Chiến dịch thành thật xin lỗi việt nam năm 2024

Những bức ảnh nhiều cảm xúc từ người dân và tổ chức xã hội Hàn Quốc, liên quan đến các vụ thảm sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam, vừa được Quỹ Hòa bình Hàn - Việt trao tặng Đà Nẵng.

Chiều 11/10, Quỹ Hòa bình Hàn - Việt đã trao tặng 52 hiện vật cho Bảo tàng Đà Nẵng. Trong đó có nhiều bức ảnh về phòng trào "Thành thật xin lỗi Việt Nam". Năm 2001, ông Kim Yeongman, cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam thuộc Lữ đoàn Rồng xanh năm 1966, đến thăm đồi Quang Thạnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi ông từng chiến đấu để quỳ tạ lỗi và cầu nguyện. Ảnh: Song Philkyung, đại diện Hội Y tế Hàn Quốc vì Hòa bình Việt Nam.

Mộ tập thể và bia tưởng niệm vụ thảm sát Duy Nghĩa năm 1969 tại xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên [Quảng Nam], được chụp vào tháng 7/2012 Ảnh: Nhiếp ảnh gia Lee Jae Gab.

Công viên Hòa bình Hàn-Việt tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên - nơi quân đội Hàn Quốc từng thảm sát thường dân, được xây dựng bằng tiền quyên góp của độc giả tạp chí Hankyoreh 21 trong chiến dịch "Thành thật xin lỗi Việt Nam". Lễ khánh thành được tổ chức vào tháng 1/2013. Ảnh: Tạp chí Hankyoreh 21.

Tháng 2/2013, một người Hàn Quốc ôm an ủi bà Đặng Thị Khoa, nạn nhân sống sót khi thấy bà khóc đau buồn tại Lễ tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát Hà My, tổ chức ở xã Điện Dương, thị xã Điện Bàn [tỉnh Quảng Nam]. Ảnh: Giáo viên Moon Yong Po.

Tháng 7/2014, du khách Hàn Quốc thắp nhang trước hố bom Truông Đình, xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - nơi xảy ra thảm sát thường dân bởi quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Song Philkyung, Chủ tịch Hội Y tế Hàn Quốc vì Hòa bình Việt Nam.

Tháng 7/2015, thiền sư Myeong Jin, từng tham gia chiến tranh Việt Nam thuộc sư đoàn Mãnh Hổ năm 1972, cúi lạy để tạ tội trước Bia tưởng niệm Phong Nhất Phong Nhị, xã Điện An [thị xã Điện Bàn Quảng Nam]. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Kim Seongheon.

Tháng 2/2016, giáo sư Roh Hwa Wook - Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thành lập Quỹ Hòa bình Hàn-Việt đang cúi lạy để tạ tội trước người dân tại Lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Bình An, tỉnh Bình Định. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Woohae Cho.

Ông Lộc, con trai trưởng của Ông Nguyễn Dân [nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhất - Phong Nhị, xã Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, năm 1968] đang thắp nhang để cúng lễ trong ngày giỗ của gia đình ngày 2/2/2016. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Woohae Cho.

Những vật còn sót lại của Lễ cúng giỗ do dân làng tổ chức dưới gốc cây da dù trước cổng làng Phong Nhất - Phong Nhị, xã Điện An [thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam] ngày 6/2/2016. Cây da dù là một trong những địa điểm đã xảy ra thảm sát vào năm 1968. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Woohae Cho.

Anh Nguyễn Lập, con trai trưởng của cụ bà quá cố Phạm Thị Hoa [nạn nhân vụ thảm sát Hà My, xã Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, năm 1968] ứa nước mắt kể về người mẹ đã mất 3 năm, trước khi đoàn du khách Hàn Quốc đến thăm nhà vào ngày 19/2/2016. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Woohae Cho.

Tháng 4/2016, các học sinh Hàn Quốc dâng hoa lên tượng Pieta Việt Nam tại buổi họp báo của Ủy ban Xúc tiến thành lập Quỹ Hòa bình Hàn-Việt tổ chức tại Seoul, nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Cho Jinsub.

Những bức ảnh nhiều cảm xúc từ người dân và tổ chức xã hội Hàn Quốc, liên quan đến các vụ thảm sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam, vừa được Quỹ Hòa bình Hàn – Việt trao tặng Đà Nẵng.

Chiều 11/10, Quỹ Hòa bình Hàn – Việt đã trao tặng 52 hiện vật cho Bảo tàng Đà Nẵng. Trong đó có nhiều bức ảnh về phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam”. Năm 2001, ông Kim Yeongman, cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam thuộc Lữ đoàn Rồng xanh năm 1966, đến thăm đồi Quang Thạnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi ông từng chiến đấu, để quỳ tạ lỗi và cầu nguyện. Ảnh: Song Philkyung, đại diện Hội Y tế Hàn Quốc vì Hòa bình Việt Nam.

Mộ tập thể và bia tưởng niệm vụ thảm sát Duy Nghĩa năm 1969 tại xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên [Quảng Nam], được chụp vào tháng 7/2012 Ảnh: Lee Jae Gab.

Công viên Hòa bình Hàn-Việt tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên – nơi quân đội Hàn Quốc từng thảm sát thường dân, được xây dựng bằng tiền quyên góp của độc giả tạp chí Hankyoreh 21 trong chiến dịch “Thành thật xin lỗi Việt Nam”. Lễ khánh thành được tổ chức vào tháng 1/2013. Ảnh: Tạp chí Hankyoreh 21.

Tháng 2/2013, một người Hàn Quốc ôm an ủi bà Đặng Thị Khoa, nạn nhân sống sót khi thấy bà khóc đau buồn tại Lễ tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát Hà My, tổ chức ở xã Điện Dương, thị xã Điện Bàn [tỉnh Quảng Nam]. Ảnh: Moon Yong Po.

Tháng 7/2014, du khách Hàn Quốc thắp nhang trước hố bom Truông Đình, xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi – nơi xảy ra thảm sát thường dân bởi quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Song Philkyung, Chủ tịch Hội Y tế Hàn Quốc vì Hòa bình Việt Nam.

Tháng 7/2015, thiền sư Myeong Jin, từng tham gia chiến tranh Việt Nam thuộc sư đoàn Mãnh Hổ năm 1972, cúi lạy để tạ tội trước Bia tưởng niệm Phong Nhất Phong Nhị, xã Điện An [thị xã Điện Bàn Quảng Nam]. Ảnh: Kim Seongheon.

Tháng 2/2016, giáo sư Roh Hwa Wook – Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thành lập Quỹ Hòa bình Hàn-Việt – đang cúi lạy để tạ tội trước người dân tại Lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Bình An, tỉnh Bình Định. Ảnh: Woohae Cho.

Ông Lộc, con trai trưởng của Ông Nguyễn Dân [nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhất – Phong Nhị, xã Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, năm 1968] đang thắp nhang để cúng lễ trong ngày giỗ của gia đình ngày 2/2/2016. Ảnh: Woohae Cho.

Những vật còn sót lại của Lễ cúng giỗ do dân làng tổ chức dưới gốc cây da dù trước cổng làng Phong Nhất – Phong Nhị, xã Điện An [thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam] ngày 6/2/2016. Cây da dù là một trong những địa điểm đã xảy ra thảm sát vào năm 1968. Ảnh: Woohae Cho.

Anh Nguyễn Lập, con trai trưởng của cụ bà quá cố Phạm Thị Hoa [nạn nhân vụ thảm sát Hà My, xã Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, năm 1968] ứa nước mắt kể về người mẹ đã mất trước khi đoàn khách Hàn Quốc thăm nhà ngày 19/2/2016. Ảnh: Woohae Cho.

Tháng 4/2016, các học sinh Hàn Quốc dâng hoa lên tượng Pieta Việt Nam tại buổi họp báo của Ủy ban Xúc tiến thành lập Quỹ Hòa bình Hàn-Việt tổ chức tại Seoul, nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” được hình thành tại Hàn Quốc hơn 10 năm nay, sau loạt phóng sự của nữ nhà báo Ku Su-Jeong đăng trên tờ The Hankyoreh21, về những vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam. Cách đây 50 năm, lính đánh thuê Hàn Quốc tham gia vào cuộc chiến tại Việt Nam, gây ra nhiều vụ thảm sát hàng nghìn người dân vô tội ở Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi. Nhiều nạn nhân phải chôn cùng một nấm mồ tập thể, nhà cửa bị phá hủy. Ảnh: Cho Jinsub.

Nguyễn Đông

***

Thứ sáu, 2/12/2016, 20:50 [GMT+7]

Người Hàn Quốc đến Quảng Ngãi để ‘xin lỗi Việt Nam’

50 năm sau vụ thảm sát dân thường Quảng Ngãi của lính Đại Hàn, nhiều người Hàn Quốc đã trở lại vùng đất miền Trung, quỳ lạy trước tấm bia tưởng niệm để nói lời xin lỗi Việt Nam.

/

Ngày 2/12, tại xã Bình Hòa [huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi] diễn ra Lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát của quân đội Đại Hàn. Trời Quảng Ngãi mưa như trút, sau phần viếng của chính quyền địa phương, 29 người Hàn Quốc lặng lẽ tiến lên bia tưởng niệm đặt vòng hoa.

Họ quỳ trước tấm bia ghi tên 430 nạn nhân bị lính Đại Hàn thảm sát, như một lời tạ lỗi. Chương trình do Hội nhà văn Jeju tổ chức, với sự tham gia của nhiều đoàn thể xã hội Hàn Quốc.

Những người Hàn Quốc thắp hương và quỳ lạy trước bia tưởng niệm.

Lịch sử còn ghi lại, trong ba ngày 3, 5 và 6/12/1966, lữ đoàn Rồng Xanh [Thanh Long] của quân đội Đại Hàn đã sát hại 430 người dân vô tội, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, người già ở xã Bình Hòa [huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi].

Khi nghe nhắc lại vụ thảm sát, nhiều người trong đoàn Hàn Quốc đã bật khóc.

Sau lễ viếng ở bia tưởng niệm, những người Hàn Quốc đến viếng Bia căm thù ở xã Bình Hòa. Trên bia này, ghi rõ số phụ nữ, trẻ em, người già và phụ nữ mang thai bị sát hại.

Một người trong đoàn Hàn Quốc lấy giấy bút ghi lại chi tiết của vụ thảm sát.

Phong trào “thành thật xin lỗi Việt Nam” được hình thành tại Hàn Quốc hơn 10 năm nay, sau loạt phóng sự của nữ nhà báo Ku Su-Jeong đăng trên tờ The Hankyoreh21, về những vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam.

29 người Hàn Quốc cùng nhau dành một phút mặc niệm.

Những người Hàn Quốc cũng đến viếng nghĩa trang liệt sỹ Bình Hòa.

Ở nghĩa trang liệt sĩ, nhiều người Hàn Quốc để đầu trần, chắp tay dưới trời mưa xối xả.

Những người Hàn Quốc quỳ hồi lâu trước hố bom Truông Đình.

Di tích vụ thảm sát Bình Hòa, gồm các địa điểm đồng Chồi Giữa, xóm Cầu, hố bom Truông Đình, dốc Rừng và mộ chôn tập thể các nạn nhân.

Đại diện Quỹ hòa bình Hàn – Việt đã mang theo một bức tượng Pieta Việt Nam [Lời ru cuối cùng] đến nhà nạn nhân Đoàn Nghĩa [50 tuổi, xã Bình Hòa] để bày tỏ lời xin lỗi.

Trong vụ thảm sát, được người mẹ dùng thân che chở khi trốn dưới bùn ở ruộng lúa nên ông Nghĩa may mắn thoát chết, tuy nhiên ông đã mất đôi mắt.

Ông Nghĩa không nhận bức tượng Pieta với tư cách cá nhân, nhưng vẫn cầm đàn hát tặng những người Hàn Quốc.

Nguyễn Đông

***

Chủ nhật, 11/3/2018, 17:53 [GMT+7]

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Ngày 11/3, người dân phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn [Quảng Nam] đã tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Hà My [1968 – 2018].

Đúng nửa thế kỷ trước, sáng 24 tháng Giêng năm Mậu Thân [1968], Lữ đoàn Rồng Xanh [Hàn Quốc] đã gây ra vụ thảm sát Hà My làm 135 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

Bà Nguyễn Thị Thanh – nạn nhân sống sót trong cuộc thảm sát ngồi giữa đại biểu Quốc hội Hàn Quốc Kim Hyun Kwon [bìa trái] và Chủ tịch Quỹ Hòa bình Hàn – Việt Kang U Il [bìa phải].

Từ sáng sớm, người dân trong làng đã làm các nghi lễ giỗ cho 135 nạn nhân.

Hai ngôi mộ tập thể được lập, chôn chung các thi thể.

Trên tấm bia ghi danh, nhiều em bé mới được một tuổi, thậm chí chưa lọt lòng mẹ được đặt “vô danh”.

Bà Trần Thị Thú [80 tuổi] bật khóc khi nghe đọc lại những dòng lịch sử về trận càn của quân đội Hàn Quốc. Năm đó, bà mất cùng lúc một người con trai và một con gái.

May mắn thoát chết, nhưng bà Thú bị nhiều mảnh lựu đạn văng vào người, bàn chân phải đứt lìa.

Nửa thế kỷ qua, bà sống trong đau đớn, khó nhọc. “Nhắc lại tôi tủi lắm. Nhưng dù sao đó cũng là quá khứ, người Hàn Quốc đã nhiều lần đến đây cúi đầu xin lỗi, nên tôi không oán trách nữa”, bà Thú nói.

Tiến sĩ Ku Su Jeong – người đã có hàng loạt phóng sự phơi bày tội ác chiến tranh của quân đội Hàn Quốc và khởi xướng phong trào “Xin lỗi Việt Nam” đứng trong hàng người Hàn Quốc chờ lên dâng hương.

Nhiều năm qua, bà là người kết nối các chuyến thăm của người Hàn Quốc đến những nơi mà quân đội nước này gây ra thảm sát. Những người Hàn Quốc khi đối diện các nhân chứng đều bật khóc, gục đầu xin lỗi.

Ông Kang U Il thắp nén hương trước bia tưởng niệm.

“Hôm nay đã là ngày tưởng niệm tròn 50 năm và chúng tôi vẫn tìm về, vẫn cúi mặt trong niềm hổ thẹn khôn nguôi. Đứng trên mảnh đất nơi từng là hiện trường của một vụ thảm sát tang thương tột cùng, không thể tin và cũng không muốn tin này, chúng tôi không cất nổi thành lời, dù chỉ là một lời xin lỗi, chỉ còn biết gồng mình cố nén tiếng khóc cứ chực vỡ òa ra”, ông phát biểu.

Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc Kim Hyun Kwon cũng cúi đầu trước tấm bia ghi danh 135 nạn nhân vô tội. Đoàn Hàn Quốc đến lễ tưởng niệm gồm 41 người, là các giáo viên, nhà văn, nhà khoa học…

Quỹ Hòa bình Hàn – Việt cho biết, ông Kim Hyun Kwon là đại biểu Quốc hội đầu tiên của Hàn Quốc đến Việt Nam để xin lỗi các nạn nhân trong các cuộc thảm sát quân đội nước này gây ra.

“Dù quá khứ có hổ thẹn đến đâu thì sự thật vẫn cần được đưa ra ánh sáng một cách toàn vẹn nhất. Để rút ra từ đây bài học lịch sử cho những sai lầm này không còn lặp lại về sau. Bởi chỉ khi chúng ta thắt một nút kết đúng đắn cho quá khứ thì nút kết ấy mới có thể trở thành bàn đạp của tương lai. Hướng chúng ta về một sự hòa giải và một nền hòa bình chân chính. Xin lỗi. Thành thật xin lỗi”, ông Kang U Il nói, trước khi đoàn Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi người dân Hà My.

Đón nhận lòng thành của đoàn Hàn Quốc, người dân Hà My đều mong muốn nhắc lại quá khứ cuộc thảm sát để những người dân Hàn Quốc không phạm lại sai lầm. Đại diện địa phương còn trao tặng cho Quỹ Hòa bình Hàn – Việt một bức tranh thêu khung cảnh đồng quê.

Sau lễ tưởng niệm, người dân trong làng mời đoàn Hàn Quốc cùng ăn chung bữa cơm.

Những năm qua, Quỹ Hòa bình Hàn – Việt đã quyên góp để giúp đỡ người dân ở những vùng bị thảm sát, như tặng xe đạp cho con em địa phương đến trường, trao quà…

Năm vừa qua, Quỹ đã cùng chính quyền địa phương nâng cấp khu bia tưởng niệm ở Hà My với kinh phí 1,5 tỷ đồng.

Nguyễn Đông

I am chief admin, author and translator of DCN System, which includes dotchuoinon.com [the only Vietnamese-language website devoted exclusively to positive thinking], cvdvn.net [Conversations on Vietnam Development], and a number of related forums and Facebook pages. I am studying and teaching the Bible and Buddhism. I am a Biotechnology Engineering graduate from Hue University of Sciences. I love living with nature. I practice the Energy Training exercise system for health, and enjoy gardening and life beauty as a hobby. Xem tất cả bài viết bởi Phạm Thu Hương

Chủ Đề