Chủ tịch hội nhà văn á-phi và mỹ la-tinh năm 2024

Từ cuộc chiến tranh tàn khốc, Việt Nam trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến và hòa bình. Có thể tôi không phải là người đại diện cho toàn bộ các quý vị ở đây, nhưng tôi xin phép được thay mặt các vị đại biểu kính chào một lần nữa đất nước Việt Nam tươi đẹp và anh hùng, và dành những tình cảm đẹp nhất cho các hoạt động của chúng ta từ hôm nay tới ngày 21 tháng 2

Chủ tịch hội nhà văn á-phi và mỹ la-tinh năm 2024

Nhà thơ Fernando Rendón, Chủ tịch Liên hoan thơ Quốc tế Medellín (Colombia), Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Á-Phi và Mỹ La Tinh. Ảnh Internet

44 năm đã trôi qua kể từ tháng 4 năm 1975 cho tới nay, nhưng vẫn còn những người chưa hiểu hết được tầm vóc lịch sử và những chiến công oai hùng của nhân dân Việt Nam. Hơn 2.500.000 người đã chết để nhân dân Việt Nam được độc lập và tự do trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam vào thế kỷ thứ 20. Việt Nam đã phá hủy cỗ máy chiến tranh khổng lồ để hôm nay được thở trong bầu không khí của hòa bình và một đời sống tâm linh cao quý

Trong thế kỷ 20, toàn bộ thế giới đã mất 250 triệu người trong các cuộc chiến tranh và đụng độ quân sự. Đó là một kỷ nguyên tồi tệ của lịch sử nhân loại sau hàng triệu năm, nhưng chúng ta vẫn chưa học được bài học để cùng nhau chung sống. Chúng ta có quyền được hưởng tự do, hòa bình và thoát khỏi các cuộc chiến tranh. Chúng ta muốn được chứng kiến bằng chính đôi mắt của mình từ tấm gương Việt Nam, rằng Hòa Bình có thể đạt được, rằng Chủ nghĩa Phát xít đang chống lại các dân tộc với chính sách hủy diệt vẫn có thể bị đánh bại.

Chiến tranh Việt Nam là cuộc đụng độ quân sự lớn nhất chống lại một dân tộc, nhưng hàng trăm nhà thơ, nhà văn, các nghệ sĩ cùng với nhân dân Việt Nam đã viết lên những trang hào hùng từ lịch sử bằng máu và nước mắt của mình, và nhân loại cần đến được với các tác phẩm đó. Chúng ta phải bảo vệ hòa bình như Bảo Vệ Đất Mẹ, bảo vệ tự do, bảo vệ các ước mơ và chống lại cái chết

Nhà thơ Homero là đại diện cách đây 2.800 năm ở La Mã, nhà thơ Trung Quốc Đỗ Phủ đã viết về chiến tranh cách đây 1.200 năm những bài thơ mang đậm sự chia sẻ về đau khổ của nhân loại trong chiến tranh. Những nhà thơ khác như Mayakopsky viết những bài thơ về cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại; nhà thơ Tây Ban Nha Garcia Lorca đã bị thủ tiêu trong chiến tranh; nhà thơ Hữu Thỉnh là chiến sĩ lái xe tăng đã để lại những vần thơ sống động về cuộc chiến tranh chống Mỹ…

Liên hoan thơ ca quốc tế lần thứ 3 ở Hà Nội đã tạo ra cho chúng ta một bầu không khí mới và làm chúng ta nhớ lại một ước mơ vĩ đại về độc lập và hòa bình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những vần thơ trong tù:

Đi khắp đèo cao khắp núi cao

Ngờ đâu đường thẳng gặp gian lao

Núi cao gặp hổ mà vô sự

Đường phẳng gặp người bị tống lao

Có rất nhiều các bức tường và các biên giới giữa các nước và giữa con người với con người. Những đường gianh ấy chia cắt các chủng tộc, các màu da, các tầng lớp kinh tế, chính trị, văn hóa. Cũng có những bức tường ở trong mỗi chúng ta bởi sự ích kỷ và đố kỵ.

Nhà thơ người Nga Viachexlap đã viết:

những người da vàng

những người da đen

những người da trắng

tất cả máu của chúng ta đều giống nhau

mang màu đỏ

Phong trào thơ ca quốc tế với hàng nghìn các nhà thơ trên thế giới đã làm nên nhiều kỳ tích trong tháng 2 năm qua tại 410 thành phố ở 150 quốc gia, với một mục tiêu vì một thế giới không ngăn cắt, với hàng nghìn các hoạt động thi ca và các nghệ sĩ đã được trao đổi trực tiếp với nhân dân.

Hội Nhà văn Á-Phi Mỹ và Mỹ Latinh tập hợp được 38 tổ chức thi ca ở 3 châu lục ủng hộ những sáng kiến hòa bình chống lại chiến tranh, vì công bằng và nhân quyền trên toàn thế giới

Phụ nữ và trẻ em là những người bị tổn thương nhiều nhất, hãy bảo vệ họ.

Hơn cả là một tổ chức, phong trào thơ ca quốc tế là một dòng sông đầy nước và luôn chảy với các vụ mùa bội thu bằng các đợt liên hoan thơ và bằng các hoạt động tích cực của mình. Chúng tôi tin tưởng ở sự thức tỉnh của ý thức nhân loại, tin tưởng ở sức mạnh của thơ ca. Khi dòng sông của thơ ca hết nước thì không khí của nhân loại sẽ bị nhiễm độc, các khu rừng sẽ biến mất và thời kỳ nô lệ sẽ trở lại ở Mỹ, ở châu Âu, ở các nước Ả Rập, các nước châu Mỹ Latinh và trên toàn thế giới.

Ngôn ngữ thi ca bắt đầu từ chiều sâu của lịch sử nhân loại, sẽ trở thành điều kỳ diệu nhất và trường tồn mãi mãi.

Tại thủ đô Hà Nội, một lần nữa tôi xin kính chào những người anh em và chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy đồng lòng để gieo trồng và gặt hái những mùa màng trí tuệ, giống như những người nông dân trên đất đai thiên liêng của mình.

Mới đây, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã chính thức nhận nhiệm vụ mới Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn từ ngày 5/5/2017.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tuổi Đinh Dậu, sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Ông tốt nghiệp đại học ở Cuba. Ông từng làm việc tại tuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vn thuộc báo điện tử Vietnamnet.vn), hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi và Mỹ la tinh. Giám đốc Trung tâm Dịch thuật văn học Hội Nhà văn Việt Nam.

Chủ tịch hội nhà văn á-phi và mỹ la-tinh năm 2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chính thức làm Giám đốc NXB Hội Nhà văn.

Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.

Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch. Ngoài ra, Nguyễn Quang Thiều còn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh và và hơn 500 bài báo, bút ký, ghi chép, tiểu luận… với các bút danh như Trực Ngôn, Vương Thảo, Hạnh Nguyên, Hoàng Lê…

Thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được in thành sách và được giới thiệu trên các tạp chí và báo ở các nước như Mỹ, Pháp, Nga, Úc, Ireland, Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thuỵ Điển, Malaysia, Thái Lan…

Ông nhận được nhiều Giải thưởng văn học như Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Giải thưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water của The National Literary Translators Association of America năm 1998.

Trong sáng tác, ông quan niệm: "Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới".

Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt. Nhà thơ Nguyễn Duy từng nhận xét: Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam.