Chi nhánh ngân hàng cấp 1 là gì năm 2024

Ngân hàng thương mại có được mở chi nhánh khi chưa thực hiện phân loại nợ theo kết luận của thanh tra không?

Số lượng chi nhánh được phép thành lập của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về số lượng cho phép thành lâp chi nhánh của ngân hàng thương mại như sau:

"Điều 7. Số lượng chi nhánh được thành lập
1. Số lượng chi nhánh của một ngân hàng thương mại được thành lập phải đảm bảo:
300 tỷ đồng x N1 + 50 tỷ đồng x N2 < C
Trong đó:
- C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đến thời điểm đề nghị (tính bằng tỷ Đồng Việt Nam).
- N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
2. Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội hoặc nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá ba (03) chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá năm (05) chi nhánh trong một (01) năm tài chính.
5. Ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động chi nhánh tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh được phép thành lập tại các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác số chi nhánh tương ứng với số chi nhánh đã chấm dứt hoạt động, ngoài số lượng chi nhánh tối đa được phép thành lập trong một (01) năm quy định tại khoản 4 Điều này."

Ngân hàng thương mại có được mở chi nhánh khi chưa thực hiện phân loại nợ theo kết luận của thanh tra không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 21/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-NHNN) quy định về điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại như sau:

"Điều 6. Điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại
Để được thành lập chi nhánh ở trong nước, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị):
a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;
b) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị;
c) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị;
d) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-NHNN);
đ) Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc;
e) Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành;
...
2. Đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị):
a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;
b) Hoạt động kinh doanh có lãi đến thời điểm đề nghị;
c) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục từ ngày bắt đầu khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
d) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ;
e) Các quy định tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều này."

Như vậy một trong các điều kiện để được mở chi nhánh của ngân hàng thương mại đó là phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, do đó, ngân hàng thương mại không được mở chi nhánh cho đến khi thực hiện phân loại nợ theo kết luận của thanh tra.

Chi nhánh của ngân hàng là gì?

Chi nhánh ngân hàng là phân cấp dưới quyền hội sở ngân hàng, thường được đặt tại các tỉnh và thành phố lớn trên cả nước. Một ngân hàng thường chỉ có 1 hoặc 2 hội sở, trong khi đó số lượng chi nhánh ngân hàng thường không giới hạn.nullHội sở ngân hàng là gì? Phân biệt hội sở với chi nhánh, PGD - Maison Officemaisonoffice.vn › tin-tuc › hoi-so-la-ginull

Hệ thống ngân hàng cấp 1 là gì?

Ngân hàng cấp 1 là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có chức năng quản lý điều hành hệ thống ngân hàng cấp 2 nói chung và hoạt động không vì lợi nhuận. NHNN thay mặt Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động khác được Nhà nước giao phó.10 thg 9, 2023nullẢnh hưởng từ quy mô đến lợi nhuận của ngân hàng và đề xuất mô ...tapchitaichinh.vn › Bảo hiểm - Ngân hàngnull

Chi nhánh và phòng giao dịch khác gì nhau?

Sở giao dịch ngân hàng là cấp dưới của chi nhánh ngân hàng, có quyền hạn ít hơn so với chi nhánh. Sở giao dịch ngân hàng thường được đặt tại các địa phương, chủ yếu tại các quận/huyện. 1 ngân hàng sẽ có rất nhiều sở giao dịch khác nhau có mối quan hệ tương trợ để cùng nhau phát triển.nullHội sở ngân hàng là gì? Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh, phòng ...congchungnguyenhue.com › cau-hoi-thuong-gap › hoi-so-ngan-hang-la-g...null

Hỏi sở của các ngân hàng là gì?

Hội sở ngân hàng được hiểu là trụ sở chính của một ngân hàng, hội sở được xem là trung tâm đầu não của ngân hàng đó. Theo cơ cấu tổ chức thì hội sở được xếp vào hàng cao nhất trong tổ chức. Tại đây có đầy đủ những quyền hành cao nhất của ngân hàng đó.nullHội sở là gì? Ngân hàng thay đổi hội sở có cần phải được NHNN chấp ...thuvienphapluat.vn › thoi-su-phap-luat › tu-van-phap-luat › hoi-so-la-gi-n...null