Cách tính bảng lương ở Nhật

Thời gian đăng: 03/11/2021 09:16

Việc đọc bảng lương chuẩn rất quan trọng với người lao động đặc biệt là các TTS Việt đang làm việc tại Nhật Bản khi mà rào cản ngôn ngữ quá lớn. Bài viết sẽ hướng dẫn TTS xem bảng lương khi làm việc tại Nhật Bản chi tiết


Thông thường bảng lương tại Nhật sẽ có 4 phần chính bao gồm:

勤怠(きんたい]: Các thông tin liên quan đến số ngày làm, ngày nghỉ, đi sớm về muộn,… của từng tháng.
支払額(しはらいがく)hoặc 支給(しきゅう]: Ghi chi tiết các khoản mà công ty trả cho bạn.
控除額(こうじょがく]: Các khoản được khấu trừ trực tiếp từ lương của bạn.
差引支給額(さしひきしきゅうがく]: Số tiền thực lĩnh sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ
 


Chi tiết các mục trong bảng lương của TTS tại Nhật Bản

– 出勤日数: Số ngày đi làm  – 有給消化: Số ngày đã nghỉ phép – 有給残日数: Số ngày nghỉ phép còn lại – 欠勤日数: Số ngày nghỉ không phép – 時間外労働時間: Thời gian làm ngoài giờ – 深夜残業時間: Thời gian làm ngoài giờ buổi đêm – 遅刻時間: Thời gian đi muộn sau giờ làm

– 早退時間: Thời gian về sớm hơn giờ làm

– 基本給: Lương cơ bản  – 役職手当: Phụ cấp chức vụ  – 住宅手当: Phụ cấp nhà ở – 家族手当: Phụ cấp người có gia đình – 時間外労働手当: Phụ cấp làm ngoài giờ – 深夜労働手当: Phụ cấp làm ngoài giờ buổi đêm – 休日労働手当: Phụ cấp làm ngày nghỉ

Trong đó, lương cơ bản [ 基本給] chính là là khoản tiền lương cố định mà TTS kí hợp đồng với các xí nghiệp Nhật, khoản tiền naỳ sẽ được trả hàng tháng và cũng là cơ sở để công ty tính tiền làm thêm, tiền nghỉ việc[退職金], 

trợ cấp thai sản,… Xem ngay: Bảng lương tối thiểu tại 47 tỉnh thành Nhật Bản trong năm 2022


Khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật, người lao động ngoài lương sẽ được công ty hỗ trợ thêm 1 khoản tiền được coi là phần phụ cấp [ 諸手当 ]. Đây là khoản tiền công ty hỗ trợ về mặt đời sống [ hỗ trợ gia đình, nhà ở … ], hoặc trả thêm do đặc thù công việc [ phụ cấp an toàn cho TTS ngành xây dựng … ], hoặc các khoản tiền phát sinh thêm biến động theo tháng [ phụ cấp làm ngoài giờ … ], phụ cấp đi lại,... Tiền lương của TTS sẽ được tính dựa trên số liệu thực tế về thời gian các bạn làm việc [勤怠]

>>> 

Mức lương bình quân khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Ngoài khoản lương và phụ cấp mà TTS được công ty trả thì TTS cũng phải chi trả 1 số khoản chi phí khác bao gồm: – 社会保険料: Bảo hiểm + hưu trí [ bao gồm 健康保険料+厚生年金保険料+雇用保険料+介護保険料 ] – 所得税: Thuế thu nhập 

– 住民税: Thuế thị dân


社会保険料 Bảo hiểm xã hội
là khoản tiền mà người lao động bắt buộc phải phải tham gia, bao gồm các khoản:

Loại bảo hiểm này bắt là bắ buộc, tất cả người dân và người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật đều phải đóng, bảo hiểm này sẽ thực hiện trả chi phí điều trị y tế trong trường hợp bị bệnh hay bị thương. Khi tham gia bảo hiểm y tế, các TTS chỉ phải trả 30% các chi phí khám bệnh và thuốc.
 

  • 厚生年金保険料 [Bảo hiểm hưu trí]:

Đây là loại bảo hiểm bắt buộc áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi người dân, bao gồm cả người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Mục đích của loại bảo hiểm này là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của người đã mất.

  • 雇用保険料 [Bảo hiểm lao động]:

Đây chính là tiền thuế Nenkin

người lao động nhận lại khi về nước mà TTS phaỉ tham gia để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm khi gặp các vấn đề về sức khỏe, lao động… Đây là loại bảo hiểm do các công ty – nghiệp chịu 50%, TTS chịu 50%. Tùy mức thu nhập cao hay thấp sẽ phải đóng số tiền bảo hiểm khác nhau.

Xem chi tiết mức đóng của từng loại bảo hiểm

TẠI ĐÂY
 

Thuế thu nhập- 所得税: .được tính dựa trên thu nhập của chính năm đó. Thu nhập này có thể từ lương của chúng tôi, do kinh doanh tự do… 
 


Thu nhập càng cao thì thuế thu nhập sẽ càng cao.

Thuế thị dân- 住民税

Hay còn gọi là thuế cư trú, đây là khoản tiền mà người dân sinh sống tại chính địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương nhằm góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại địa phương đó như các dịch vụ giáo dục, thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy,…Thuế thị dân là khoản thuế mà mọi cá nhân có thu nhập trong một năm vượt trên mức giới hạn quy định [1 triệu yên/năm] đều phải nộp, bất kể bạn là sinh viên, du học sinh hay người lao động nước ngoài

Thuế thị dân được tính dựa trên thu nhập của năm trước đó. Do đó khi mới sang Nhật TTS, du học sinh năm đầu tiên bằng 0, nên sẽ không phải đóng khoản thuế này. Tuy vậy, sang năm thứ hai, cơ quan thuế sẽ dựa vào thu nhập của bạn trong năm trước đó để tính khoản thuế phát sinh.

Xem ngay: Thủ tục xin giảm thuế khi đi XKLĐ Nhật Bản từ A-Z

Đây chính là khoản lương thực lĩnh mà TTS nhận được sau khi lấy tiền lương trừ đi tiền bảo hiểm và thuế

Một số bảng lương của TTS để bạn có thể tham khảo


>>> 9 điều cần biết về mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020

Như vâỵ, bài viết 

phần nào giúp bạn rõ hơn về vấn đề cần lưu ý khi xem bảng lương tránh các trường hợp mất tiền vì thiếu hiểu biết. Nếu có thắc mắc gì về thuế ở Nhật, các bạn hãy để lại comment phía cuối bài viết để được hỗ trợ

Chúc bạn thành công!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 [Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS]

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 

Cách tính tiền lương cơ bản và lương làm thêm giờ tại Nhật Bản như thế nào? Là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm khi tham gia chương trình xklđ Nhật Bản của Công ty IPM. Nếu bạn đang quan tâm vấn đề trên, hãy dành ít phút để tham khảo bài viết này nhé!

Cách tính tiền lương cơ bản và lương làm thêm giờ tại Nhật

Các bạn thân mến! Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản điều mà hầu hết các lao động đều quan tâm hàng đầu, đó chính là tiền lương. Một số bạn bằng lòng với mức lương được chốt ở mỗi đơn hàng, nhưng số còn lại quan tâm tới việc tại sao mình lại có mức lương đó. Tiền lương cơ bản và lương làm thêm giờ được tính như thế nào? Dưới đây là cách tính tiền lương, tiền làm thêm được Bộ Lao động – Y tế – Phúc lợi Nhật Bản quy định.

Cách tính tiền lương cơ bản tại Nhật

Các doanh nghiệp tiếp Nhật lao động phải trả mức lương thấp nhất bằng mức lương cơ bản tối thiểu của vùng miền ở Nhật Bản. >> Điều này được đa số các doanh nghiệp tiếp nhận lao động của Nhật Bản trả đúng như vậy. Thực tế họ chỉ trả bằng đúng mức lương cơ bản tối thiểu ở tỉnh, thành phố mà lao động đó đến làm việc.

Ví dụ: Năm 2017 mức lương cơ bản tối thiểu ở Tokyo = 957 yên/giờ làm việc. Một ngày làm 8 giờ, một tháng có 20 đến 21 ngày làm chính [làm từ thứ 2 đến thứ 6]. Vậy mức lương cơ bản một tháng = 957 yên × 8 giờ × 21 ngày = 160.776 yên. Nghĩa là nếu 1 tháng có 21 ngày bạn làm đủ thì bạn được trả mức lương = 160.776 yên tương đương khoảng 33 triệu vnd [tính tỉ gia yên = 205].

Chú ý: Tokyo là vùng có mức lương cơ bản cao nhất Nhật Bản, những vùng khác chỉ được khoảng 140.000 đến 150.000 yên/tháng. Đây chỉ là mức lương cơ bản chưa trừ thuế, bảo hiểm, nhà ở. Chưa cộng lương làm thêm.

Cách tính tiền lương làm thêm tại Nhật

Người lao động làm thêm giờ bình thường [lao động vượt quá 8 giờ quy định]: Được hưởng trên 25% lương cơ bản. >> ví dụ: bạn làm việc ở Tokyo, một tháng làm thêm 40 giờ. Vậy lương làm thêm của bạn = 957 yên × 25% + 957 yên = 1.196,25 yên/1 giờ, nghĩa là 1 giờ làm thêm bình thường bạn được trả: 1.196,25 yên. Nếu 1 tháng bạn làm thêm được 30 giờ thì lương làm thêm tháng đó của bạn là = 40 × 1.196,25 yên = 47.850 yên tương đương 9,5 triệu vnd.

– Lao động vào ngày nghỉ [thứ 7, chủ nhật]: trên 35%. Cũng làm cách tính như trên. Ví dụ: Mỗi tháng bạn làm thêm 4 ngày thứ 7, mỗi ngày làm 8 giờ. Một giờ làm thêm ngày thứ 7 được trả: 957 yên × 35% + 957 yên = 1.291,95 yên/1 giờ. Vậy 4 ngày làm thêm thứ 7 của tháng đó bạn được trả lương làm thêm là = 1.291,95 yên × 4 × 8 = 41.342,4 yên tương đương khoảng 8,2 triệu vnd.

Lao động làm ca đêm cũng được trả lương cao [từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng]: trên 50% lương cơ bản

Ngoài ra vào những ngày nghỉ lễ, tết, làm thêm giờ vào ngày thứ 7 hay chủ Nhật [giờ làm thêm thứ 7, cn chỉ 8 giờ, nhưng nếu làm vượt quá 8 giờ thì được tính lương cao hơn] các bạn làm thêm sẽ được trả rất cao, có khi lên tới 200% lương cơ bản, tùy theo mỗi công ty quy định. Các bạn chú ý: Cách tính tiền lương làm thêm giờ ở Nhật Bản này là cách tính tối thiểu nhất theo quy định. Có xí nghiệp sẽ trả % làm thêm giá cao hơn.

Các khoản khấu trừ vào tiền lương

Thuế cư trú, thuế thu nhập, tiền bảo hiểm xã hội và tiền phí bảo hiểm lao động. Các khoản này được trừ hàng tháng [mỗi tháng khoảng 2 -3 triệu tùy cty, tùy khu vực]. Theo luật của Nhật thì thực tập sinh nước ngoài sau khi kết thúc hợp đồng về nước cơ quan Phúc lợi xã hội Nhật sẽ trả lại các khoản này [gọi là tiền Nenkin]. Khi về nước bạn nhận được khoản này khoảng từ 70 – 100 triệu [tùy số tiền đóng 3 năm trước].

Vậy bạn đã biết cách tính tiền lương và tiền làm thêm giờ ở Nhật chưa? Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn và rất nhiều người đang có nhu cầu tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018. Hãy để Công ty IPM giúp bạn khi cần nhé!

Video liên quan

Chủ Đề