Cho một ví dụ trong thực tế của việc ứng dụng lý thuyết điều kiện cổ điển vào chương trình tiếp thị

Điều kiện học tập (tiếng Anh: Conditions of Learning ) là thông qua sự tiếp nhận các tác nhân kích thích và sự phản hồi thích hợp, chúng ta hiểu rằng chúng có thể liên kết hoặc không liên kết.

Cho một ví dụ trong thực tế của việc ứng dụng lý thuyết điều kiện cổ điển vào chương trình tiếp thị

Hình minh họa (Nguồn: emaze)

Điều kiện học tập

Khái niệm

Điều kiện học tập trong tiếng Anh tạm dịch là: Conditions of Learning.

Điều kiện chỉ ra rằng học tập dựa trên sự liên kết của các tác nhân kích thích (thông tin) và sự phản ánh (hành vi hoặc cảm xúc). Điều kiện học tập có nghĩa là thông qua sự tiếp nhận các tác nhân kích thích và sự phản hồi thích hợp, chúng ta hiểu rằng chúng có thể liên kết hoặc không liên kết. 

Có hai lí thuyết điều kiện học tập: Lí thuyết điều kiện cổ điển và lí thuyết điều kiện hoạt động. 

a. Lí thuyết điều kiện cổ điển

Là tiến trình sử dụng sự thiết lập mối quan hệ giữa tác nhân kích thích và phản hồi để đem đến cho quá trình học tập một phản ứng tương tự đối với các tác nhân kích thích khác. 

Ví dụ: Chúng ta nghe một loại nhạc khá phổ biến (kích thích vô điều kiện) sẽ tạo ra cảm xúc tích cực (phản ứng vô điều kiện), nếu loại nhạc này được sử dụng trong chương trình quảng cáo một sản phẩm nào đó (kích thích có điều kiện) thì sản phẩm này sẽ tạo được hiệu ứng cảm xúc tích cực (phản ứng có điều kiện). 

Lí thuyết này được sử dụng hầu hết trong trường hợp tình huống tác động thấp. Tuy nhiên, sau một số lượng đủ lớn các lần xem lướt hoặc quảng cáo sản phẩm với tác động thấp, sự liên kết sẽ được thiết lập. 

Điều này rất quan trọng để ghi nhớ rằng học tập cái gì là sự khái quát và nếu trong trường hợp sự phản hồi hiệu quả sẽ dẫn dắt tiến trình học tập về sản phẩm hoặc thử nghiệm sản phẩm.

Cho một ví dụ trong thực tế của việc ứng dụng lý thuyết điều kiện cổ điển vào chương trình tiếp thị

Bảng 1: Sự phản hồi hiệu quả dẫn đến quá trình học tập

b. Lí thuyết điều kiện hoạt động

Lí thuyết này khác biệt với lí thuyết điều kiện cổ điển trong phương thức, vai trò và số lượng thời gian củng cố. Sự củng cố thực hiện vai trò lớn hơn trong lí thuyết điều kiện hoạt động so với lí thuyết điều kiện cổ điển. 

Điều quan trọng đầu tiên là chủ thể phải được gây ra sự ham muốn, sau đó hành vi sẽ được củng cố thêm. Trong lí thuyết điều kiện hoạt động thì sự thử nghiệm có trước sự ưa chuộng. Tiến trình khuyến khích các phản hồi dẫn dắt đến phản hồi cuối cùng là sự ham muốn được gọi là sự sắp đặt. 

Sự củng cố gia tăng sẽ gây ra hai điều: có được sự ưa chuộng thích thú trong hành vi như là việc mua hàng lần nữa hoặc sẽ có hiệu ứng ngược là việc từ chối mua hàng, điều này là rất quan trọng đối với nhà tiếp thị để họ có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp về mặt chất lượng.

Lí thuyết điều kiện hoạt động có sự ứng dụng rộng rãi đối với nhà tiếp thị. Các ứng dụng khác bao gồm: thư trực tiếp hoặc liên lạc cá nhân, giảm giá tại cửa hàng, cung cấp những đơn hàng đặc biệt… 

Lí thuyết điều kiện hoạt động được sử dụng trong những tình huống mua hàng khá lí trí và tỉnh táo. Một người khi mua một sản phẩm có giá trị thường có sự đánh giá, cân nhắc về giá trị sản phẩm bao gồm cả hình tượng và chức năng thể hiện của việc mua hàng.

(Tài liệu tham khảo: Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, NXB Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, 2009)

Điều kiện hóa cổ điển là một dạng thức học tập có ảnh hưởng lớn lên lên thuyết hành vi trong tâm lý học. Được phát hiện bởi nhà sinh lý học người Nga Ivan Pavlov, điều kiện hóa cổ điển là một quá trình học tập xuất hiện qua hình thức liên tưởng giữa tác nhân kích thích từ môi trường và một tác nhân kích thích xuất hiện tự nhiên.

Classical conditioning is a type of learning that had a major influence on the school of thought in psychology known as behaviorism. Discovered by Russian physiologist Ivan Pavlov, classical conditioning is a learning process that occurs through associations between an environmental stimulus and a naturally occurring stimulus.

Cho một ví dụ trong thực tế của việc ứng dụng lý thuyết điều kiện cổ điển vào chương trình tiếp thị
Nguồn: Eskimon.wordpress.com

Mặc dù điều kiện hóa cổ điển không do một nhà tâm lý học phát hiện ra nhưng nó đã gây ảnh hưởng to lớn lên một trong những trường phái trứ danh nhất trong tâm lý học – thuyết hành vi.

Although classical conditioning was not discovered by a psychologist at all, it had a tremendous influence over the school of thought in psychology known as behaviorism.

Thuyết hành vi dựa trên nhận định sau: Behaviorism is based on the assumption that:

– Tất cả việc học tập xuất hiện qua tương tác với môi trường

All learning occurs through interactions with the environment

– Môi trường định hình hành vi. The environment shapes behavior

Cần lưu ý rằng điều kiện hóa cổ điển gắn liền với việc làm xuất hiện một tín hiệu trung tính trước khi một phản ứng tự nhiên xuất hiện. Trong thí nghiệm của Pavlov với những chú chó, tín hiệu trung tính là âm thanh của chuông và phản ứng xuất hiện tự nhiên là nhỏ dãi vì đồ ăn. Kết hợp kích thích trung tính với kích thích từ môi trường (sự xuất hiện của đồ ăn), chỉ cần âm thanh của chuông thôi cũng có thể làm xuất hiện phản ứng nhỏ dãi.

It’s important to note that classical conditioning involves placing a neutral signal before a naturally occurring reflex. In Pavlov’s classic experiment with dogs, the neutral signal was the sound of a tone and the naturally occurring reflex was salivating in response to food. By associating the neutral stimulus with the environmental stimulus (presenting of food), the sound of the tone alone could produce the salivation response.

Cho một ví dụ trong thực tế của việc ứng dụng lý thuyết điều kiện cổ điển vào chương trình tiếp thị
Tóm tắt thí nghiệm của Pavlov. Nguồn: Wikimedia Commons

Nhằm hiểu rõ hơn cách thức vận hành của điều kiện hóa cổ điển, chúng ta cần làm quen với những nguyên tắc chính của quá trình này.

In order to understand how more about how classical conditioning works, it is important to be familiar with the basic principles of the process.

Điều kiện hóa cổ điển hoạt động như thế nào? How Does Classical Conditioning Work?

Về cơ bản, điều kiện hóa cổ điển là quá trình hình thành một liên kết giữa hai kích thích tạo nên một phản ứng mang tính học tập. Có 3 giai đoạn cơ bản trong quá trình này:

Classical conditioning basically involves forming an association between two stimuli resulting in a learned response. There are three basic phases of this process:

Giai đoạn 1: Trước khi xuất hiện điều kiện. Phase 1: Before Conditioning

Giai đoạn đầu tiên này cần đến một kích thích xuất hiện tự nhiên để tự động tạo ra một phản ứng. Nhỏ dãi khi nghe mùi thức ăn là một ví dụ điển hình về kích thích xuất hiện tự nhiên.

The first part of this process requires a naturally occurring stimulus that will automatically elicit a response. Salivating in response to the smell of food is a good example of a naturally occurring stimulus.

Trong suốt giai đoạn này, kích thích không điều kiện (KTKĐK) tạo nên một phản ứng không điều kiện (PƯKĐK).

During this phase of the processes, the unconditioned stimulus (UCS) results in an unconditioned response (UCR).

Ví dụ, đồ ăn (KTKĐK) xuất hiện một cách tự nhiên sẽ tự động gây ra phản ứng nhỏ dãi (PƯKĐK).

For example, presenting food (the UCS) naturally and automatically triggers a salivation response (the UCR).

Vào lúc này, một kích thích trung tính xuất hiện, kích này hiện vẫn chưa tạo ra phản ứng nào cho đến khi nó được đi kèm với KTKĐK vốn sẽ tạo ra một phản ứng.

At this point, there is also a neutral stimulus that produces no effect – yet. It isn’t until this neutral stimulus is paired with the UCS that it will come to evoke a response.

Ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn 2 thành tố quan trọng của giai đoạn này.

Let’s take a closer look at the two critical components of this phase of classical conditioning.

KTKĐK là một trong những yếu tố kích thích xuất hiện tự nhiên và tự động gây ra một phản ứng. Ví dụ, khi bạn gửi thấy món ăn mình yêu thích, bạn có thể ngay lập tức cảm thấy đói. Trong ví dụ này, mùi của thức ăn chính là KTKĐK.

The unconditioned stimulus is one that unconditionally, naturally, and automatically triggers a response. For example, when you smell one of your favorite foods, you may immediately feel very hungry. In this example, the smell of the food is the unconditioned stimulus.

PƯKĐK là một phản ứng có được không qua học tập, xuất hiện một cách tự nhiên đáp lại một KTKĐK. Trong ví dụ ở trên, cảm giác đói khi ngửi mùi thức ăn chính là PƯKĐK.

The unconditioned response is the unlearned response that occurs naturally in response to the unconditioned stimulus. In our example, the feeling of hunger in response to the smell of food is the unconditioned response.

Giai đoạn 2: Trong khi xuất hiện điều kiện. Phase 2: During Conditioning

Trong suốt giai đoạn 2 của quá trình điều kiện hóa cổ điển, kích thích trung tính trước đó được lặp lại kèm theo KTKĐK. Kết quả của việc kết hợp cùng nhau này là một liên kết giữa kích thích trung tính trước đó và KTKĐK được hình thành. Vào lúc này, kích thích trung tính trở thành kích thích có điều kiện (KTCĐK)

During the second phase of the classical conditioning process, the previously neutral stimulus is repeatedly paired with the unconditioned stimulus. As a result of this pairing, an association between the previously neutral stimulus and the UCS is formed. At this point, the once neutral stimulus becomes known as the conditioned stimulus (CS).

Đối tượng hiện đã bị điều kiện hóa để phản ứng với kích thích này.

The subject has now been conditioned to respond to this stimulus.

KTCĐK chính là kích thích trung tính trước đó, sau khi được liên kết với KTKĐK cuối cùng cũng gây ra một phản ứng, phản ứng này gọi là phản ứng có điều kiện (PƯCĐK). Trong ví dụ của chúng ta ở trên, giả sử khi bạn gửi thấy mùi món ăn yêu thích, bạn nghe được một tiếng huýt sáo. Mặc dù bình thường tiếng huýt sáo không có liên quan gì đến mùi vị đồ ăn hết, nhưng khi được phối hợp cùng với mùi vị này nhiều lần thì bản thân âm thanh huýt sao này cuối cùng cũng sẽ tạo ra một PƯCĐK. Ở đây, tiếng huýt sáo chính là KTCĐK.

The conditioned stimulus is previously neutral stimulus that, after becoming associated with the unconditioned stimulus, eventually comes to trigger a conditioned response. In our earlier example, suppose that when you smelled your favorite food, you also heard the sound of a whistle. While the whistle is unrelated to the smell of the food, if the sound of the whistle was paired multiple times with the smell, the sound would eventually trigger the conditioned response. In this case, the sound of the whistle is the conditioned stimulus.

Giai đoạn 3: Sau khi xuất hiện điều kiện. Phase 3: After Conditioning

Một khi liên kết giữa KTKĐK và KTCĐK được hình thành, thì chỉ cần sự xuất hiện của KTCĐK thôi cũng đủ để làm xuất hiện một phản ứng dù cho KTKĐK không xuất hiện. Phản ứng gây ra trong trường hợp này được gọi là PƯCĐK.

Once the association has been made between the UCS and the CS, presenting the conditioned stimulus alone will come to evoke a response even without the unconditioned stimulus. The resulting response is known as the conditioned response (CR).

PƯCĐK là một dạng phản ứng có được qua học tập nhằm đáp lại một kích thích trung tính có từ trước đó. Trong ví dụ trên, PƯCĐK sẽ là cảm giác đói khi nghe thấy tiếng huýt sáo.

The conditioned response is the learned response to the previously neutral stimulus. In our example, the conditioned response would be feeling hungry when you heard the sound of the whistle.

Các nguyên lý chính của điều kiện hóa cổ điển. Key Principles of Classical Conditioning

Các nhà tâm lý học hành vi đã mô tả một số hiện tượng khác nhau có liên quan đến điều kiện hóa cổ điển. Một số yếu tố gắn liền với sự thiết lập lần đầu của một phản ứng trong khi một số khác lại mô tả sự biến mất của một phản ứng. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng giúp ta hiểu rõ quá trình điều kiện hóa cổ điển.

Behaviorists have described a number of different phenomena associated with classical conditioning. Some of these elements involve the initial establishment of the response while others describe the disappearance of a response. These elements are important in understanding the classical conditioning process.

Ta cùng tìm hiểu kỹ hơn 5 nguyên lý của điều kiện hóa cổ điển:

Let’s take a closer look at five key principles of classical conditioning:

  1. Tiếp thu (Lĩnh hội). Acquisition

Tiếp thu là giai đoạn học tập đầu tiên khi một phản ứng lần đầu tiên được thiết lập và dần được củng cố. Trong suốt giai đoạn này, một kích thích trung tính được lặp đi lặp lại kèm với một KTKĐK. Theo như tên gọi, một KTKĐK sẽ tự nhiên gây ra phản ứng một cách tự động, không cần thông qua quá trình học tập. Sau khi liên kết được hình thành, đối tượng sẽ bắt đầu thực hiện một hành vi đáp lại kích thích trung tính trước đó, hiện trở thành KTCĐK. Chính tại thời điểm này ta có thể nói phản ứng đã được tiếp thu hay đã được lĩnh hội.

Acquisition is the initial stage of learning when a response is first established and gradually strengthened. During the acquisition phase of classical conditioning, a neutral stimulus is repeatedly paired with an unconditioned stimulus. As you may recall, an unconditioned stimulus is something that naturally and automatically triggers a response without any learning. After an association is made, the subject will begin to emit a behavior in response to the previously neutral stimulus, which is now known as a conditioned stimulus. It is at this point that we can say that the response has been acquired.

Ví dụ, thử tưởng tượng bạn đang thực hiện điều kiện hóa để chó nhỏ dãi khi nghe tiếng chuông rung. Bạn lặp đi lặp lại sự xuất hiện của “cặp đôi” thức ăn và tiếng chuông rung. Bạn có thể khẳng định rằng phản ứng đã được tiếp thu ngay khi chó bắt đầu nhỏ dãi ngay cả khi chỉ có tiếng chuông rung.

For example, imagine that you are conditioning a dog to salivate in response to the sound of a bell. You repeatedly pair the presentation of food with the sound of the bell. You can say the response has been acquired as soon as the dog begins to salivate in response to the bell tone.

Một khi phản ứng được thiết lập, bạn có thể dần củng cố phản ứng nhỏ dãi nhằm chắc chắn rằng hành vi đã được học tập thành công.

Once the response has been established, you can gradually reinforce the salivation response to make sure the behavior is well learned.

  1. Dập tắt. Extinction

Dập tắt (hay biến mất) xảy ra khi sự xuất hiện của PƯCĐK dần giảm đi hoặc biến mất. Trong điều kiện hóa cổ điển, điều này xảy ra khi một KTCĐK không còn xuất hiện kèm theo một KTKĐK.

Extinction is when the occurrences of a conditioned response decreases or disappears. In classical conditioning, this happens when a conditioned stimulus is no longer paired with an unconditioned stimulus.

Ví dụ, nếu mùi thức ăn (KTKĐK) đã xuất hiện kèm theo một tiếng huýt sáo (KTCĐK), thì lâu dần tiếng huýt sao thôi cũng gây ra PƯCĐK là cơn đói. Tuy nhiên, nếu KTKĐK (mùi thức ăn) không còn xuất hiện kèm theo KTCĐK (tiếng huýt sáo), thì cuối cùng PƯCĐK (cơn đói) sẽ biến mất.

For example, if the smell of food (the unconditioned stimulus) had been paired with the sound of a whistle (the conditioned stimulus), it would eventually come to evoke the conditioned response of hunger. However, if the unconditioned stimulus (the smell of food) were no longer paired with the conditioned stimulus (the whistle), eventually the conditioned response (hunger) would disappear.

  1. Phục hồi tự phát. Spontaneous Recovery

Đôi lúc, một phản ứng được hình thành từ học tập có thể đột nhiên tái xuất ngay cả sau một giai đoạn bị dâp tắt. Phục hồi tự phát là sự tái xuất hiện PƯCĐK sau một khoảng thời gian nghỉ hoặc một khoảng thời gian hạn chế phản ứng. Ví dụ, tưởng tưởng sau khi huấn luyện cho nhỏ dãi khi nghe tiếng chuông rung, bạn ngưng củng cố hành vi và phản ứng cuối cùng cũng biến mất. Sau một khoảng thời gian nghỉ khi KTCĐK không xuất hiện, đột nhiên bạn rung chuông và con vật đôi lúc sẽ lại tự động khôi phục hành vi đã học được.

Sometimes a learned response can suddenly reemerge even after a period of extinction. Spontaneous Recovery is the reappearance of the conditioned response after a rest period or period of lessened response. For example, imagine that after training a dog to salivate to the sound of a bell, you stop reinforcing the behavior and the response eventually becomes extinct. After a rest period during which the conditioned stimulus is not presented, you suddenly ring the bell and the animal spontaneously recovers the previously learned response.

Nếu KTCĐK và KTKĐK không còn được liên kết với nhau, sự dập tắt sẽ nhanh chóng xuất hiện ngay sau khi phục hồi tự phát diễn ra.

If the conditioned stimulus and unconditioned stimulus are no longer associated, extinction will occur very rapidly after a spontaneous recovery.

  1. Phát sinh kích thích. Stimulus Generalization

Phát sinh kích thích là khuynh hướng KTCĐK gây ra những phản ứng gần tương tự sau khi một phản ứng nhất định đã được điều kiện hóa.

Stimulus Generalization is the tendency for the conditioned stimulus to evoke similar responses after the response has been conditioned.

Ví dụ, nếu con chó đã được điều kiện hóa để nhỏ dãi khi nghe tiếng chuông, thì con vật có thể cũng có phản ứng tương tự với những kích thích tương tự giống như KTCĐK. Ví dụ trong thí nghiệm nổi tiếng của John B. Watson về Albert bé nhỏ, một đứa trẻ được điều kiện hóa để sợ một con chuột bạch. Đứa trẻ thể hiện quá trình phát sinh kích thích thông qua việc thể hiện sự sợ hãi đối với những vật thể trắng xù như các đồ chơi nhồi bông và cả bộ đầu bạc của Watson.

For example, if a dog has been conditioned to salivate at the sound of a bell, the animal may also exhibit the same response to stimuli that are similar to the conditioned stimulus. In John B. Watson’s famous Little Albert Experiment, for example, a small child was conditioned to fear a white rat. The child demonstrated stimulus generalization by also exhibiting fear in response to other fuzzy white objects including stuffed toys and Watson own hair.

  1. Phân biệt kích thích. Stimulus Discrimination

Phân biệt kích thích là khả năng nhận ra sự khác biệt giữa một KTCĐK và những kích thích khác không kèm chung với KTKĐK.

Discrimination is the ability to differentiate between a conditioned stimulus and other stimuli that have not been paired with an unconditioned stimulus.

Ví dụ, nếu tiếng chuông là KTCĐK thì quá trình phân biệt sẽ là khả năng tìm ra sự khác biệt giữa tiếng chuông và những âm thanh tương tự khác. Vì đối tượng có khả năng phân biệt các kích thích nên đối tượng sẽ chỉ phản ứng lại KTCĐK có mặt lúc đó.

For example, if a bell tone were the conditioned stimulus, discrimination would involve being able to tell the difference between the bell tone and other similar sounds. Because the subject is able to distinguish between these stimuli, he or she will only respond when the conditioned stimulus is presented.

Các ví dụ về điều kiện hóa cổ điển. Classical Conditioning Examples

Việc tìm hiểu một số ví dụ về cách thức vận hành của quá trình điều kiện hóa cổ điển cả trong phòng thí nghiệm lẫn trong thực tế đời sống là rất hữu ích.

It can be helpful to look at a few examples of how the classical conditioning process operates both in experimental and real-world settings.

Điều kiện hóa cổ điển – Một phản ứng sợ hãi. Classical Conditioning a Fear Response

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về điều kiện hóa cổ điển là thí nghiệm của John B. Watson, tại đây phản ứng sợ hãi được điều kiện hóa trên một cậu bé có tên Albert Nhỏ. Ban đầu cậu không có vẻ gì sợ hãi một con chuột bạch, nhưng sau khi sự xuất hiện của con chuột đi kèm với âm thanh lớn, rùng rợn, đứa trẻ đã khóc mỗi khi thấy chuột. Nỗi sợ hãi của đứa trẻ cũng được hình thành với những vật thể trắng xù tương tự như chuột khác.

One of the most famous examples of classical conditioning was John B. Watson’s experiment in which a fear response was conditioned in a boy known as Little Albert. The child initially showed no fear of a white rat, but after the rat was paired repeatedly with loud, scary sounds, the child would cry when the rat was present. The child’s fear also generalized to other fuzzy white objects.

Hãy cùng tìm hiểu những thành tố của thí nghiệm cổ điển này. Trước khi điều kiện hóa, chuột bạch là một kích thích trung tính. KTKĐK chính là tiếng động rền vang đáng sợ kia và PƯKĐK chính là phản ứng sợ hãi gây ra do âm thanh rùng rợn kia. Bằng cách cho chuột xuất hiện cùng với KTKĐK, chuột bạch (hiện trở thành KTCĐK) đã kích hoạt phản ứng sợ hãi (hiện đã trở thành PƯCĐK).

Let’s examine the elements of this classic experiment. Prior to the conditioning, the white rat was a neutral stimulus. The unconditioned stimulus was the loud, clanging sounds and the unconditioned response was the fear response created by the noise. By repeatedly pairing the rat with the unconditioned stimulus, the white rat (now the conditioned stimulus) came to evoke the fear response (now the conditioned response).

Thí nghiệm này mô tả cách nỗi sợ có thể được hình thành thông qua điệu kiện hóa cổ điển. Trong nhiều trường hợp, chỉ một sự xuất hiện kết hợp giữa một kích thích trung tính (ví dụ như một con chó) và một trải nghiệm đáng sợ (bị cho cắn) có thể đưa đến chứng sợ hãi kéo dài (sợ chó).

This experiment illustrates how phobias can form through classical conditioning. In many cases, a single pairing of a neutral stimulus (a dog, for example) and a frightening experience (being bitten by the dog) can lead to a lasting phobia (being afraid of dogs).

Điều kiện hóa cổ điển – Ác cảm khẩu vị. Classically Conditioning Taste Aversions

Một ví dụ khác về điều kiện hóa cổ điển có thể thấy trong sự phát triển của quá trình gây ác cảm khẩu vị. Các nhà nghiên cứu John Garcia và Bob Koelling đã lần đầu tiên chú ý đến hiện tượng này khi họ quan sát cách những con chuột tiếp xúc với lượng phóng xạ gây buồn nôn gây ra ác cảm với nước có vị thơm sau khi phóng xạ và nước được cho xuất hiện cùng nhau. Trong ví dụ này, phóng xạ đóng vai trò là KTKĐK và cảm giác buồn nôn đại diện cho PƯKĐK. Sau khi hai thành tố này được kết hợp lại, nước có vị thơm trở thành KTCĐK, và cảm giác buồn nôn được hình thành chỉ với sự xuất hiện của nước là PƯCĐK.

Another example of classical conditioning can be seen in the development of conditioned taste aversions. Researchers John Garcia and Bob Koelling first noticed this phenomenon when they observed how rats that had been exposed to a nausea-causing radiation developed an aversion to flavored water after the radiation and the water were presented together. In this example, the radiation represents the unconditioned stimulus and the nausea represents the unconditioned response. After the pairing of the two, the flavored water is the conditioned stimulus, while the nausea that formed when exposed to the water alone is the conditioned response.

Thí nghiệm sau này mô tả những dạng ác cảm gây ra bởi quá tình điều kiện hóa cổ điển như vậy có thể được hình thành qua chỉ một lần kết đôi KTCĐK và KTKĐK. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những ác cảm kiểu đó có thể xuất hiện ngày cả khi KTCĐK (vị của đồ ăn) được cho xuất hiện một vài giờ trước khi KTKĐK xuất hiện (kích thích gây buồn nôn).

Later research demonstrated that such classically conditioned aversions could be produced through a single pairing of the conditioned stimulus and the unconditioned stimulus. Researchers also found that such aversions can even develop if the conditioned stimulus (the taste of the food) is presented several hours before the unconditioned stimulus (the nausea-causing stimulus).

Tại sao những liên kết đó lại hình thành nhanh đến vậy? Rõ ràng là việc hình thành những liên kết có thể mang lại lợi ích sinh tồn cho cơ thể sống. Nếu một động vật ăn phải thứ gì đó khiến nó khó chịu thì nó cần tránh ăn lại thứ đồ ăn tương tự giống vậy để tránh bệnh tật, thậm chí là để tránh tử vong. Đây là một ví dụ tuyệt vời về cái gọi là Sự chuẩn bị về mặt sinh học. Một số liên kết hình thành dễầnng hơn vì chúng trợ giúp quá trình sinh tồn.

Why do such associations develop so quickly? Obviously, forming such associations can have survival benefits for the organism. If an animal eats something that makes it ill, it needs to avoid eating the same food in the future to avoid sickness or even death. This is a great example of what is known as biological preparedness. Some associations form more readily because they aid in survival.

Trong một nghiên cứu thực địa nổi tiếng, các nhà nghiên cứu đã tiêm vào xác cừu một chất độc khiến chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ bị bệnh nhưng không làm chết chúng. Mục tiêu và để giúp chủ trang trại giảm thiểu lượng cừu bị ăn thịt bởi chó sói. Thí nghiệm không chỉ thành công trong việc giảm thiểu số lượng cừu bị giết mà còn khiến chó sói phát sinh vị giác chán ghét với thịt cừu đến nỗi chỉ cần ngửi hay thấy bóng cừu là chúng đã bỏ chạy.

In one famous field study, researchers injected sheep carcasses with a poison that would make coyotes sick but not kill them. The goal was help sheep ranchers reduce the number of sheep lost to coyote killings. Not only did the experiment work by lowering the number of sheep killed, it also caused some of the coyotes to develop such a strong aversion to sheep that they would actually run away at the scent or sight of a sheep.

Kết luận. Final Thoughts

Trong thực tế, con người ta không phản ứng chính xác như chú chó trong thí nghiệm của Pavlov. Tuy nhiên, lại có rất nhiều ứng dụng của điều kiện hóa cổ điển trong thế giới thực. Ví dụ, nhiều người huấn luyện chó sử dụng kỹ thuật điều kiện hóa cổ điển để giúp con người huấn luyện thú cưng của mình.

In reality, people do not respond exactly like Pavlov’s dogs. There are, however, numerous real-world applications for classical conditioning. For example, many dog trainers use classical conditioning techniques to help people train their pets.

Những kỹ thuật này cũng rất hữu ích trong việc giúp người ta đương đầu với các chứng sợ hãi và các vấn đề lo âu. Ví dụ, trị liệu viên có thể thể bắt cặp nhiều lần một thứ gì đó gây lo âu với kỹ thuật giúp thư giãn nhằm tạo dựng mỗi liên kết giữa chúng.

These techniques are also useful for helping people cope with phobias or anxiety problems. Therapists might, for example, repeatedly pair something that provokes anxiety with relaxation techniques in order to create an association.

Giáo viên có thể áp dụng điều kiện hóa cổ điển trong lớp bằng cách tạo ra một môi trường học tập tích cực giúp học sinh vượt qua lo âu hay sợ hãi. Bắt cặp một tình huống gây lo âu, như biểu diễn trước lớp, với một bối cảnh dễ chịu sẽ giúp học sinh học được những liên kết mới. Thay vì cảm thấy lo lắng hay căng thẳng trong những tính huống này, đứa trẻ sẽ học cách thư giãn và bình tĩnh.

Teachers are able to apply classical conditioning in the class by creating a positive classroom environment to help students overcome anxiety or fear. Pairing an anxiety-provoking situation, such as performing in front of a group, with pleasant surroundings helps the student learn new associations. Instead of feeling anxious and tense in these situations, the child will learn to stay relaxed and calm.

Nguồn: https://www.verywell.com/classical-conditioning-2794859

Như Trang.