Chlamydia pneumoniae là gì

1.1. Triệu chứng lâm sàng

Chlamydia Trachomatis gây bệnh chủ yếu ở đường sinh dục với các triệu chứng lâm sàng sau đây:

+ Viêm niệu đạo với các biểu hiện: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo, đái buốt, đái rắt, dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít, hoặc vừa.

+ Viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến: đau, phù nề một bên bìu, sốt.

+ Viêm cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy, lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu.

Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác nhý viêm tuyến Bartholin, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng.

Ða số phụ nữ nhiễm C.Trachomatis khong có biểu hiện lâm sàng nên khong phát hiện được. Vì vậy có thể xảy ra các biến chứng như viêm vùng tiểu khung, chửa ngoài dạ con, vô sinh.

– Các triệu chứng ở ngoài đường sinh dục:

+ Viêm quanh gan: Có thể xảy ra sau hoặc đồng thời với viêm vòi trứng.

+ Hội chứng Reiter: Viêm niệu đạo, viêm khớp, viêm kết mạc mắt.

+ Viêm trực tràng: Ðau bụng, đi ngoài ra máu, chất nhầy.

– Ở trẻ sơ sinh khi người mẹ có mang bị nhiễm Chlamydia không được điều trị, lúc đẻ trẻ sẽ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn này gân viêm kết mạc mắt và viêm phổi.

1.2. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục sau đây:

– Lậu cầu: Đái rắt, đái buốt, đái mủ.

– Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: khí hư có bọt.

– Viêm âm đạo do nấm men Candida anbicans, khí hư trắng như sữa.

– Bệnh phẩm là dịch tiết niệu đạo, âm đạo. Có thể nhuộm Giemsa, nhuộm Iod. Tuy nhiên độ nhạy cảm kém nên ít được sử dụng.

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên của C. Trachomatis

– Miễn dịch gắn men [EIA].

Ngoài ra tại các phòng xét nghiệm hiện đại có thể sử dụng phương pháp lai axit nucleic [DNA probe] hoặc sinh học phân tử [PCR], nuôi cấy phân lập.

Chlamydia là một vi khuẩn đặc biệt ký sinh bắt buộc nội tế bào có chứa đồng thời hai loại axit nucleic: AND và ARN. Chlamydia có ba loại:

– Chlamydia psittaci: Thường có ở súc vật và có thể lây cho người gây viêm phổi.

– Chlamydia pneumoniae: Gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người.

– Chlamydia Trachomatis: Chủ yếu lây truyền qua đường tình dục .

+ Thể căn bản [Elementary body]: Thể này có hình cầu, đường kính 0,2-0,5µm.

+ Thể lưới [Reticular body]: Ðây là thể chuyển hóa, cũng có hình cầu, đường kính 0,8-1,5µm.

Nhiễm Chlamydia Trachomatis chủ yếu là do lây truyền qua đường tình dục. Bệnh này có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 90 triệu trường hợp nhiễm C.Trachomatis được phát hiện. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7.0%.

Chlamydia Trachomatis chứa trong các dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, tử cung. Những người bị nhiễm C. Trachomatis không được điều trị và không có biểu hiện lâm sàng có khả năng lây lan nhiều nhất nếu quan hệ tình dục không an toàn.

5. Phương thức lây truyền:

Nhiễm khuẩn C. Trachomatis chủ yếu qua quan hệ tình dục không được bảo vệ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây người…

Những bà mẹ có mang nếu bị nhiễm C. Trachomatis không được điều trị sẽ có khả năng lây cho trẻ sơ sinh lúc đẻ.

6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch:

Bất kỳ lứa tuổi nào có quan hệ tình dục không được bảo vệ đều có khả nãng nhiễm C. Trachomatis. Cả hai giới đều có tính cảm nhiễm như nhau. Ðáp ứng miễn dịch của có thể đối với vi khuẩn này rất yếu.

7. Các biện pháp phòng bệnh:

– Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, hành vi tình dục an toàn.

– Ðối với những đối tượng có hành vi nguy cơ cao cần có kế hoạch tư vấn, khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện các nhiễm trùng qua đường tình dục, trong đó có nhiễm C. Trachomatis.

– Ðối với các bà mẹ có mang, cần khám và làm xét nghiệm theo qui định ba tháng một lần để điều trị kịp thời nếu có nhiễm C. Trachomatis.

– Điều trị đúng phác đồ qui định.

Phác đồ điều trị cụ thể như sau:

+ Azithromycin 1g: uống liều duy nhất, hoặc:

+ Doxycyclin 100mg: uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày.

Ðối với phụ nữ có mang dùng các thuốc sau:

+ Erythromycin base 500mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc:

+ Amoxilin 500mg: uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày.

Kết hợp tý vấn về an toàn tình dục.Kiểm dịch y tế biên giới: Không có chế độ kiểm dịch y tế biên giới đối với nhiễm trùng do Chlamydia.

What is Chlamydia sexually transmitted diseases ?

Department of health and human services

2. Paavonen J, Eggert Grusew [1999]

Chlamydia trachomatis: impact on human reproduction. Ham Report updates: 433.

3. Thomas B, Fitzpatrick [1993]

Dermatology in general medicine

Health Professions Division – 1993, 2764-68.

Bài chuyên môn: GS. TS Trần Hậu Khang
Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT

Vi khuẩn chlamydia trachomatis thường được biết đến là thủ phạm gây bệnh chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD]. Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, nhưng một khi xuất hiện triệu chứng thì có khả năng ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, mắt, phổi, cổ họng, trực tràng…

Chlamydia là vi khuẩn gram gì hay chlamydia là vi khuẩn gì? Chlamydia trachomatis là một loại vi khuẩn gram âm, nằm trong chi chlamydia – một nhóm ký sinh trùng nội bào bắt buộc của các tế bào nhân chuẩn. Vi khuẩn chlamydia trachomatis gây bệnh chlamydia, một loại bệnh lây qua đường tình dục [STD]. Chlamydia trachomatis chỉ có thể nhân bản khi tồn tại bên trong tế bào chủ. Nó không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống.

Theo hệ thống phân loại hiện tại thì chi chlamydia có 3 loài: chlamydia trachomatis, chlamydia suis, chlamydia muridarum. Hai loài vi khuẩn kia không có khả năng gây bệnh cho người, trong khi vi khuẩn chlamydia trachomatis thì có.

Vi khuẩn chlamydia trachomatis gây bệnh gì?

Vi khuẩn chlamydia trachomatis được tìm thấy ở người bệnh đau mắt hột, bệnh u hạt lympho sinh dục [hay còn gọi là bệnh hột xoài], viêm niệu đạo không do lậu [Nongonococcal urethritis – N.G.U], viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, chứng viêm vùng chậu [PID]. Chlamydia trachomatis là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù do truyền nhiễm và cũng là vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.

Các loại vi khuẩn chlamydia trachomatis khác nhau gây ra các bệnh khác nhau. Dựa trên loại bệnh mà chúng gây ra, các chủng chlamydia trachomatis được phân thành 3 loại:

  • Serovar A đến C gây ra bệnh đau mắt hột – một trong những nguyên nhân gây mù lòa. Tuy nhiên, bệnh đau mắt hột này có khả năng chữa được.
  • Serovar D đến K gây nhiễm trùng đường sinh dục. Chlamydia trachomatis gây ra bệnh chlamydia. Ở nam giới, chlamydia và bệnh lậu mủ là hai trong số các bệnh gây nhiễm trùng ống dẫn tiểu thường gặp nhất. Nhiễm trùng dễ lan theo ống dẫn tinh, nhiễm vào tinh hoàn. Chlamydia ở nữ giới thì làm viêm cổ tử cung và ống dẫn tiểu. Tình trạng viêm nhiễm này có thể nhiễm lan lên tử cung, qua ống dẫn trứng vào vùng chậu gây viêm vùng chậu [PID]. Viêm vùng chậu nếu không được điều trị sẽ khiến vùng chậu bị đau, đồng thời làm hư thai, dễ mang thai ngoài tử cung, hiếm muộn.
  • Serovar L1 đến L3 gây nhiễm trùng xâm lấn các hạch bạch huyết gần bộ phận sinh dục, được gọi là bệnh u hạt lympho sinh dục [bệnh hột xoài].

Các chủng gây bệnh đường sinh dục là phổ biến nhất.

Lưu ý:

Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis vào mắt hoặc phổi nếu người mẹ bị nhiễm chlamydia ở đường sinh dục.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh chlamydia ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào

Người trưởng thành cũng có khả năng bị nhiễm chlamydia ở các cơ quan khác ngoài đường sinh dục như cổ họng, trực tràng. Nguyên nhân là do lây nhiễm khi quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Xét nghiệm để biết mình có bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis hay không

Việc đầu tiên cần làm khi tiến hành xét nghiệm chlamydia là lấy mẫu thử.

  • Đối với người mắc bệnh đường sinh dục, mẫu được lấy là chất nhờn từ cổ tử cung của ống dẫn tiểu. Một số trường hợp có thể dùng nước tiểu [nước tiểu dùng làm mẫu thử phải là nước tiểu đoạn đầu, không phải nước tiểu đoạn giữa].
  • Đối với những trường hợp bị bệnh mắt nghi do vi khuẩn chlamydia trachomatis thì sẽ lấy ghèn mắt.
  • Trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh phổi thì hút chất nhờn từ khí quản.

Các chủng chlamydia dễ dàng được xác định và phân biệt nhờ các xét nghiệm dựa trên DNA [DNA – based tests] như:

  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic [Nucleic acid amplification tests – NAAT]
  • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase [PCR]
  • Xét nghiệm lai axit nucleic [Nucleic acid hybridization tests]
  • Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme [Enzyme-linked immunosorbent assay – ELISA, còn có tên khác là Enzyme Immuno Assay – EIA
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp [Direct fluorescent antibody test]

Điều trị nhiễm khuẩn chlamydia trachomatis

Khi bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis, bạn sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh như:

  • Doxycycline
  • Azithromycin
  • Erythromycin
  • Ofloxacin
  • Penicillin

Trong đó, hai loại thuốc phổ biến nhất là azithromycin và doxycycline. Hai loại này được cho là có hiệu quả tương đương với tỷ lệ thành công lần lượt là 97% và 98%.

Đối với trường hợp người bệnh là thai phụ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc azithromycin, amoxicillin và erythromycin.

Trong quá trình mang thai, xét nghiệm được thực hiện lại 3 tuần sau khi điều trị. Nếu nguy cơ tái nhiễm trùng cao thì việc theo dõi, tầm soát cần được lặp lại trong suốt thai kỳ.

Nếu nhiễm trùng đã tiến triển, lan rộng ở cơ quan sinh sản và chứng viêm vùng chậu đã phát triển thì có khả năng ống dẫn trứng cũng đã bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm chlamydia trachomatis sau đó được điều trị ngoại trú bằng azithromycin hoặc doxycycline.

Nếu mẹ bầu bị bệnh chlamydia, trẻ sinh ra có khả năng bị nhiễmvi khuẩn chlamydia trachomatis ở mắt và dễ tiến triển thành viêm phổi. Lúc này nên điều trị cho người mẹ và phương pháp được đề xuất là dùng erythromycin đường uống, đồng thời theo dõi các triệu chứng hẹp môn vị [IHPS] ở trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề