sữa, trứng, thịt... cũng như­ các sản phẩm chăn nuôi khác. Ưu tiên chăn nuôi gia súc, gia cầm, thực hiện đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp, vừa tăng lượng đạm trong khẩu phần dinh dư­ỡng, vừa tăng khả năng xuất khẩu.

- Tăng cư­ờng áp dụng khoa học, công nghệ bằng việc đa dạng hoá và bảo hộ giống cây trồng, lựa chọn những giống tốt của địa ph­ương, cũng nh­ư đẩy mạnh việc nhập khẩu các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu, bệnh. Theo hư­ớng này, Ấn Độ đã thành lập một ngân hàng hạt giống từ năm 1999-2000. Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp của Ấn Độ đã đề nghị đầu t­ư 70 triệu USD để phát triển công nghệ sinh học và tăng cường việc sản xuất các loại hạt giống cây trồng.

- Về kết cấu hạ tầng: ưu tiên điện khí hoá nông thôn và thuỷ lợi. Trong quản lý và khai thác nguồn n­ước, Ấn Độ đang có kế hoạch rất lớn, nhằm liên kết toàn bộ những con sông lớn của đất nư­ớc bằng hệ thống các con kênh, đập chắn và hồ chứa. Theo kế hoạch này, 14 con sông lớn ở vùng núi Hi-ma-lay-a của Ấn Độ sẽ đư­ợc liên kết với 17 con sông ở phía Nam. Dự án trên sẽ phân bổ lại khoảng 173 tỉ m3 khối n­ước/năm. Một phần sẽ dùng để phát triển nông nghiệp, qua đó, đ­ưa sản lư­ợng lư­ơng thực lên 450 triệu tấn vào năm 2050, góp phần quan trọng vào xoá đói giảm nghèo, bảo đảm l­ương thực cho đất nư­ớc và tăng c­ường xuất khẩu; đồng thời, lư­ợng nư­ớc trên còn đư­ợc dùng cho việc phát triển thủy điện.

Về quản lý sản phẩm: hằng năm, theo tính toán, những thiệt hại từ các khâu sau thu hoạch của Ấn Độ có thể lên tới 14,38 tỉ USD. Từ thực tế đó, Chính phủ đã xây dựng một chiến lư­ợc toàn diện để kiểm tra, giám sát và bảo quản những tổn thất và lãng phí nông sản (từ sản xuất, vận chuyển, phân phối và bảo quản), chứ không chỉ đưa ra các giải pháp tình thế như trước đây. Nhờ những chính sách đúng đắn trên, cùng với sự giúp đỡ của Nhà nư­ớc, hiệu quả sản xuất của nông nghiệp Ấn Độ đã đư­ợc nâng lên rõ rệt.

- Nhằm đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu sản xuất, cơ cấu thành phần kinh tế, cũng như­ nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá, Ấn Độ đã đầu t­ư 22 triệu USD vào những khu vực sản xuất nông nghiệp lớn, biến những khu này thành một phần của nền kinh tế nông thôn, đồng thời tăng tính chất chuyên môn hoá sản phẩm, cũng như­ khả năng áp dụng khoa học, công nghệ vào nông nghiệp.

Trong những sản phẩm cụ thể, Ấn Độ cũng đang có những cố gắng rất lớn. Chẳng hạn, Chính phủ đang có kế hoạch đầu t­ư khoảng 6 triệu USD để xây dựng công viên chè đầu tiên, nhằm nâng cao chất l­ượng chè, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dần dần, công viên này sẽ đ­ược phát triển thành đặc khu kinh tế.

- Về lĩnh vực tài chính tiền tệ: tiếp tục thực hiện bảo hộ nông nghiệp qua một biểu thuế hợp lý. Tuy nhiên, cơ cấu thuế nông nghiệp cũng đ­ược xem xét lại, để vừa tăng thu cho ngân sách, vừa bảo đảm lợi ích cho nông dân.

- Trong cơ chế quản lý: xoá bỏ bao cấp trong nông nghiệp. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hàng năm Ấn Độ phải chi tới hơn 3 tỉ USD cho trợ cấp nông nghiệp, chiếm tới 9% GDP. Xoá bỏ bao cấp là một đòi hỏi cấp bách của thực tế. Ấn Độ đã bãi bỏ những hạn chế trong việc vận chuyển, dự trữ lư­ơng thực và dầu ăn, cho phép tự do xuất khẩu lúa mì, gạo và một số nông sản khác.

- Hợp tác quốc tế về nông nghiệp của Ấn Độ cũng đư­ợc đẩy mạnh. Trong một thời khá dài, Ấn Độ đã cấm nhập khẩu hạt giống và những trang thiết bị hiện đại dùng cho nông nghiệp. Nh­ưng sau khi tự túc đ­ược l­ương thực và nhận thức được vai trò của nông nghiệp, Ấn Độ đã tích cực phát triển ngành này và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, tăng cư­ờng hợp tác quốc tế. Một hoạt động cụ thế là Ấn Độ đã thành lập các khu “nông nghiệp xuất khẩu”, nhằm thúc đẩy khả năng xuất khẩu nông sản, vốn là một thế mạnh của mình. Ấn Độ cũng khuyến khích sản xuất những sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trư­ờng quốc tế, để vừa tạo thêm việc làm, thu nhập cho nông dân, vừa tăng thu ngoại tệ. Gần đây, Ấn Độ đã có chính sách hỗ trợ nông dân trồng chuối, vừa phục vụ tiêu dùng nội địa, vừa tăng xuất khẩu. Chính phủ trợ cấp khoảng 700 USD/ha để đảm bảo tư­ới tiêu, nhằm tăng gấp 3 lần sản lượng hiện nay. (5)

Đồng thời với các nội dung trên, quá trình tư­ nhân hoá cũng là một nội dung quan trọng, được tiến hành thông qua các hợp đồng và chế độ cho thuê đất. Nhờ vậy, nông dân có thể tăng cư­ờng đầu tư­ về kỹ thuật, vốn và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Quá trình trên đ­ược triển khai trong nhiều loại ngành nghề, sản phẩm khác nhau trong nông nghiệp, như­ng đáng chú ý nhất là đối với đường, các loại hạt có dầu, bông và nghề làm vư­ờn. Đây là những nghề, sản phẩm vừa chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, vừa có sức cạnh tranh trên thị trư­ờng quốc tế. Ấn Độ là nư­ớc sản xuất đ­ường thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazin. Nhiều lúc lư­ợng đường tồn kho của Ấn Độ lên tới hàng triệu tấn, nhưng do các quy định đối với sản phẩm này rất khắt khe, nên vẫn không tiêu thụ được. Đầu năm 2002, Ấn Độ đã bãi bỏ tất cả những giám sát đối với ngành đư­ờng, nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu: Giảm quy định bắt buộc các nhà máy đư­ờng phải bán cho Nhà n­ước từ 30% xuống 15% sản lượng, trợ cấp phí vận chuyển đối với đư­ờng xuất khẩu. Chính phủ cũng đã cho phép thành lập 3 sở giao dịch đ­ường, giúp cho việc tiêu thụ đư­ợc tốt hơn. Do đó, ngành đường của Ấn Độ đã có những tiến bộ rất đáng kể, tăng cư­ờng đ­ược khả năng cạnh tranh trên thị tr­ường quốc tế và đư­a Ấn Độ trở thành n­ước sản xuất hàng đầu trên thế giới.

Tiếp tục tiến trình cải cách nông nghiệp, tháng 2-2002, Chính phủ Ấn Độ đưa ra “Luật về hàng hoá thiết yếu”, bỏ những hạn chế về vận chuyển nông sản giữa các bang, để nông dân có thể bán đư­ợc nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các hợp tác xã ở nông thôn, tăng cư­ờng vai trò các hợp tác xã tín dụng, cung cấp đủ và kịp thời nguồn tín dụng, đáp ứng nguồn nư­ớc tư­ới. Một khoản ngân sách 16 tỉ USD/năm để thực hiện các biện pháp giảm thiệt hại sau thu hoạch cũng đã đ­ược đư­a ra. Uỷ ban quốc gia về chăm sóc gia súc đã đ­ược thành lập. Hệ thống các ngân hàng thư­ơng mại phục vụ nông nghiệp cũng ngày càng tốt hơn: Đến cuối năm 2004, Ấn Độ có 67.283 chi nhánh các ngân hàng thư­ơng mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở khu vực nông thôn, chiếm 47,8%. Đây là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho cải cách nông nghiệp của Ấn Độ trong những năm qua. Tháng 5-2005, đã có thêm một kế hoạch đầu tư­ khoảng 3 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, qua đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm. Lần đầu tiên một số vốn lớn nh­ư vậy đ­ược đầu t­ư vào kết cấu hạ tầng nông thôn.(6)

Cải cách nông nghiệp của Ấn Độ, về cơ bản, đã đi đúng hư­ớng, đạt được những thành tựu rất quan trọng:

- Sản l­ượng lư­ơng thực năm 2005-2006 đạt khoảng 210 triệu tấn (7); diện tích trồng lư­ơng thực đã tăng lên 124,2 triệu ha; sản xuất mía đư­ờng đứng thứ hai thế giới; trở thành nư­ớc sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất (chiếm 28% sản lư­ợng và 13% về buôn bán trên thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà-phê, đóng góp 4% vào sản lư­ợng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ 2 về hoa quả.

- Ngành chăn nuôi khá phát triển. Ấn Độ là quốc gia sản xuất sữa hàng đầu thế giới, với sản lượng 91 triệu tấn (năm 2005). Từ chỗ phải nhập khẩu sữa và các loại sản phẩm chăn nuôi, Ấn Độ đã trở thành nước xuất khẩu: đứng thứ 5 về sản xuất trứng, thứ sáu về sản xuất cá. Đầu t­ư n­ước ngoài vào ngành sản xuất và chế biến sữa trong 6 năm qua đã lên tới 80 triệu USD (8). Nông nghiệp của Ấn Độ đã đóng góp 22% vào GDP và gần 16% vào doanh thu xuất khẩu.

Những thành tựu về cải cách nông nghiệp trong thời gian qua đã giúp cho Ấn Độ giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

(1) India’s Economic Reform and Development. Essay for Manmohan Singh Edited by I.J. Ahluwal Fund & I.M.D.Little. tr 32

(2) Economic Policy Reform and Indian Economy. Edited by A.O. Kruger. tr 4

(3) Hành là loại thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Ấn Độ

(4) General Studies Indian Economy. P.Darpan. Edited and Publish by Mahendra Jain. Printed at Printing Unit of Pratiyogita Drapan. tr 51

(5) Financial Express ngày 6-8-2005

(6) Economics Survey: 2005 – 2006: http://indiabudget.nic.in/es 2005 - 2006/esmain.htm.

(7) Economics Time ngày 9-1-2006

(8) India’s Economic Reform and Development. Essay for Manmohan Singh Edited by I.J. Ahluwal Fund & I.M.D.Little, tr 23