Chi phí lắp đặt nhà kính trồng rau

Làm hệ thống nhà kính ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây giúp trồng các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ , quả… được chăm sóc một cách đầy đủ và tạo ra được nguồn rau sạch cho thị trường. Chi Phí Làm Nhà Kính 1000m2 Là Bao Nhiêu Tiền hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Vật liệu làm nhà kính gồm những gì?

Nếu như bạn đã đi nhiều nhà kính và quan sát có thể thấy một quy mô nhà kính thông thường có diện tích ít nhất là 1000m2 và chúng đều được thiết kế và xây dựng khá quy mô, bao gồm những bộ phận sau:[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

  • Móng trụ: đây là bộ phận quan trọng nhất cần phải nghiên cứu để làm thật cố định và chắc chắn, nó ảnh hưởng đến khả năng chịu được các trọng lượng gió và mưa đồng thời nó còn giữ cố định cho hệ thống nhà kính nên điều đầu tiên là phải có những khối bê tông cực chắc chắn.
  • Các cột xung quanh: những cây cột này cong thùy thuộc vào thiết kế đưa ra có thể dùng thép hoặc mạ kẽm hình tròn để các thiết kế thêm phần chắc chắn hơn.
  • Mái vòm: Hệ thống mái vòm sẽ được làm cố định và chắc chắn nhằm tăng khả năng che chắn và bảo vệ cũng như đảm bảo được lượng ánh nắng mặt trời chiếu qua cho cây trồng. Mái vòm này phải cung cấp lượng ảnh sáng tốt cho sự phát triển của cây.
  • Hệ thống cửa: cửa ra vào có thể được làm bằng cửa kéo hoặc trượt, tuy nhiên cần kín để côn trùng không thể vào được.
  • Màng che côn trùng: những tấm màng này được dùng để che chắn bên ngoài và có thể sử dụng màng lưới hoặc các tấm fiml để nẹp chúng lại, che chắn không cho côn trùng vào.

Đặc điểm của hệ thống nhà kính

Đất

Đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc trồng cây nông nghiệp hay công nghiệp, không chỉ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đầy đủ và đúng liều lượng mà cần có những phương pháp cải tạo đất.

Đối với quy mô nhà kính sẽ khó khăn tỏng việc dùng máy để làm tơi xốp đất chính vì vậy phải dùng tay hoặc hệ thống máy móc nhỏ để làm tơi xốp đất, bón phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.

Hệ thống nhà kính trồng rau

Côn trùng và dịch bệnh

Trồng cây nông nghiệp trong nhà kính không có nghĩa là cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, vào mùa hè nhiệt độ trong nhà kính sẽ rất cao và ban đem nhiệt độ sẽ xuống thấp nên sử dụng rèm che để có thể bảo vệ không cho côn trùng cũng như hạn chế dịch bệnh tiếp xúc với cây.

Chất lượng cây trồng

Có thể nói khi trồng cây trong nhà kính thì chất lượng sẽ đồng đều hơn, có thể che mưa và hạn chế tình trạng mưa nhiều và chất lượng ra kém, đồng thời nhà kính cũng có những nhược điểm đó chính là làm giảm ánh sáng cung cấp đến cây nên có thể chất lượng cũng sẽ phần nào không được như ý.

Lợi ích của nhà kính

Với việc xây dựng nhà kính và áp dụng kỹ thuật hiện đại vào canh tác giúp người nông dân có thể kiểm soát được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng như nhiệt độ, ánh sáng và sâu bọ. Đồng thời chúng được thiết kế tinh tế và phù hợp nên có thể tiết kiệm được chi phí về vật tư cũng như thi công về nội thất.

Có thể mở rộng thêm được nhiều vụ trồng trọt trong năm, trồng thêm rau trái để mang lại giá trị kinh tế cao hơn do đó tạo một môi trường phù hợp. Tăng năng suất cây trồng sẽ dẫn đến việc người nông dân thu về lợi nhuận sẽ cao hơn.

Kiểm soát được sâu bệnh và côn trùng có thể tối ưu được thuốc bảo vệ thực vật và tiết kiệm được số lượng công lao động một cách đáng kể.

Chi Phí Làm Nhà Kính 1000m2 Là Bao Nhiêu Tiền?

Để có thể lắp đặt được hệ thống nhà kính cần chịu chi phí từ 220.000 đến 1.500.000/m2 tùy vào thiết kế và chất lượng, chưa kể hệ thống giàn tưới và cửa, việc lắp hệ thống nhà kính chi phí nhiều nhưng có thể sử dụng được nhiều năm, số vốn cũng sẽ nhanh chóng được thu hồi lại bởi nguồn rau sạch được cung cấp giúp tăng năng suất và giá cả trên thị trường ổn định.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Như vậy với tổng diện tích là 1.000m2 thì hệ thống nhà kính sẽ có giá từ 500.000- 1 tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô cũng như hệ thống của từng nhà kính.

Nên chọn làm nhà kính hay nhà lưới

Việc chọn nhà kính hay nhà lưới còn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng như số vốn và nhu cầu sử dụng, dưới đây chúng tôi sẽ nêu rõ ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình này để các bạn có thể tham khảo rõ hơn.

Nhà kính

Ưu điểm

  • Người nông dân có thể điều chỉnh được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây cối bằng các biện pháo như quạt, phun sương và có thể kiểm soát được khí hậu một cách tốt nhất.
  • Môi trường kín hỗ trợ rất tốt cho việc canh tác rau sạch
  • Tránh được côn trùng và sâu hại cho cây.
  • Hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của thời tiết.

Nhược điểm

  • Chi phí cao, chất liệu đắt tiền và cần lắp đặt thiết bị hiện đại để sử dụng được lâu và đảm bảo hơn.
  • Có sự chệnh lệch so với nhiệt độ bên ngoài nên cần có sự điều chỉnh chính xác và kịp thời.

Nhà lưới

Ưu điểm

  • Chi phí không quá cao như đối với nhà kính
  • Sự gia tăng nhiệt độ không đáng kể

Nhược điểm

  • Chống côn trùng thấp, hệ thống lưới che phủ không thể ngăn được các loại côn trùng nhỏ
  • Chống mưa và nắng thấp
  • Thời gian sử dụng ngắn

Như vậy, với những so sánh trên chúng ta có thể thấy được việc lựa chọn hệ thống nhà lưới hay nhà kính còn phù thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, nếu như có điều kiện nên làm hệ thống nhà kính để sử dụng lâu dài và bền hơn. Đối với nhà lưới nếu muốn sử dụng lâu dài cần chọn vật liệu tốt.

Với những chia sẻ về Chi Phí Làm Nhà Kính 1000m2 Là Bao Nhiêu Tiền chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bạn về hệ thống nhà kính này. Chúc các bạn thành công với mô hình kinh doanh của mình.

Tham khảo thêm:

  • Chi phí mở một cây xăng cần bao nhiêu vốn? cần những gì? chia sẻ kinh nghiệm từ A-Z
  • [Bảng Giá] Các Loại Xi Măng – Thông Tin Mới Nhất Ngày Hôm Nay
  • Xây bể bơi kinh doanh hết bao nhiêu tiền, điều kiện thủ tục như thế nào?
  • [Bảng Giá] Làm Đường Nhựa 1km Giá Bao Nhiêu Tiền Hiện Nay
  • Mẫu Nhà Phố Có Tầng Hầm Chìm Đẹp Nhất Hiện Nay

Chi phí làm nhà lưới 1000m2 hết bao nhiêu tiền?” là câu hỏi mà nhiều hộ nông dân đang thắc mắc khi mới thực hiện mô hình nhà lưới nông nghiệp. Chi phí xây dựng sẽ được quyết định bởi những yếu tố nào? Thiết kế công trình sao cho hợp lý?… Trong bài viết dưới dây, công ty xây dựng N&N Home sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc cần thiết của bạn về các chủ đề trên. 

Chi phí làm nhà lưới 1000m2 hết bao nhiêu tiền?

Mô hình nhà lưới trồng rau là gì?

Nhà lưới nông nghiệp là mô hình nhà có cấu tạo bởi khung sắt, thép, bê tông,… và được bao phủ bên ngoài bởi lớp lưới chắn, được dùng để trồng trọt. Có hai kiểu nhà lưới phổ biến hiện nay là nhà lưới kín và nhà lưới hở.

Nhà lưới được cấu tạo bởi khung sắt hoặc bê tông, phủ một lưới chắn bên ngoài

Ưu điểm:

  • Nhà lưới bảo vệ cây trồng khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như côn trùng hay thời tiết.
  • Hạn chế tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật, mang đến nguồn thực phẩm an toàn.
  • Kiểm soát được nhiệt độ và lượng nước trong nhà lưới, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Cây trồng được chăm sóc kỹ lưỡng trong nhà lưới sẽ làm tăng năng suất, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Nhà lưới có thể bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và thời tiết

Nhược điểm:

  • Tuy có khả năng bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và thời tiết nhưng hiệu quả sẽ không bằng nhà màng hay nhà kính.
  • Thời gian sử dụng ngắn hơn so với nhà màng và nhà kính.

Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không cao như nhà màng hay nhà kính

Cách làm nhà lưới trồng rau

Thiết kế nhà lưới

Thiết kế phần mái: Mái nhà lưới được thiết kế theo kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên. Tuy nhiên, kiểu thiết kế mái bằng thường được ưu tiên nhiều hơn vì thi công tiện lợi, không tốn nhiều công sức cũng như chi phí. 

Có hai kiểu mái phổ biến hiện nay là mái ngang hoặc mái nghiêng hai bên

Vật liệu làm khung nhà lưới: Để đảm bảo tính chắc chắn, khả năng sử dụng lâu dài thì chúng ta nên sử dụng trụ bê tông hoặc trụ thép. Ngoài ra, ở một số địa phương thường làm khung nhà lưới bằng cây gỗ. Tuy nhiên, loại gỗ này phải đảm bảo được các yếu tố như thẳng đứng, cứng, bền,…

Khung bằng thép hoặc bê tông sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho nhà lưới bới độ bền cao, ổn định

Chiều cao nhà lưới: Yếu tố này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào vị trí bạn thi công nhà lưới. Ở những khu vực thường có gió lớn, gió giật như gần biển nên thiết kế nhà lưới có chiều cao từ 2,5m đến 3m. Ngược lại với những khu vực ít gió nên làm nhà lưới có chiều cao từ 3m đến 4m để tạo độ thông thoáng.

Chiều cao nhà lưới thích hợp ở khu vực ít gió là từ 3-4m, khu vực nhiều gió từ 2,5-3m

Sử dụng loại lưới chắn phù hợp

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại lưới khác nhau, đa dạng từ mẫu mã cho đến chất lượng. Vậy nên sử dụng loại lưới chắn nào để phù hợp với mô hình nhà lưới nông nghiệp?

Lưới 16 mesh hoặc 18 mesh sẽ phù hợp để phủ lên mái

  • Lưới sử dụng trên mái: Đây là nơi ít tiếp xúc với nhiều loại côn trùng, nên bạn có thể sử dụng loại lưới 16 mesh hoặc 18 mesh [khoảng 40 – 45 ô/cm2]. 
  • Lưới bao phủ xung quanh: Đây là khu vực có nhiều loại côn trùng nhỏ sinh sống, bởi vì những loài này bay rất thấp nên cần lưới có mật độ dày hơn. Loại lưới tốt nhất cho khu vực xung quanh là loại lưới 20 mesh hoặc 24 mesh [khoảng 50 – 60 ô/cm2].
  • Yếu tố chất lượng lưới phủ cũng là điều rất quan trọng. Bạn nên ưu tiên sử dụng loại lưới trắng, bởi loại lưới này có độ bền cao hơn. Ngoài ra, vẫn còn một số loại lưới phủ khác như lưới màu ngọc hay màu đen. Tuy nhiên, do có độ bền thấp nên hạn chế sử dụng những loại lưới này.

Phần bên hông nhà lưới sẽ phù hợp với loại lưới 24 mesh vì có mật độ ô nhiều hơn

Cách dựng khung nhà lưới

Giai đoạn cuối cùng của quá trình thi công là dựng khung và phủ lưới. Theo lời khuyên của các đơn vị thi công nhà lưới, khoảng cách giữa các trụ nên từ 3m đến 5m. Khoảng cách càng ngắn, mật độ trụ càng cao thì giàn khung nhà lưới sẽ càng chắc chắn. Ngoài ra, trước khi phủ lưới, bạn bên dùng vải hoặc bao nilon để bọc các đầu trụ lại. Điều này giúp việc kéo lưới thuận lợi hơn và không làm rách lưới.

Khoảng cách giữa các trụ từ 3-5m sẽ giúp nhà lưới trở nên chắc chắn

Để tiết kiệm chi phí xây dựng, bạn nên sử dụng kẽm từ 3 đến 5 ly thay cho ống thép. Kẽm được sử dụng để liên kết các trụ lại với nhau, tạo sự chắc chắn cho giàn khung.

Kẽm từ 3 đến 5 ly thay cho ống thép sẽ giúp tiết kiệm chi phí thi công

Chi phí làm nhà lưới 1000m2

Diện tích thi công nhà lưới 1000m2

Trên thực tế, ngoài phần mái có diện tích 1000m2 thì chúng ta cần phải phủ lưới cho 4 mặt xung quanh. Ở trường hợp này, chúng ta sẽ lựa chọn thi công nhà lưới có chiều dài 100m, rộng 100m và cao 2,5m, diện tích được tính như sau: 

  • Diện tích phần mái [mái bằng] = 100 x 100 = 1000m2
  • Diện tích 1 mặt bên = 2,5 x 100 = 250m2
  • Tổng diện tích phủ lưới = 1.000 + [250 x 4] = 2000m2

Diện tích thi công nhà lưới 1000m2

Chi phí thi công nhà lưới 1000m2

  • Phần mái [lưới 16 mesh, khổ 2 x 50, giá 7200 VNĐ/m2] = 7200 x 1000 = 7.200.000 VNĐ
  • 4 mặt bên [lưới 20 mesh, khổ 2 x 50, giá 8260 VNĐ/m2] = 8260 x 1000 = 8.260.000 VNĐ
  • Chi phí cho bộ khung thép dao động từ 200.000.000 VNĐ đến 250.000.000 VNĐ
  • Chi phí phí dây cáp, xi măng đúc trụ khoảng 65.000.000 VNĐ
  • Chi phí cho hệ thống tưới, phân bón khoảng 50.000.000 VNĐ
  • Vậy tổng chi phí làm nhà lưới 1000m2 sẽ dao động từ 330.460.000 VNĐ đến 380.460.000 VNĐ

Chi phí thi công nhà lưới 1000m2 dao động từ 330.460.000 VNĐ đến 380.460.000 VNĐ

Đây là chi phí không quá cao khi người dân áp dụng mô hình nhà lưới để canh tác. Vì một mô hình nhà lưới có thể sử dụng được từ 3 đến 4 năm, mỗi năm có thể canh tác từ 3 đến 4 mùa vụ.

Đầu tư nhà lưới giúp người nông dân mang đến hiệu quả kinh tế rất cao, khả năng thu hồi vốn nha

Đồng thời việc canh tác trong nhà lưới sẽ mang đến hiệu quả kinh tế rất cao. Chính vì thế, chỉ cần chưa đến một năm làm bạn đã có thể thu hồi được nguồn vốn đã bỏ ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chi phí làm nhà lưới 1000m2. Để có thể thực hiện thi công nhà lưới bạn cần phải tính toán thật kỹ lưỡng về thiết kế thi công, lựa chọn vật liệu xây dựng,…Hy vọng với những thông tin mà N&N Home chia sẻ, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết về mô hình nhà lưới nông nghiệp này.

Video liên quan

Chủ Đề