Chỉ tiêu định tính là gì

Đặt vấn đề: Bên cạnh y đức, tính chuyên nghiệp trong y khoa là một trong những năng lực cốt lõi của Điều Dưỡng tác động trực tiếp đến hiệu quả chăm sóc quản lý người bệnh. Do đó, việc xác định mức độ nhận thức của điều dưỡng về tính chuyên nghiệp là nhu cầu cấp thiết trong xây dựng chương trình huấn luyện tính chuyên nghiệp cho điều dưỡng hiệu quả và hội nhập khu vực. Mục tiêu: Xác định mức độ nhận thức của sinh viên và cựu sinh viên với các giá trị cốt lõi tính chuyên nghiệp và sự khác biệt về mức độ nhận thức về giá trị cốt lõi tính chuyên nghiệp trong hai nhóm. Phương pháp nghiên cứu: thiết kế mô tả cắt ngang từ 01/10/2020 đến 20/02/2021, thực hiện trên 208 sinh viên và 88 cựu sinh viên khoa Điều Dưỡng tại trường Đại Học Quốc Tế Miền Đông, tỉnh Bình Dương sử dụng bảng câu hỏi tính chuyên nghiệp trong y khoa áp dụng thang likert 1-5 gồm 6 thành tố đo lường tính chuyên nghiệp. Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo 0,91 để đánh giá nhận thức các giá trị cốt lõi tính chuyên nghiệp...

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ [Fuzzy Rough Set FRS] nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm [Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS] dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Rendahnya hasil belajar siswa dalam mata pelajaran Ekonomi dan Bisnis menjadi alasan penelitian ini, sehingga penelitian ini bertujuan untuk menidentifikasi faktor determinasi hasil belajar. Sampel penelitian adalah siswa kelas X Jurusan Pemasaran Sekolah Menengah Atas Negeri [SMKN] 1 Bandung. Data dikumpulkan melalui kuesioner tentang minat belajar Ekonomi dan Bisnis, serta dokumentasi terkait data pengetahuan awal dan data hasil belajar Ekonomi dan Bisnis. Metode penelitian adalah survey dengan alat pengumpul data angket model rating scale dan analisi data menggunakan teknik regresi linier berganda. Hasil penelitian menunjukkan bahwa minat belajar menjadi determinan hasil belajar siswa dalam mata pelajaran Ekonomi dan Bisnis, sedangkan pengetahuan awal tidak berpengaruh terhadap hasil belajar artinya pengetahuan awal siswa bukan merupakan determinasi hasil belajar pada mata pelajaran Ekonomi dan Bisnis

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng, nhận thức của người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 545 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Mô hình nhị phân Logit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ tình hình quản lý chất thải rắn ngày càng được cải thiện như số lượng thu gom ngày càng tăng, người dân có nhận thức cao về lợi ích của việc phân loại rác, tỷ trọng đáp viên ủng hộ chương trình phân loại cao. Kết quả mô hình Logit khẳng định sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian, đáp viên ủng hộ chương trình bảo vệ môi trường, thu nhập và khu vực chưa có chương trình thí điểm có tác động đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn của hộ gia đình. Từ kết quả này, chính quyền các c...

Nhà nghiên cứu là người trực tiếp thực hiện việc thảo luận với đối tượng nghiên cứu trong thảo luận tay đôi cũng như là người điều khiển trong chương trình thảo luận nhóm.

  • Đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thị trường.
  • Dùng để khám phá các vấn đề cũng như các cơ hội marketing. Kết quả nghiên cứu định tính còn rất hữu dụng cho việc thiết kế các dự án nghiên cứu sâu hơn sau đó.
  • Dữ liệu trong nghiên cứu định tính: Dữ liệu cần thu thập trong các dự án nghiên cứu định tính là dữ liệu “bên trong” của người tiêu dùng. Những dữ liệu này không thể thu thập được thông qua kỹ thuật phỏng vấn thông thường mà phải thông qua kỹ thuật thảo luận.
  • Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính là một dạng của nghiên cứu khám phá. Các dự án nghiên cứu định tính được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu. Vì vậy mẫu được chọn không chọn theo phương pháp chọn mẫu theo xác suất. Các phần tử của mẫu được chọn sao cho chúng thỏa mãn một số đặc tính của thị trường nghiên cứu cũng như giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, thu nhập. Do đặc tính của phương pháp nghiên cứu định tính là khai phá, tìm ra những quy luật mới, khái niệm mới về một vấn đề nào đó. Đây cũng là một trong những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu định tính, tuy nhiên, hạn chế trong quá trình đánh giá và xử lý số liệu là việc đánh giá chủ quan của nhà nghiên cứu. Sau khi quá trình chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu định tính cũng sử dụng cách thức và công cụ nhằm thu thập dữ liệu, một số công cụ thu thập dữ liệu thông thụng như thảo luận, thảo luận nhóm, diễn dịch
  • Công cụ thu thập dữ liệu định tính: Để thu thập dữ liệu định tính, chúng ta sử dụng dàn bài thảo luận thay cho bảng câu hỏi chi tiết. Dàn bài thảo luận có 2 phần chính: Phần 1: Giới thiệu mục đích và tính chất của việc nghiên cứu Phần 2: Các câu hỏi gợi ý cho việc thảo luận để thu thập dữ liệu. Thảo luận tay đôi: Thảo luận trực tiếp giữa 2 người gồm nhà nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu. Cách này được sử dụng trong các trường hợp:
  • Chủ đề tế nhị không phù hợp để hỏi trong nhóm nhiều người.
  • Khó sắp xếp các đối tượng được nghiên cứu cùng thảo luận một lần.
  • Các đối tượng được nghiên cứu không sẵn lòng chia sẻ nếu tổ chức thảo luận nhiều người hoặc sự trao đổi trực tiếp giữa 2 người thuận tiện hơn
  • Do tính chuyên môn của sản phẩm mà phỏng vấn tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu được dữ liệu.

Thảo luận nhóm:

Đây là cách thu thập dữ liệu phổ biến trong nghiên cứu định tính. Nhiều đối tượng nghiên cứu được mời cùng thảo luận dưới sự điều phối của nhà nghiên cứu [moderator]. Vai trò của người điều phối rất quan trọng, quyết định chất lượng kết quả thảo luận.

Một số quy tắc chọn thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm:

  • Đối tượng thảo luận càng đồng nhất càng tốt.
  • Không chọn người có kinh nghiệm.
  • Không chọn thành viên quen biết nhau.

Diễn dịch:

Trong cách thu thập dữ liệu bằng kỹ thuật diễn dịch, nhà nghiên cứu nêu lên một bối cảnh và để đối tượng nghiên cứu tự thể hiện. Sự tự thể hiện ở đây có thể là: điền vào 1 chỗ trống trong đoạn văn, thêm 1 tính chất có liên hệ với 1 đối tượng, tự hình dung tính cách các nhân vật tượng trưng cho một số đối tượng…

  1. Lấy mẫu trong nghiên cứu định tính

Về đối tượng lấy dữ liệu, nhà nghiên cứu cần chọn đối tượng lấy dữ liệu [thông qua các kỹ thuật thảo luận, diễn dịch vừa nêu ở trên] nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu.

Về cỡ mẫu, nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất… không nhằm lượng hóa các đặc điểm đó, nghĩa là không nhằm trả lời câu hỏi “Bao nhiêu”. Vì vậy, nhà nghiên cứu không cần lấy mẫu xác suất.

Trong nghiên cứu định tính, người ta thường lấy theo phương pháp tới hạn. Sau khi tìm hiểu một số đối tượng, nếu không khám phá ra đặc điểm mới, người ta dừng lấy mẫu. Vì cách chọn cỡ mẫu như trên, nghiên cứu định tính thường có cỡ mẫu nhỏ.

  1. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Dữ liệu trong nghiên cứu định tính được phân tích qua 3 bước: mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng và kết nối các hiện tượng.

Lưu ý trong quá trình phân tích dữ liệu:

  1. Cần luôn ghi nhớ mục đích của nghiên cứu
  2. Cần đọc kỹ bản ghi chép, xem và nghe lại bản ghi âm và ghi hình để liệt kê những kết quả chính và những đoạn có thể trích dẫn để minh họa cho kết quả.
  3. Kết quả phải trực tiếp trả lời các vấn đề đặt ra và cần được thể hiện gọn gàng và đơn giản.

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang [2015], Nghiên Cứu Thị Trường, Nhà Xuất Bản Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Chủ Đề