Cải cách tài chính công là gì

[Quang Binh Portal] - Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; tham gia của MTTQVN tỉnh, đoàn thể các cấp; đồng hành của các doanh nghiệp và Nhân dân trong toàn tỉnh nên công tác cải cách hành chính [CCHC], cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của tỉnh đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì Chỉ số cải cách hành chính [PAR INDEX]; Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh còn ở thứ hạng thấp. Năm 2020, Chỉ số PAR INDEX tỉnh Quảng Bình đạt 82,33 điểm, tăng 1,53 điểm so với năm 2019 [xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố, giảm 14 bậc so với năm 2019].

Để thúc đẩy cải thiện Chỉ số CCHC, đặc biệt là Chỉ số cải cách tài chính công, ngày 12/8/2021, UBND tỉnh đã có Công văn số 1535/UBND-TH về việc đẩy mạnh công tác cải cách tài chính công tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác cải cách tài chính công, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước và tài sản công; đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan đơn vị, nhất là người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách tài chính công nói riêng cũng như cải cách hành chính nói chung. Cụ thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn; khẩn trương lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt theo đúng quy định; đảm bảo đến hết quý III/2021 giải ngân tối thiểu đạt 60% kế hoạch và đến hết năm giải ngân đạt từ 95 - 100%. UBND tỉnh nêu rõ: Sở, ngành, đơn vị, địa phương nào giải ngân không đạt tiến độ sẽ thực hiện điều chuyển vốn sang dự án có tiến độ giải ngân tốt còn thiếu vốn, đồng thời xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu trong việc chậm tiến độ thực hiện và giải ngân.

Cùng với đó, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, địa phương được giao quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước theo đúng quy định, không để xảy ra sai phạm; nghiêm túc thực hiện chi tiêu ngân sách đúng nhiệm vụ, tiêu chuẩn, định mức, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và văn bản hướng dẫn hiện hành; nêu cao trách nhiệm sâu sát, kiên quyết, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo triển khai kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đảm bảo hoàn thành theo đúng thời gian quy định; tiến hành nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo kết quả cao kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước về tài chính, ngân sách tại đơn vị; khắc phục triệt để tình trạng chây ỳ, cố tình không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực kết luận thanh, kiểm tra...

Trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công, Sở Tài chính kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của tỉnh về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính để sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai quản lý, sử dụng tài sản công đúng tiêu chuẩn, định mức; tăng cường quản lý chặt chẽ việc mua sắm tài sản công, gói mua sắm tài sản thực hiện đấu thầu qua mạng theo đúng lộ trình để lựa chọn nhà thầu đảm bảo đủ năng lực, nâng cao tính minh bạch, tăng tính cạnh tranh cho gói thầu, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định…

PV Minh Huyền

Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhằm: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.   Để thực hiện mục tiêu này, trong đó có nội dung cải cách hành chính trên lĩnh vực Tài chính công, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện các qui định của Trung ương về lĩnh vực Tài chính công để cụ thể hóa thành hành động phù hợp với điều kiện của tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là việc triển khai áp dụng Luật ngân sách Nhà nước, Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chỉnh Phủ về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.   Triển khai thực hiện các nghị định trên, với việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách thực hiện theo đúng các qui định của Luật ngân sách nhà nước và gắn với phân cấp quản lý kinh tế xã hội đã tạo điều kiện cho các đơn vị tự chủ tài chính, ngân sách. Việc phân cấp ngân sách đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của HĐND và UBND các cấp; trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhiệm vụ thuộc cấp nào thì giao cho cấp đó quản lý và đảm bảo ngân sách để thực hiện. Điều này đã tạo sự chủ động cho các cấp chính quyền khai thác nguồn thu và chủ động điều hành chi ngân sách. Trong đó, ngân sách tỉnh đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo cho nguồn lực đầu tư phát triển của địa phương.   Qua triển khai thực hiện cho thấy việc phân cấp quản lý điều hành ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ  cấp tỉnh đến cấp huyện [thị xã, thành phố], cấp xã [phường, thị trấn] giai đoạn 2004 - 2006 có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, tăng cường nguồn lực tài chính, đảm bảo tính tập trung thống nhất của hệ thống ngân sách Nhà nước, tính công khai minh bạch, dân chủ trong quản lý ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, phân công, phân quyền được gắn với trách nhiệm. Do đó, khẳng định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.   Thực hiện chủ trương của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, UBND tỉnh đã có văn bản quán triệt, yêu cầu các đơn vị quản lý hành chính từ  năm 2007 ngân sách phải thực hiện chế độ tự chủ theo quy định. Đối với cấp xã, uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương để quyết định.   Đến nay, 100% các cơ quan hành chính cấp tỉnh đã thực hiện chế độ tự chủ theo hướng dẫn. Công tác lập, phê duyệt, phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị đã được thực hiện nghiêm túc.   Tại cấp huyện đã có 14/14 huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện chế độ tự chủ trong các bộ phận trực thuộc. Đến nay, ở cấp huyện đã có 205/251 đơn vị, bộ phận hành chính thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, chiếm tỉ lệ 82%, các đơn vị còn lại đang tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Dự kiến đến hết năm 2010 sẽ có 100%  đơn vị, bộ phận tại cấp huyện thực hiện cơ chế tự chủ.

 Diện mạo địa phương cấp huyện đã thay đổi với nhiều nhà cao tầng,  hệ thống giao thông được nâng cấp, cải tạo  nhờ chính sách
tự chủ tài chính [ảnh: Một góc thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà],

Đối với các xã, phường, thị trấn hiện nay vẫn đang trong quá trình tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Uỷ ban nhân dân cấp huyện đang tiến hành công tác rà soát để triển khai thực hiện tại các xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện thực hiện. Riêng thành phố Móng Cái đã có hai phường là Ka Long và Trần Phú  thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm biên chế và kinh phí từ ngày 01/01/2008. Các cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đều xây dựng quy chế làm việc cụ thể, theo trình tự, thời gian xử lý đối với từng loại công việc, đảm bảo công khai, minh bạch, tích cực cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường quyền tự chủ theo cơ chế mới tạo điều kiện nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về  thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay, tỉnh đã thực hiện triển khai giao quyền tự chủ tài chính đến hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh [100% đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và 96% đơn vị sự nghiệp thuộc huyện], các đơn vị được giao quyền tự chủ đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện cụ thể, phát huy tính dân chủ trong công tác quản lý, nâng cao quyền tự chủ đi đôi với trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả chi ngân sách, tăng cường mở rộng hoạt động dịch vụ công. Các đơn vị còn lại dự kiến sẽ thực hiện tự chủ trong năm 2010.   Qua việc thực hiện tự chủ tài chính, theo số liệu thống kê hàng năm, bình quân mức thu nhập tăng thêm tại các đơn vị sự nghiệp đạt từ 50.000 đến 300.000 đồng/người/tháng, chủ yếu tập trung ở các đơn vị có hoạt động liên doanh, liên kết, đa dạng hoá dịch vụ thuộc lĩnh vực Giáo dục- Đào tạo, Y tế. Điều này khẳng định việc tự chủ tài chính đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho một bộ phận cán bộ, công chức, cải thiện đời sống.

Trụ sở HĐND-UBND xã Cẩm La, huyện Yên Hưng mới được đầu tư xây dựng

Theo đồng chí Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Sở Tài chính để tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách tài chính công đạt hiệu quả, trong thời gian tới tỉnh cần: Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc phân cấp cho cơ sở phù hợp với năng lực quản lý của cơ sở. Xem xét điều chỉnh các nội dung đã phân cấp để đảm bảo cho các địa phương thực hiện có hiệu quả các nội dung đã phân cấp. Bên cạnh đó, Trung ương cần tiếp tục có sự hướng dẫn về các nội dung sắp xếp, kiện toàn, quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, tinh giản biên chế một cách thống nhất, tránh trường hợp giữa quy định của pháp luật và sự chỉ đạo hướng dẫn có sự không đồng nhất, gây khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện.   Cùng với đó, Bộ Nội vụ cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy và biên chế cho phù hợp với tình hình thực tế của các ngành và các địa phương. Cần phân định chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ; Phân định rõ ràng chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ công.   Cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách, luật pháp đối với công tác xã hội hoá đặc biệt trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục-thể thao để có hành lang pháp lý triển khai thực hiện mang lại lợi ích nhiều hơn cho toàn xã hội. Phân cấp rõ ràng hơn nữa cho các cấp, các ngành để chủ động trong công tác quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, cán bộ.  

Những kết quả đạt được nêu trên qua việc cải cách tài chính công trên địa bàn tỉnh  đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế- xã hội tỉnh phát triển nhanh chóng, bền vững./.

Video liên quan

Chủ Đề