Cheng yu tung là ai

Từ xây dựng trung tâm mua sắm lớn nhất ở Hồng Kông đến khu liên hợp thể thao khổng lồ trị giá 3,9 tỷ USD, Adrian Cheng hiện là một trong những nhà đầu tư bất động sản hoạt động sôi nổi nhất ở thành phố này. Chiến lược mở rộng đắt đỏ của anh được coi là một "bài kiểm tra" dành cho đế chế bất động sản thuộc hàng lâu đời nhất Hồng Kông.

Năm nay 40 tuổi, Cheng trở thành CEO của New World Development từ tháng 5, sau khi thừa kế cơ nghiệp gia đình từ người cha Henry từ cách đây vài năm. Tuy nhiên kể từ khi lên nắm quyền, Cheng đã triển khai một loạt dự án đầy tham vọng với tổng giá trị lên đến 5 tỷ USD. Nhận định các nhà đầu tư từ đại lục sẽ tiếp tục đổ tới Hồng Kông, giờ đây New World trở thành công ty đứng sau các dự án lớn nhất của thành phố trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và bất ổn chính trị khiến nền kinh tế lao đao.

Có rất ít gia tộc gắn liền với kinh tế Hồng Kông như nhà Cheng. New World đã xây dựng và vận hành trung tâm hội nghị nơi Hoàng tử Charles trao trả thành phố cho Trung Quốc năm 1997. Gia tộc này cũng kiểm soát tập đoàn kinh doanh trang sức nổi tiếng Chow Tai Fook với các cửa hàng trên khắp thành phố.

Không giống như tỷ phú giàu nhất Hồng Kông Li Ka-shing, người đã giảm dần các khoản đầu tư ở thành phố trong thập kỷ vừa qua, New World vẫn có khoảng 2/3 trong số 76,8 tỷ HKD [tương đương 9,9 tỷ USD] doanh thu hàng năm đến từ Hồng Kông. Và những dự án khổng lồ đang được triển khai sẽ khiến con số tăng lên trong tương lai.

Tốt nghiệp Harvard và từng làm việc cho Goldman Sachs, Cheng cũng đang cố gắng mở rộng ra bên ngoài Hồng Kông. Địa điểm mà anh nhắm tới là Quảng Đông, nơi chính phủ Trung Quốc đang quảng cáo tầm nhìn về "vùng Vịnh rộng lớn" tích hợp Quảng Đông với Thâm Quyến, Quảng Châu và các đô thị khác trong vùng Đồng bằng Châu Giang.

Tuy nhiên, những dự án đầy tham vọng cũng khiến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của New World lên tới 42% - cao nhất trong số các tập đoàn bất động sản ở Hồng Kông. Những cú đặt cược của New World cần phải đem lại thành quả, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh siết chặt quy định về những lựa chọn đầu tư của các tỷ phú Hồng Kông.

Để tài trợ cho chiến lược ở Trung Quốc, Cheng đang tăng cường vay mượn và bán tài sản. Những thách thức mà anh phải đối mặt cũng là thách thức chung dành cho thế hệ các ông trùm tiếp theo ở Hồng Kông – từ con trai của Li Ka-shing và người thừa kế Victor Li cho đến anh em nhà Lee, những người đang điều hành đế chế bất động sản Henderson Land Developement. Căng thẳng địa chính trị đang khiến môi trường kinh doanh ở Hồng Kông thay đổi rất nhiều so với khi những người cha xây dựng cơ nghiệp.

Vì chủ yếu đặt cược vào Hồng Kông, những dự án đắt đỏ nhất của New World lại chín muồi vào đúng lúc những bất ổn về địa chính trị đặt ra 1 dấu hỏi rất lớn cho tương lai thành phố. Năm 2018, khi đó đang là Phó Chủ tịch điều hành, Cheng đã trúng thầu xây dựng và vận hành khu liên hợp thể thao rộng 28 hecta ở gần khu sân bay cũ. Dự án bao gồm 1 sân vận động 50.000 ghế và 1 nhà thi đấu 10.000 ghế, dự tính hoàn thành vào năm 2023. Mặc dù chính quyền địa phương có tài trợ khoảng 30 tỷ HKD, New World sẽ phải chi toàn bộ chi phí vận hành trong tương lai và chia cho chính quyền 3% doanh thu của khu phức hợp.

Cheng cũng là người giúp New World thắng thầu dự án khu phức hợp mua sắm và giải trí trị giá 20 tỷ HKD vào tháng 5/2018. Dự án Skycity rộng 3,77 triệu foot vuông, dự kiến mở cửa theo nhiều giai đoạn từ năm 2023 đến 2027, sẽ bao gồm trung tâm mua sắm lớn nhất ở Hồng Kông. Tuy nhiên doanh số bán lẻ của Hồng Kông đang tiếp tục lao dốc không phanh và khách du lịch thì gần như không có do dịch bệnh.

Là người bảo trợ cho nhiều bảo tàng nghệ thuật ở New York, London và Paris, Cheng cũng đứng sau dự án cải tạo khu tòa nhà cổ trong khu vực Kowloon thành Victoria Dockside, dự án khu văn phòng và nhà ở thương mại trị giá 2,6 tỷ USD và có cả 1 trung tâm văn hóa nghệ thuật.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6 vừa qua, doanh thu ròng đã điều chỉnh của New World được dự báo sụt giảm 12% so với 2019, xuống còn 7,9 tỷ HKD, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.

Hồng Kông thời Adrian Cheng quá khác so với thành phố đang bùng nổ mà ông nội của anh, Cheng Yu-tung đã chọn làm nơi khởi nghiệp. Ông Cheng từng học việc tại 1 cửa hàng vàng ở Macau của Chow Chi Yeun - nhà sáng lập chuỗi trang sức Chow Tai Fook. Sau đó ông kết hôn với con gái của ông Chow và cuối cùng đã sử dụng lợi nhuận thu được từ bán vàng để bước chân vào thị trường bất động sản, thành lập New World năm 1970. Hiện nay, người con trai Henry Cheng vẫn là Chủ tịch của tập đoàn và là tỷ phú giàu thứ hai Hồng Kông với tài sản 20 tỷ USD.

Nhiều năm nay nhà Cheng vẫn nỗ lực vươn ra thị trường bên ngoài Hồng Kông nhưng đạt được những thành quả trái chiều. Sự hợp tác với Tổng thống Trump để xây dựng khu Riverside South tại bờ Tây Manhattan đã thất bại. Nhà Cheng cũng mua 1 công ty cho thuê máy bay ở Ireland, 1 công ty công ích ở Australia và 1 resort ở Bahamas.

Bối cảnh hiện nay khiến nỗ lực mở rộng hoạt động ở đại lục của Adrian Cheng ngày càng khó khăn. Luật an ninh mới mà Bắc Kinh áp dụng đầu năm nay khiến căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây dâng cao. Các nước như Mỹ, Anh và Australia cũng kiểm soát chặt hơn các thương vụ có sự tham gia của những công ty có liên quan đến Trung Quốc. Henry Cheng là một trong vài tỷ phú Hồng Kông ủng hộ luật an minh mới.

Năm 2020, New World đã bán 1,45 tỷ USD trái phiếu, trong khi trong cùng kỳ tổng cộng các tập đoàn bất động sản lớn khác ở Hồng Kông chỉ huy động 2,2 tỷ USD. Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu New World đã giảm 13% trong khi chỉ số Hang Seng Properties Index mất 22%.

Tham khảo Bloomberg

Vì sao Hồng Kông có thể là “quân bài cuối cùng” châm ngòi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

Nếu là người có am hiểu với trang sức, vàng bạc đá quý thì chắc chắn không ai không biết đến Chow Tai Fook – một tập đoàn trang sức nổi tiếng của Trung Quốc. Và người tạo ra đế chế này chính là Cheng Yu-tung, người tuy có xuất thân nghèo khó nhưng biết nắm bắt thời cơ và vươn lên một cách mạnh mẽ.

Chow Tai Fook, thương hiệu trang sức nổi tiếng của người Trung Quốc được thành lập vào năm 1929 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Sau hơn 80 năm, qua nhiều biến cố và thăng trầm trên thương trường thì ngày nay, Chow Tai Fook đã trở thành tập đoàn kinh doanh trang sức lớn nhất Trung Quốc nói riêng và Thế giới nói chung với hơn 2000 cửa hàng trải dài khắp Hong Kong, Macau, Đài Loan, Trung Quốc đại lục.

Lĩnh vực kinh doanh của Chow Tai Fook là trang sức và vàng chính là dòng sản phẩm chủ lực của thương hiệu này.

Lĩnh vực kinh doanh của Chow Tai Fook là trang sức và vàng chính là dòng sản phẩm chủ lực của thương hiệu này. Bên cạnh đó, nhẫn, tượng hay vòng cũng được làm từ kim loại quý đã trở thành món quà tinh thần mà nhiều người dân Trung Quốc ưa chuộng. Đối với người Trung Quốc xa xưa, họ đã có thói quen dùng đồ trang sức. Những thứ như vàng, đá quý được tượng trưng cho sự sung túc, giàu sang và vị thế xã hội.

Chính những nhận định này đã góp phần giúp Chow Tai Fook ngày càng lớn mạnh hơn, và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Và đương nhiên, người đứng sau Chow Tai Fook – Cheng Yu-tung [Trịnh Dụ Đồng] cũng không phải là một người tầm thường. Ông chính là người biết nắm bắt thời cơ và đưa Chow Tai Fook từ một cửa hàng nhỏ và trở thành tập đoàn lớn mạnh nhất khu vực.

Cheng Yu-tung [Trịnh Dụ Đồng], sinh năm 1925 ở Quảng Đông, Trung Quốc. Không như những đứa trẻ khác, ông lớn lên trong sự khó khăn vất vả, đến mức gia đình không thể nuôi nấng và phải gửi ông đến nhà bạn của bố, người này là chủ nhân của cửa hàng Chow Tai Fook đầu tiên – Chow Chi-yeun.

Cheng Yu-tung ngày ấy được biết đến là một cậu bé hiền lành, chịu khó, biết nghe lời và vô cùng khiêm tốn. Thời điểm đó, cậu bé Yu-tung được chú Chow giao cho những việc như lau dọn cửa hàng, nhà vệ sinh… Đến một thời gian sau, Yu-tung chính thức trở thành thợ kim hoàn học việc tại cửa hàng.

Vào những năm 1940, Cheng Yu-tung là một thiếu niên ham học hỏi, lại có tố chất về kim hoàn nên học việc một cách dễ dàng. Thời điểm đó, việc kinh doanh ở Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, thế nhưng một thiếu niên như Yu-tung đã biết nhìn xa trông rộng, hay thường xuyên quan sát việc làm của những người thợ giỏi hơn.

Từ đó Yu-tung đã học theo và ngày đêm chăm chỉ, nỗ lực. Nhờ vậy mà sau đó, chú Chow đã giao cho Yu-tung những việc lớn lao hơn, không còn là người thợ bình thường mà bắt đầu đi vào việc kinh doanh và phát triển cửa hàng.

Năm 1943, Cheng Yu-tung kết hôn với Chow Tsui-ying, là con gái của ông Chow và chính thức thừa kế việc kinh doanh cửa hàng kim hoàn. Sau đó, hai vợ chồng chuyển đến Hong Kong và bắt đầu lập nghiệp.

Điều vĩ đại nhất mà Cheng Yu-tung đã làm cho Chow Tai Fook là biến một cửa hàng kinh doanh trang sức với quy mô nhỏ trở thành một tập đoàn hùng mạnh nhất trên thương trường thế giới. Nếu người đó không phải là Cheng Yu-tung, chắc có lẽ điều đó sẽ không xảy ra.

Vào những năm 1980, sức ảnh hưởng của Cheng Yu-tung và Chow Tai Fook đối với giới kinh doanh không phải là nhỏ. Cheng Yu-tung được mọi người ca ngợi là người có tầm nhìn tuyệt vời. Trong kinh doanh, ông không đầu tư một cách mù quáng mà luôn kiên trì từng ngày từng tháng để tìm cơ hội tốt. Tầm nhìn và sự can đảm này của Cheng Yu-tung lần đầu tiên được thể hiện rõ trong việc đưa Chow Tai Fook từ cửa hàng nhỏ trở thành chuỗi cửa hàng trang sức lớn nhất thế giới.

Tháng 2/2012, Cheng Yu-tung tuyên bố nghỉ hưu. Việc kinh doanh được giao lại cho con trai là Henry Cheng cùng cháu trai là Adrian Cheng Chi-kong và cháu gái Sonia Cheng đảm nhận. Đến tháng 9/2012, tin Cheng Yu-tung qua đời do bị đột quỵ ở tuổi 91 đã gây sốc cho giới kinh doanh và những người xung quanh.

Đối với tập đoàn Chow Tai Fook, sự ra đi của ông Cheng là một tổn thất to lớn, nhiều cộng sự làm việc đã không khỏi đau buồn khi thừa nhận rằng: “Không có sự hướng dẫn và hỗ trợ của ông ấy là một điều thiệt thòi với chúng tôi”.

Tại tang lễ của ông Cheng Yu-tung, một cố vấn chính trị hàng đầu của quốc gia đã ca ngợi ông Cheng là nhà từ thiện vĩ đại, người đã đóng góp nhiều cho ngành giáo dục ở đặc khu này và thành lập trường Đại học Kinh doanh. Ngoài ra, ông Cheng còn là người đã đóng góp cho việc hiện đại hóa Trung Quốc và mở ra một thời đại kinh doanh trang sức thịnh vượng trong nhiều thập kỷ.

Bên cạnh danh hiệu “Đế vương Kim Hoàn”, ông Cheng Yu-tung còn có mối thâm tình với tỷ phú Li Ka-shing [Lý Gia Thành]. Trong giới thương trường khốc liệt ở Hong Kong, có thể nói tình bạn của hai tỷ phú là điều hiếm có khó tìm, hai người không chỉ hợp tác trong kinh doanh mà còn dành thời gian chơi goft cùng nhau khi rảnh rỗi.

Nhiều người kể rằng, trong khoảng năm 2012, Cheng Yu-tung bệnh nặng và nhiều lần ông phải nhập viện cấp cứu. Li Kai-shing bên ngoài là một tỷ phú quyền lực nhưng bên cạnh Cheng Yu-tung là một người anh em trọng nghĩa tình, ông dành thời gian đích thân đến bệnh viện để thăm bạn của mình. Trong đám tang của Cheng Yu-tung, Li Kai-shing cũng một trong những người khiêng linh cữu cho ông khiến nhiều người cảm động.

[Nguồn: SCMP]

Video liên quan

Chủ Đề