Chỉ số sgpt trong xét nghiệm máu là gì

Khá nhiều người có bệnh lý về gan khi làm xét nghiệm máu thấy chỉ số SGPT [ALT] vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên họ lại không hề biết điều này có ý nghĩa gì. Vậy chỉ số SGPT là gì? Nó có liên quan như thế nào tới bệnh gan? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo bài viết ngay sau đây.

Chỉ số SGPT là gì?

SGPT hay ALT là 1 loại enzyme đặc biệt được tìm thấy nhiều trong các tế bào gan và một số lượng ít tại thận, tim hay cơ xương. Thông qua xét nghiệm, chỉ số SGPT chính là căn cứ để phát hiện ra các tổn thương tại gan, qua đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.


SGPT là gì? Đây chính là chỉ dố cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan 

Với một người khỏe mạnh, thông thường chỉ số SGPT trong máu rất thấp. Tuy nhiên do một số tác động nào đó khiến gan bị tổn thương thì loại enzyme này sẽ được giải phóng một lượng lớn vào huyết thanh.

Chỉ số SGPT có liên quan như thế nào tới bệnh gan?

Ở người khỏe mạnh bình thường nồng độ SGPT trong cơ thể thường chỉ giao động khoảng từ 3-40 U/L. Các trường hợp SGPT đo được dưới 3 U/L thường rất hiếm gặp. Chủ yếu là chỉ số SGPT tăng trên mức giới hạn cho phép, tức trên 40 U/L.

Chỉ số SGPT tăng cao thường liên quan đến một số bệnh lý về gan. Khi hàm lượng men gan tăng từ 5 đến 8 lần so với bình thường, thì tốt nhất bạn hãy đến thăm khám với bác sĩ để được khắc phục kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về gan. Chỉ số SGPT càng cao cảnh báo khả năng tổn thương tại gan càng nghiêm trọng.


Những tác nhân khiến nồng độ SGPT tăng cao 

Đối với người mắc viêm gan cấp tính, chỉ số SGPT cùng với một số men gan khác sẽ tăng cao liên tục trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 tháng, sau đó lại giảm dần về mức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng trên diễn ra quá 6 tháng thì rất có thể đó là chính dấu hiệu của bệnh viêm gan mạn tính.

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm SGPT?

Bạn nên tới bệnh viện để thực hiện xét nghiệm SGPT khi có một trong những triệu chứng sau đây:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược bất thường, không rõ nguyên nhân.
  • Gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn,...
  • Xuất hiện tình trạng vàng da, nước tiểu sẫm màu, và phân nhợt nhạt.
  • Nổi các nốt mẩn ngứa trên da.
  • Ngoài ra, xét nghiệm SGPT được bác sĩ chỉ định kết hợp với một số xét nghiệm khác ở những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan như:
  • Người đang gặp phải tình trạng béo phì, tiểu đường.
  • Người có tiếp xúc với bạn bè, người thân nhiễm virus viêm gan.
  • Người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh gan.
  • Đối tượng nghiện rượu nặng trong thời gian dài.

Chú ý: Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng có thể giúp bạn theo dõi được chỉ số SGPT.

Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm SGPT?

Ngoài nguyên chính là do có các tổn thương tại gan thì còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm SGPT trong máu. Do đó, bác sĩ sẽ cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng để có được một kết luận chính xác nhất.


Thuốc điều trị tâm thần, chống co giật hay tránh thai có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm SGPT

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm SGPT có thể kể đến như:

  • Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần, chống co giật, thuốc ức chế lên men chuyển hóa angiotensin, thuốc tránh thai, thuốc loại thiazide lợi tiểu, metronidazol, allopurinol, trifluoperazine, acetaminophen,...
  • Một số loại thực phẩm chức năng hay thuốc bổ cũng có thể khiến nồng độ SGPT trong máu tăng
  • Việc dùng thuốc tiêm vào các mô cơ, tập thể dục quá sức trong thời gian dài hay các chấn thương xuất hiện ở cơ xương và tim cũng là tác nhân gây tăng nồng độ SGPT.
  • Như vậy, để có được kết quả xét nghiệm SGPT chính xác nhất, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ các loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng trong thời gian gần đây. Đây là việc làm quan trọng giúp tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán các bệnh lý về gan.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề: Chỉ số sgpt là gì? Có liên quan như thế nào tới bệnh gan? Để có kết quả xét nghiệm SGPT chính xác nhất, lời khuyên tốt nhất là bạn nên lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng các trang thiết bị hiện đại.

ALT là gì?

Enzyme này được tìm thấy chủ yếu trong gan của bạn. Một lượng nhỏ ALT cũng có trong thận và các cơ quan khác. Thông thường, nồng độ ALT trong máu thấp. Nếu gan của bạn bị tổn thương, nó sẽ giải phóng nhiều ALT vào máu và gây nên tình trạng ALT cao [ALT từng được gọi là glutamic-pyruvic transaminase huyết thanh, hoặc SGPT].

Các bác sĩ thường cho xét nghiệm ALT cùng với các xét nghiệm gan khác.

Chỉ định xét nghiệm ALT khi nào?

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm ALT nếu bạn có dấu hiệu tổn thương gan như:

  • Tình trạng đau hoặc sưng dạ dày
  • Buồn nôn/ nôn
  • Vàng da, vàng mắt
  • Mệt mỏi nhiều
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân có màu sáng
  • Ngứa da, nổi mẩn da.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm này trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh đã tiếp xúc với vi-rút viêm gan
  • Người bệnh uống nhiều đồ uống có cồn
  • Gia đình có thành viên với tiền sử bị bệnh gan
  • Uống thuốc có tác dụng phụ gây nên các bệnh lý về gan

Xét nghiệm ALT có thể được thực hiện trong xét nghiệm máu thông thường hoặc có thể được dùng để xác định độ hiệu quả của việc điều trị bệnh lý gan.

Ý nghĩa của chỉ số ALT

Đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ số AST nhỏ hơn 40 U/L. Nhưng cũng có thể tùy theo điều kiện tại phòng xét nghiệm mà các giá trị tham chiếu có thể khác nhau

Nồng độ ALT cao bất thường có thể do:

  • Viêm gan siêu vi;
  • Hoại tử gan;
  • Thiếu máu gan;
  • Xơ gan;
  • Tắc mật;
  • Khối u gan;
  • Thuốc hại gan;
  • Vàng da tắc nghẽn;
  • Bỏng nặng;
  • Chấn thương cơ vân;
  • Viêm cơ;
  • Viêm tụy;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Sốc;
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng.

ALT thường được thực hiện như một phần của một nhóm các xét nghiệm chức năng gan.ALT thường được chỉ định cùng AST, là một loại men gan khác. Cũng như ALT, nồng độ AST trong máu của bạn tăng lên nếu gan bị tổn thương.

So sánh ALT với nồng độ AST giúp bác sĩ có thêm thông tin về sức khỏe của gan. Tỷ lệ ALT-AST có thể giúp bác sĩ của bạn tìm ra mức độ tổn thương gan nghiêm trọng và những gì có thể gây ra nó.

Để tìm ra loại bệnh gan mà bạn mắc phải, bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ của các enzyme và protein khác được tìm thấy trong gan của bạn, như: Bilirubin, Albumin, tổng số Protein,…

Sử dụng sản phẩm nào có nguồn gốc  thảo dược nào tốt nhất trong điều trị bệnh lý về gan hiện nay?

Ngay từ xa xưa các bài thuốc nam, thuốc y học cổ truyền đã cho thấy hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý gan mật. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng dược liệu bẩn, sử dụng xác thuốc, tự ý sử dụng hoặc sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó việc bày bán tràn lan trên mạng các loại thuốc, sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến không ít người bệnh gặp phải cảnh tiền mất tật mang.

Vậy để có thể được điều trị 1 cách an toàn, hiệu quả bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa uy tín để được thăm khám và điều trị. Nếu bạn muốn dùng các sản phẩm về đông y thì nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các bác sĩ hàng đầu tại Việt Nam Khuyên dùng.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Nguyên Trưởng Khoa Đông Y Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 dành lời khuyên gì cho bạn?

Thông tin sản phẩm Dr.Liver được bác sĩ đánh giá cao:

Mã sản phẩm: Dr.Liver

Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV 120 ARMEPHACO [ tiền thân là công ty dược và trang thiết bị y tế Quân Đội ]

Tiêu chuẩn sản xuất: GMP-WHO [tổ chức y tế thế giới]

Tiêu chuẩn chiết suất: GMP-EU [cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu tại London]

Dạng bào chế: Viên nén

Quy cách sản phẩm: Hộp 60 viên

Giá bán: 650.000đ/hộp

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ MUA SẢN PHẨM:  0943.783.111

Bài viết liên quan

Xơ gan do tắc mật - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh xơ gan do tắc mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách. Bệnh cần được điều trị ngay nếu không biến chứng sẽ rất nghiêm trọng thậm chí còn

1781

29/04/2020

Thuốc nam điều trị xơ gan do virus nào tốt nhất

Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm trong cộng đồng, có tỷ lệ tử vong cao. Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan, trong đó viêm gan virus là một trong những nguyên nhân thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách bệnh sẽ để lại những b

1411

28/04/2020

Chủ Đề