Cán bộ bán chuyên trách là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Công đoàn cơ sở là gì?
  • 2. Vai trò của công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền lợi người lao động
  • 3. Khái niệm cán bộ công đoàn
  • 4. Quy định về chế độ cho cán bộ công đoàn chuyên trách
  • 5. Nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công đoàn
  • 5.1. Cán bộ công đoàn có các nhiệm vụ:
  • 5.2. Cán bộ công đoàn có những quyền hạn sau:
  • 6. Nhiệm vụ của Công Đoàn Việt Nam

1. Công đoàn cơ sở là gì?

Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.

Công đoàn cơ sở có tư cách pháp nhân. Pháp luật lao động Việt Nam thừa nhận công đoàn cơ SỞ [hoặc công đoàn lâm thời] là đại diện chính thức của tập thể người lao động, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể lao động trong đơn vị. Công đoàn cơ sở có quyền thương lượng kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, tham gia với người sử dụng lao động để đảm bảo việc làm, tiền lương cho người lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công...

Sau khi được thông báo chính thức về việc thành lập công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động phải thừa nhận, phải cộng tác và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện chức năng của mình. Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử và can thiệp vào các hoạt động nội bộ của tổ chức công đoàn cơ sở.

2. Vai trò của công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền lợi người lao động

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặt một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam [Điều 4 Luật Công đoàn].

Theo quy định tại Điều 10 Luật Công đoàn và Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động thì công đoàn cơ sở có 10 nhóm quyền, trách nhiệm là:

1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặt người lao động bị xâm hại.

8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.

9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp.

10. Tổ chức và lãnh đạo đình công.

3. Khái niệm cán bộ công đoàn

Theo quy định tại Điều 5 –Điều lệ Công đoàn Việt Nam[Khóa XI], thì cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn gồm: Cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách. Cụ thể:

- Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn, được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền của công đoàn bổ nhiệm, chỉ định.

- Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định.

Và theoHướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 238/HD-TLĐngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN, cán bộ công đoàn theo quy định tại Điều 5 –Điều lệ Công đoàn Việt Namnói trên, bao gồm:

- Tổ trưởng, tổ phó công đoàn;

- Ủy viên BCH công đoàn các cấp;

- Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp;

- Ủy viên các ban quần chúng công đoàn các cấp;
[thông qua kết quả bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định]

- Và những cán bộ, công chức làm công tác nghiệp vụ công đoàn trong bộ máy tổ chức của công đoàn các cấp.[Cũng tại Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện hành, thì cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách do tổ chức công đoàn ra quyết định công nhận, theo phân cấp đối với từng cấp công đoàn].

4. Quy định về chế độ cho cán bộ công đoàn chuyên trách

Ngày 25 tháng 04 năm 2011, Tổng Liên đoàn [LĐVN] đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TLĐ, quy định tạm thời về tiền lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước.

Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; Công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Điều kiện áp dụng: Công đoàn cơ sở có nguồn kinh phí chi trả tiền lương, tiền công, phụ cấp, trích nộp BHXH,BHYT, .. và các quyền lợi khác của cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn. Khuyến khích các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở.

Cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước hưởng tiền lương hàng tháng bằng hệ số nhân với tiền lương, tiền công bình quân làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn của lao động trong doanh nghiệp, đơn vị.

- Chủ tịch công đoàn cơ sở hệ số: 3,0

- Phó chủ tịch công đoàn cơ sở hệ số: 2,5

- Cán bộ công đoàn chuyên trách khác hệ số: 2,0

Từ nhiệm kỳ Đại hội công đoàn cơ sở lần thứ thứ 2, cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương đang hưởng/ 1 nhiệm kỳ đối với công đoàn cơ sở nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần. Mức phụ cấp 10% mức lương đang hưởng/1 nhiệm kỳ đối với công đoàn cơ sở nhiệm kỳ đại hội 5 năm 1 lần.

Ngoài phụ cấp thâm niên theo quy định trên cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước còn được hưởng chế độ phụ cấp lương như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút,.. theo quy định đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị, doanh nghiệp [nếu có].

Ngoài chế độ tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước được hưởng các chế độ phúc lơị do doanh nghiệp, đơn vị chi trả như người lao động tại doanh nghiệp theo quy chế và thoả ước lao động tập thể của đơn vị, doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị không chi trả các chế độ phúc lợi theo Quy chế và thoả ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn chuyên trách thì công đoàn cơ sở chi trả khoản này từ nguồn ngân sách của công đoàn cơ sở.

5. Nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công đoàn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là theo quy định tại Điều 6 – Điều lệ Công đoàn Việt Nam [Khóa XI]: Ngoài những nhiệm vụ và quyền của người đoàn viên, cán bộ công đoàn còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

5.1. Cán bộ công đoàn có các nhiệm vụ:

-Liên hệ chặt chẽ với đoàn viên và người lao động; tôn trọng ý kiến của đoàn viên và người lao động.

-Báo cáo, phản ánh và thực hiện thông tin hai chiều giữa các cấp công đoàn, giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động.

-Tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức công đoàn với đại diện của người sử dụng lao động.

-Phát triển đoàn viên và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

-Đấu tranh chống những biểu hiện vị phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.

-Và thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.

5.2. Cán bộ công đoàn có những quyền hạn sau:

-Là đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

-Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn trong quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động, công đoàn.

-Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

-Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của Luật Công đoàn.

-Được công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do tổ chức công đoàn phân công.

-Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

-Đặc biệt, cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách khi cơ quan tuyển dụng có nhu cầu.

6. Nhiệm vụ của Công Đoàn Việt Nam

Thứ nhất: Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động

Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động với: trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi củacông nhân,viên chứcvàngười lao động, tình trạngtham ô, lãng phí, móc ngoặc,hối lộ,tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xóa bỏ hết được. Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi íchcông nhân,viên chứcvàngười lao độngchống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trongchủ nghĩa tư bản. Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích củangười lao độngkhông bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải làđấu tranh giai cấp.

Ngược lại, Công đoàn vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bịtha hóa, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ chính quyền Nhà nước. Thực tế hiện nay củaViệt Nam, trong điều kiệnhàng hóa nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của chủ xí nghiệp [không phải xí nghiệp quốc doanh], đã xuất hiện quan hệ chủ – thợ, tình trạng vi phạm đến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi íchcông nhân,viên chứcvàngười lao độngcủa Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùngchính quyềntìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vựctiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ luật lao động. Quản lư và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xă hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ,thể dục,thể thao,du lịch, tham quan nghỉ mát. Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:

- Lợi íchngười lao độnggắn liền với lợi ích củaNhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích chongười lao động. Lợi ích của người lao động không chỉ thuần túy ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị [đại diện là Nhà nước], lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước.

- Nhà nướclà người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích củacông nhân,viên chứcvàngười lao động. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít,biện chứnggiữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sởnhận thứcvề lợi ích củacông nhân,viên chứcvàngười lao độngtrong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.

Thứ hai: Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế

- Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trongcông nhân,viên chứcvàngười lao độnglà biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham giaquản lý.

- Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động.

- Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đếnngười lao độngnhư:tiền lương, tiền thưởng,nhà ở,…

- Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông nhân,viên chứcvàngười lao động.

- Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội:Bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, chính sách dân sốkế hoạch hóa gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa,cứu trợ xã hội.

- Vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức [đơn vị hành chính sự nghiệp] ở đơn vị.

- Công đoàn tham gia vào việc hoạch định chiến lượcsản xuất,kinh doanhvàđầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định.

- Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ củangười lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.

Thứ ba: Giáo dục, động viên công nhân, viên chức và người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Công đoàntuyên truyền,giáo dụcchocông nhân,viên chứcvàngười lao độngvững tin vào đường lối xây dựngchủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế – xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương [nhất là đối với công nhân lao động trẻ].

- Tuyên truyền chính sách,pháp luậtcủaNhà nước. Giáo dục nâng caođạo đứcnghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phongcông nghiệp, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, sống và làm việc theopháp luật, góp phần xây dựnggiai cấp công nhânvững mạnh. Với tinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.

Video liên quan

Chủ Đề