Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát

Có rất nhiều thuật ngữ kinh tế quan trọng mà chúng ta chưa thật sự hiểu hết, CPI là gì cũng là một trong những câu hỏi đó. Chỉ số giá tiêu dùng CPI, cách tính CPI và cả ý nghĩa của chỉ số CPI như thế nào? Tại sao lại hay nhầm lẫn CPI với lạm phát? Đừng rời đi đâu nhé, hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu sâu về chỉ số CPI qua những chia sẻ bổ ích ngay bên dưới.

1. Khái niệm CPI – Chỉ số giá tiêu dùng là gì? 

Chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index là chỉ số tình theo phần trăm phản ánh mức thay đổi của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Chỉ số này chỉ tương đối, bởi nó chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại hiện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Chỉ số CPI được sử dụng phổ biến để đo lường mức giá của sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Một chỉ số chung để phản ánh mức giá chung nữa là chỉ số giảm phát của tổng sản phẩm trong nước, hay gọi là chỉ số điều chỉnh GDP. 

Trong một số trường hợp, chỉ số giá tiêu dùng [CPI] được xem là một thước đo kiểm tra mức giá bình quân gia quyền của một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, chẳng hạn như giao thông, thực phẩm và chăm sóc y tế. Nó được tính toán bằng cách lấy sự thay đổi giá của từng mặt hàng trong rổ hàng hóa được xác định trước và tính trung bình cho chúng. 

Những thay đổi trong chỉ số CPI được sử dụng để đánh giá những thay đổi về giá cả liên quan đến giá sinh hoạt. Chỉ số CPI là một trong những số liệu thống kê được sử dụng thường xuyên nhất để xác định các giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát.

2. Ý nghĩa của chỉ số CPI

Chỉ số tiêu dùng CPI được dùng để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt theo thời gian, do đó đây được xem là một chỉ tiêu tương đối để phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán trong dịch vụ tiêu dùng và chi phí sinh hoạt của người dân.

Khi bắt đầu tìm hiểu chỉ số CPI là gì, lúc CPI tăng thì cũng đồng nghĩa với mức giá trung bình tăng và ngược lại. Sự biến động của chỉ số CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

Nếu trường hợp những sụt giảm mức giá chung CPI do giảm cầu sẽ gây ra hiện tượng giảm phát và suy thoái kinh tế, kèm theo là thất nghiệp.

Xem ngay: Tổng hợp 50 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán dễ đạt điểm cao

3. Cách tính cpi 

Để tính chỉ số tiêu dùng CPI, chúng ta thực hiện các bước sau:

  1. Cố định mặt hàng: Thông qua quá trình nghiên cứu, điều tra xã hội học để xác định được những mặt hàng tiêu biểu, dịch vụ đặc trưng mà một người tiêu dùng sẽ có nhu cầu mua.
  2. Xác định giá cả: Khâu này giúp thực hiện được việc thống kê giá cả các mặt hàng, dịch vụ trong giỏ hàng hóa cố định tại từng thời điểm khác nhau.
  3. Xác định chi phí giỏ hàng: Bằng cách lấy giá cả thống kê nhân với số lượng từng mặt hàng rồi tính tổng lại với nhau ta sẽ được chi phí giỏ hàng cố định.
  4. Tính chỉ số CPI theo công thức sau, sau khi chọn một thời điểm gốc để so sánh:

Công thức: CPI = 100* [ Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t / Chi phí để mua hàng hóa kì cơ sở]

Một vài vấn đề xảy ra khi tính toán chỉ số CPI:

  • Chỉ số CPI có thể ảnh hưởng cao hơn thực tế khi một số trường hợp mặt hàng hoặc dịch vụ được chọn cố định có thể tăng nhanh hơn các mặt hàng mà người tiêu dùng dùng có xu hướng ít tiêu thụ sản phẩm đó hơn, hoặc chuyển sang một mặt hàng hợp lý hơn.
  • Chỉ số CPI sẽ không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa trên thị trường khi có sự xuất hiện của nhiều mặt hàng khác, người tiêu dùng sẽ có những lựa chọn đa dạng hơn, giá cả cạnh tranh hơn nhiều.
  • Một thời điểm nào đó chất lượng hàng hóa tăng, kéo theo những mức giá cũng tăng nhưng mức giá đó trong thực tế vẫn không tăng bởi vì chỉ số CPI không thể hiện được hết sự thay đổi của chất lượng hàng hóa.

4. Mối quan hệ giữa cpi và lạm phát 

Chỉ số CPI là một công cụ để đo tỷ lệ lạm phát của mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số CPI biến đổi sẽ giúp xác định được tỷ lệ lạm phát là tăng hay giảm. 

Dù lạm phát có tăng hay giảm đều có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia đó. Một số trường hợp, tỷ lệ lạm phát giảm sẽ có những tác động tích cực đối với nền kinh tế. 

Ví dụ: 

Khi Internet ngày càng phổ biến, thì cước điện thoại sẽ ngày càng giảm dần và điều này vô cùng có lợi cho người tiêu dùng. Nếu giá internet cứ giảm và không được kiểm soát thì lạm phát tăng dần và trở thành siêu lạm phát thì đồng tiền quốc gia mất giá, nền kinh tế quốc dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như vậy, qua những chia sẻ mà Luận Văn Việt gửi đến ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức về chỉ số CPI là gì rồi phải không. Hy vọng bài viết này của Luận Văn Việt lại mang đến cho bạn kiến thức bổ ích, bổ trợ cho bạn hành trình chinh phục tri thức phía trước. 

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt chặng đường dài vừa qua. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với Luận Văn Việt qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: để được giải đáp.

Chúc các bạn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

25 Tháng 2 2022 · 6 phút đọc

CPI và lạm phát luôn đi cùng với nhau trong những báo cáo về kinh tế. Đây đều là những chỉ số quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Nó phản ánh giá trị đồng tiền dựa trên thước đo hàng hóa. Tuy CPI là công cụ thường thấy nhất để tính toán lạm phát nhưng bản thân cách tính này cũng có nhiều hạn chế. Vậy mối liên hệ giữa CPI và lạm phát là gì? Sự hạn chế khi dùng CPI để tính lạm phát là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu ngay sau đây!

Giải mã mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] thể hiện mức giá trung bình của một giỏ hàng hoá tiêu biểu. Đây là thước đo phổ biến nhất để thể hiện sự biến động trong chi phí sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, nó cũng thường được sử dụng để tính lạm phát. 

Ví dụ, vào năm 2020 bạn mua 1kg thịt lợn với giá 70.000 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2025, thịt lợn tăng giá. Vẫn là 1kg thịt đó nhưng bạn phải mất 90.000 đồng mới mua được. Lúc này, chỉ số CPI sẽ tăng lên phản ánh sự gia tăng của chi phí mua hàng.

CPI thường được tính bằng công thức sau:

Lấy ví dụ đơn giản như phía trên thì lúc này, chỉ số CPI năm 2025 sẽ là:

100 x [90.000/70.000] = 128

Lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung của hàng hóa. Lúc này, giá trị đồng tiền quốc gia sẽ bị giảm đi. Tức là với một khoản tiền nhất định thì lúc này bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Ví dụ, bình thường bạn phải bỏ ra 60.000đ cho 1kg thịt. Tuy nhiên, nếu lạm phát xảy ra thì bạn sẽ phải trả đến 70.000đ cho một 1kg thịt. Vẫn với khối lượng đó nhưng bạn lại phải trả nhiều tiền hơn để mua. Đây chính là lạm phát.

Ngoài ra, lạm phát cũng sẽ khiến đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ. Ví dụ, hiện tại bạn cần 23.000đ để mua 1 USD. Tuy nhiên, nếu lạm phát xảy ra, có thể bạn phải trả 50.000đ mới mua được 1 USD. Đồng nội tệ lúc này đã làm mất đi giá trị của nó trên trường quốc tế.

Lạm phát được chia thành 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1.000%
  • Siêu lạm phát: trên 1.000%

Trên thực tế, lạm phát nếu được duy trì ở mức thấp cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, các quốc gia thường giữ tỷ lệ lạm phát ở khoảng 2 – 5%. Tuy nhiên, nếu lạm phát quá cao sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

CPI là một phương tiện để đo lường lạm phát

CPI là một công cụ phổ biến để đo lường lạm phát

CPI và lạm phát thường đi liền với nhau trong những báo cáo kinh tế. CPI chính là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Lạm phát được tính dựa theo CPI với công thức sau:

Trong đó: 

  •  π tỷ lệ lạm phát cần tính
  • CPI^t là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
  • CPI^[t-1] là chỉ số giá tiêu dùng năm trước đó

Ví dụ: CPI năm 2019 là 122 và CPI năm 2020 là 130. Vậy tỷ lệ lạm phát sẽ là:

[130 – 122]/122 x 100% = 6.5%

Có thể thấy tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng của các năm. Do đó, nếu năm sau giỏ hàng hóa có giá cao hơn năm trước càng nhiều thì tỷ lệ lạm phát sẽ càng lớn. CPI và lạm phát là ví dụ tiêu biểu nhất cho mối quan hệ thuận chiều. Giá tăng nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng tăng. Đồng thời, đồng tiền cũng mất đi một phần giá trị. Vì thế lạm phát cũng gia tăng.

Tuy nhiên, CPI chỉ là một trong những nhân tố để đo lường tỷ lệ lạm phát. Lạm phát còn được tính bằng những chỉ số khác nữa. Ví dụ như chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số giá cơ bản,…

Hạn chế khi dùng CPI để tính lạm phát

Như đã nói, CPI và lạm phát tuy có tính liên kết chặt chẽ nhưng việc sử dụng CPI để tính lạm phát cũng có nhiều hạn chế. Cụ thể

  • Không đủ tính đại diện: CPI được lấy dựa vào giỏ hàng hóa đại diện. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng là khác nhau tùy từng địa phương, mức thu nhập,.. Vì vậy, sử dụng CPI để tính lạm phát sẽ không bao quát được tất cả ngành hàng. Từ đó dẫn đến kết quả tỷ lệ lạm phát được tính ra sẽ không khách quan.
  • Không phản ánh được các loại chi tiêu cụ thể: CPI thường chỉ phản ánh các chi phí mà cá nhân tự bỏ ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng phái thanh toán 100% các chi phí của mình. Ví dụ, CPI có thể phản ánh các khoản chi cho y tế mà người dùng tự chi trả nhưng lại bỏ qua phần hỗ trợ đến từ các công ty Bảo hiểm. Điều này có thể khiến kết quả tính chỉ số CPI không được chính xác hoàn toàn.

Kết luận

Đó là những gì mà bạn cần biết về mối quan hệ giữa CPI và lạm phát. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về tài chính – chứng khoán và kinh tế nói chung, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề