Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024

Là phiên bản “nâng cấp” của chỉ số sức mạnh tương đối RSI, chỉ báo MFI có các chức năng tương tự như RSI nhưng lại được bổ sung thêm yếu tố về khối lượng.

Vậy chỉ báo MFI là gì? Sử dụng chỉ báo MFI trong giao dịch như thế nào? Bài viết dưới đây Traderviet sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

1. Chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI (Money Flow Index hay chỉ báo dòng tiền) là một chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của dòng tiền của một cặp tiền tệ, hàng hoá, cổ phiếu.

Chỉ báo MFI giao động từ phạm vi 0 đến 100 và cung cấp cho trader 3 tín hiệu để giao dịch là quá mua /quá bán, tìm phân kỳ/ hội tụ, xác định xu hướng giá. Tuy nhiên, theo các trader chuyên nghiệp thì khả năng xác định xu hướng của chỉ báo này thường không mạnh nên không được ưa chuộng.

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024
Chỉ báo MFI là gì?

Gene Quong và Avrum Soudark là cha đẻ của chỉ báo MFI. Bằng việc dựa vào các tính chất của chỉ số RSI, được bổ sung thêm yếu tố khối lượng nên MFI còn được gọi là chỉ báo RSI có trọng số khối lượng hay chỉ số RSI có trọng khối.

Tác giả của chỉ báo này cho rằng, khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy thì khối lượng giao dịch tại thời điểm đó sẽ gia tăng. Cho nên, nếu nhà đầu tư chỉ nhìn vào sự thay đổi của giá thì không thể phản ánh chính xác toàn cảnh thị trường.

Vì thế, MFI đã góp phần hoàn thiện chỉ báo RSI, cung cấp cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về thị trường. Dựa vào MFI, nhà đầu tư có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường từ khối lượng hay dấu chân “cá mập”.

2. Công thức tính chỉ báo MFI

Chỉ báo MFI cũng là công cụ được tích hợp sẵn trên các phần mềm giao dịch hiện nay và các nhà đầu tư không cần phải tính toán để có được chỉ báo này. Tuy nhiên, việc biết được công thức của chỉ báo MFI sẽ giúp bạn nắm rõ được bản chất của chỉ báo này.

Dưới đây là các bước tính toán chỉ số MFI

Bước 1: Ta đi tính toán typical price (giá điển hình)

Giá điển hình (TP) = (giá cao + giá thấp + giá đóng cửa) / 3

Bước 2: Ta đi tính Money flow (dòng tiền)

Dòng tiền (MF) = giá điển hình (TP) × Khối lượng (volume)

Dòng tiền có 2 loại là dòng tiền âm (MF-) và dòng tiền dương (MF+):

  • MF+: Nếu TP hiện tại > TP trước đó.
  • MF-: Nếu TP hiện tại < TP trước đó

Bước 3: Ta đi tìm tỷ lệ tiền (money flow ratio)

Chỉ số tiền (MR) = dòng tiền dương (MF+) / dòng tiền âm (MF-)

Bước 4: Tính chỉ số MFI

MFI (chỉ số dòng tiền) = 100 – [100 / (1 + MR)]

Ngoài ra, còn có thể tính một cách khác như sau:

MFI = 100 × [dòng tiền dương / (dòng tiền dương + dòng tiền âm)]

Với công thức này, chỉ số MFI sẽ được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

3. Đặc điểm và ý nghĩa của chỉ báo MFI

Sau khi biết được công thức tính MFI, mời các nhà đầu tư cùng tìm hiểu về đặc điểm và ý nghĩa của chỉ báo hữu dụng này.

3.1. Các đặc điểm của chỉ báo MFI

  • Chỉ báo MFI biến động trong giới hạn giữa 2 đường 0 và 100.
  • Khi MFI tiến gần về phía 0 cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế so với phe mua và áp lực bán cao hơn.
  • Khi MFI tiến gần về phía đường 100 cho thấy số ngày tăng giá nhiều hơn ngày giảm giá và phe mua đang chiếm ưu thế.

3.2. Ý nghĩa của chỉ báo MFI

1. Xác định vùng quá mua, quá bán

MFI luôn dao động trong khoảng từ 0 – 100. Tuy nhiên, trong thực tế trường hợp MFI = 0 hoặc =100 vô cùng hiếm, nên trader thường lựa chọn mức 20 và 80 để xác định các điểm quá bán, quá mua.

  • MFI > 80 => Thị trường đang trong giai đoạn quá mua. Nếu quá mua xuất hiện trong một xu hướng tăng, báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh giảm hoặc đảo chiều sang giảm.
  • MFI < 20 => Thị trường đang trong giai đoạn quá bán. Nếu qua bán xảy ra trong một xu hướng giảm, báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh tăng hoặc đảo chiều sang tăng.

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024
Xác định vùng quá mua, quá bán

Để tín hiệu giao dịch được chính xác hơn, khi thị trường rơi vào quá bán, quá mua, trader nên kết hợp với các công cụ phân tích khác để dự đoán xu hướng giá tiếp theo và tìm kiếm cơ hội giao dịch.

2. Cung cấp tín hiệu đảo chiều

Không chỉ xác định vùng quá bán, quá mua hiệu quả, chỉ báo MFI còn cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng dựa vào phân kỳ giữa MFI và giá. Dựa vào tín hiệu này, trader có thể tìm kiếm các lệnh Buy/Sell đảo chiều để đón đầu xu hướng mới. Cụ thể:

  • Trong xu hướng tăng, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm giữa MFI và giá: Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MFI lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là tín hiệu cho thấy phe mua đã suy yếu và thị trường chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm.

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024

  • Ngược lại, trong một xu hướng giảm, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa MFI và giá: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng MFI lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Tín hiệu này cho thấy lực bán đã yếu, thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.

Giao dịch đảo chiều thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, các trader nên thận trọng và kết hợp với các công cụ chỉ báo khác để đưa ra tín hiệu giao dịch tốt nhất.

4. Cách cài đặt MFI trên MT4

Như đã nói ở trên, chỉ báo MFI đã được tích hợp sẵn trên phần mềm MT4. Các bạn có thể sử dụng CCI Indicator trên phần mềm MT4 qua một vài thao tác đơn giản sau đây:

Bước 1:

Mở phần mềm MT4 và đăng nhập tài khoản giao dịch.

Bước 2:

Trên thanh công cụ nằm ngang chọn Insert >> Indicator >> Volumes >> Money Flow Index.

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024

Bước 3:

Cài đặt thông số và nhấn OK

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024
Cài đặt thông số MFI

5. Sức mạnh của chỉ báo MFI trong giao dịch

Vì chỉ số MFI được cải tiến từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI nên cách sử dụng chỉ báo MFI sẽ linh hoạt hơn. Dưới đây là các cách sử dụng đường MFI trong giao dịch:

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024
Sức mạnh chỉ báo MFI trong giao dịch

5.1. Xác định xu hướng của thị trường

Để dùng phương pháp này, các trader có thể cài thêm các đường 45, 50 hoặc 55. Theo đó, bạn sẽ xác định xu hướng như sau:

  • Mức giá sẽ trong xu hướng tăng khi chỉ số MFI nằm trên đường 50
  • Mức giá sẽ trong xu hướng giảm khi chỉ số MFI nằm dưới đường 50
  • Ngoài ra khi áp dụng với các đường 45 hay 55 đều sẽ đem lại hiệu quả như đường 50.

Tuy nhiên, thì xác định xu hướng giá bằng chỉ báo MFI thường khá yếu và có nhiều tín hiệu nhiễu. Nên để nâng cao hiệu quả trader nên kết hợp thêm cùng các chỉ báo khác.

5.2. Giao dịch với tín hiệu quá mua, quá bán

Tín hiệu giao dịch đảo chiều từ quá mua, quá bán của MFI thường không đủ mạnh và có nhiều tín hiệu nhiễu. Bạn nên thực hiện giao dịch theo xu hướng, Buy trong xu hướng tăng và Sell trong xu hướng giảm.

1. Sell khi MFI quá mua

Các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm lệnh bán xuống khi xu hướng chính trên thị trường là Downtrend. Lệnh giao dịch sẽ được thực hiện khi giá nằm trong giai đoạn tăng điều chỉnh và chuẩn bị quay lại xu hướng chính.

Tín hiệu giao dịch:

Khi MFI nằm trên đường 80, cho thấy thị trường đang bước vào vùng quá mua, dự báo giá sắp giảm theo xu hướng chính. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý, nếu chỉ sử dụng duy nhất tín hiệu này để giao dịch thì cần đánh giá độ mạnh của xu hướng hiện tại.

Ngoài ra, tín hiệu quá mua thường bị nhiễu ở các khung thời gian thấp hơn, nên khi phân tích trader hãy lựa chọn khung thời lớn để có được tín hiệu chính xác hơn.

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024
Sell khi MFI quá mua

2. Buy khi MFI quá bán

Nhà đầu tư cần tìm kiếm lệnh Buy khi xu hướng chính trên thị trường là Uptrend. Lệnh giao dịch sẽ được thực hiện khi giá đang trong giai đoạn giảm điều chỉnh và chuẩn bị tăng trở lại theo xu hướng chính.

Khi MFI nằm dưới đường 20, cho thấy thị trường đang trong giai đoạn quá bán, dự báo một giai đoạn điều chỉnh sắp kết thúc và giá sẽ tăng trở lại. Lúc này các nhà giao dịch có thể vào lệnh Buy thuận xu hướng.

5.3. Giao dịch đảo chiều với tín hiệu phân kỳ của MFI

Bên cạnh sử dụng các vùng quá bán, quá mua của MFI để giao dịch thuận theo xu hướng, bạn cũng có thể dựa vào tín hiệu phân kỳ của MFI và đường giá để tìm kiếm các lệnh giao dịch đảo chiều.

1. Lệnh Buy đảo chiều

Trong một xu hướng giảm, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa chỉ số MFI và giá, cho thấy xu hướng giảm đã suy yếu và chuẩn bị đảo chiều sang tăng.

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024
Lệnh Buy đảo chiều

2. Lệnh Sell đảo chiều

Trong một xu hướng tăng, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa chỉ số MFI và giá, cho thấy phe mua đã suy yếu và giá sẽ đảo chiều sang giảm.

6. Một số hạn chế của chỉ báo MFI

Dưới đây là một số hạn chế của chỉ báo MFI:

Chỉ báo mfi nên dùng với chỉ báo nào năm 2024
Một số hạn chế của chỉ báo MFI

  • Chỉ số MFI có thể cung cấp những tín hiệu giao dịch không đúng, ví dụ như tín hiệu thể hiện một cơ hội đầu tư tiềm năng nhưng đột nhiên giá lại không di chuyển như dự đoán, khiến nhà đầu tư thua lỗ.
  • Chỉ báo MFI không phản ánh ngay lập tức sự thay đổi của giá trị của tiền tệ. Thay vào đó, nó cần một khoảng thời gian nhất định để tính toán và cho ra tín hiệu.
  • Chỉ báo MFI chỉ cung cấp thông tin về độ mạnh của xu hướng hiện tại, không phản ánh chi tiết về xu hướng của thị trường.
  • Chỉ báo MFI chỉ là một trong số các công cụ kỹ thuật được sử dụng trong giao dịch Forex và không thể đưa ra quyết định mua/bán một cách độc lập. Nó cần phải được kết hợp với các chỉ báo khác và được sử dụng cùng với phân tích kỹ thuật và cơ bản để đưa ra các quyết định mua/bán chính xác.
  • Chỉ báo MFI chỉ sử dụng giá đóng cửa để tính toán, điều này có thể bỏ qua các biến động giá trong ngày và làm cho chỉ báo MFI trở nên không chính xác trong một số trường hợp.
  • Không phải tất cả tín hiệu phân kỳ đều dẫn đến một xu hướng đảo chiều của giá.
  • Chỉ báo dòng tiền MFI có thể đưa ra cảnh báo cho nhà đầu tư về một sự kiện quan trọng sắp được diễn ra.

Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là nên sử dụng chỉ số MFI kết hợp với các chỉ báo và công cụ kỹ thuật khác để tránh các tín hiệu nhiễu và cho tín hiệu giao dịch tốt nhất.

7. Kết luận

Như vậy bài viết trên Traderviet đã giới thiệu đến các trader về công cụ chỉ báo dòng tiền MFI. Chỉ báo MFI là “phiên bản cải tiến” của chỉ số sức mạnh tương đối RSI. Chỉ báo này cho các trader tín hiệu về xu hướng không quá mạnh mẽ nhưng lại cho các tín hiệu giao dịch hiệu quả.

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu hơn về chỉ báo MFI là gì? Công cụ chỉ báo dòng tiền cho tín hiệu gì trong giao dịch? Hy vọng rằng các trader có thể sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất!

Chúc các trader giao dịch thành công!

Câu hỏi thường gặp?

1. Chỉ báo MFI là gì trong Forex?

MFI (Money Flow Index) là một chỉ báo kỹ thuật trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối (Forex). Nó được sử dụng để đo lường sự thay đổi của dòng tiền vào và ra khỏi một cặp tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định. Được phát triển bởi Gene Quong và Avrum Soudack, chỉ báo MFI tính toán bằng cách sử dụng giá đóng cửa của một nến, khối lượng giao dịch và giá trị tiền tệ.

2. Chỉ báo MFI có công dụng gì trong giao dịch Forex?

Chỉ báo MFI được sử dụng để xác định xu hướng của thị trường Forex và cung cấp tín hiệu mua vào/bán ra. Khi giá trị của chỉ báo MFI cao hơn 80, thị trường được coi là quá mua và có thể đảo chiều xu hướng giảm. Ngược lại, khi giá trị của chỉ báo MFI thấp hơn 20, thị trường được coi là quá bán và có thể đảo chiều xu hướng tăng. Trong giao dịch Forex, chỉ báo MFI thường được sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác định xu hướng và điểm vào/ra thị trường.

3. Chỉ báo MFI có nhược điểm gì?

Nhược điểm của chỉ báo MFI là nó có thể cho ra các tín hiệu sai lệch trong thị trường mà không đảm bảo chắc chắn. Nó cũng không thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng của thị trường và chỉ có thể cho thấy độ mạnh của xu hướng hiện tại.