Chức năng chính của bộ xương là gì năm 2024

Hệ xương khớp là một trong những hệ cơ quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể người. Không những giúp chúng ta vận động, di chuyển, đi đứng mà xương còn có chức năng bảo vệ một số cơ quan tránh khỏi các nguy cơ tổn thương do những tác động vật lý từ bên ngoài. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo xương người, cũng như chức năng và những lời khuyên hữu ích để có một hệ xương chắc khỏe.

1. Những đặc điểm về cấu tạo xương người

Hệ xương đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, ví dụ như bảo vệ các cơ quan não, tim, phổi cùng những bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, khung xương còn là nơi sản xuất ra các thành phần quan trọng của máu đó là hồng cầu và bạch cầu và tiểu cầu, đồng thời giúp lưu trữ các chất khoáng cần thiết và điều phối chức năng cử động, vận động của các chi.

Cấu tạo xương người khỏe mạnh sẽ bao gồm khoảng 270 chiếc xương. Theo thời gian tiến hóa, có nhiều xương sẽ nối liền hoặc liên kết với nhau. Do vậy cho đến độ tuổi trưởng thành, trung bình một người sẽ có 206 chiếc xương, chưa tính đến các loại xương nằm ở những khu vực nhỏ khác trong cơ thể.

Xương đùi được coi là loại xương có kích thước lớn nhất. Trong khi đó xương bàn đạp là xương nhỏ nhất. Đây là loại xương nằm ở phần tai giữa, có chức năng hỗ trợ dẫn truyền các tín hiệu và rung động âm thanh từ ngoài vào tới tai trong.

Cấu tạo xương người sẽ gồm 3 phần chính, đó là tủy xương (lớp lõi), xương xốp (lớp giữa) và xương đặc (lớp ngoài cùng):

  • Xương đặc (màng xương): có cấu trúc dày, rắn chắc và rất cứng với nhiệm vụ là bảo vệ lớp xương xốp bên trong. Loại xương này chiếm tới 80% tổng khối lượng xương trong cơ thể người.
  • Xương xốp: do các sợi xương cấu thành. Lớp xương này không dày đặc mà bố trí theo dạng màng.
  • Tủy xương (mô tủy): hiện diện ở những loại xương có mô xương xốp. Chúng sẽ là tủy đỏ ở cơ thể trẻ nhỏ, khi trưởng thành nó sẽ dần chuyển thành tủy béo có màu vàng. Người lớn sẽ có tủy đỏ nếu đó là xương sườn, xương đốt sống, xương chậu và xương đùi.

Chức năng chính của bộ xương là gì năm 2024

Tổng hợp một số loại xương trong cơ thể người

Bên cạnh cấu tạo chính thì hệ xương còn có:

  • Khung xương lắng đọng từ các loại muối khoáng vô cơ.
  • Khung xương gồm chất khoáng và protein.
  • Xương tạo nên các nguyên bào tạo xương và các tế bào xương.
  • Xương tái hấp thu các loại tế bào hủy xương.

2. Hệ xương có những chức năng gì?

Có mặt ở hầu hết các chi trong cơ thể, hệ xương có chức năng như sau:

  • Nâng đỡ: hệ xương giống như những nhịp cầu giúp liên kết các mô cơ lại với nhau.
  • Bảo vệ: xương sọ có tác dụng bảo vệ não bộ, xương lồng ngực lại giúp bảo vệ các bộ phận trong lồng ngực tránh bị tổn thương do những tác động vật lý.
  • Vận động: khi các cơ và xương kết nối với nhau, cơ thể chúng ta mới có sự liên kết và vận động được.
  • Dự trữ năng lượng: tuỷ xương vàng chứa các tế bào mỡ như một nguồn dự trữ chất béo giúp đảm bảo cơ thể được cung cấp năng lượng đầy đủ và duy trì các hoạt động sống.
  • Dự trữ chất khoáng: hệ xương được ví như một nhà kho dự trữ một lượng lớn canxi, photpho cùng các chất khoáng quan trọng khác cho cơ thể.
  • Sản xuất các tế bào máu: nhiều loại xương còn là nơi sản sinh ra các tế bào máu và những tế bào này hiện diện trong tuỷ đỏ xương.

Chức năng chính của bộ xương là gì năm 2024

Hệ xương đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể

3. Cách để gia tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho hệ xương

Sở hữu một hệ xương chắc khỏe chính là cách để nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các bệnh lý ở cả những hệ cơ quan khác. Giai đoạn thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành là khoảng thời gian phát triển tốt nhất của khung xương. Càng lớn tuổi mật độ xương sẽ càng giảm và tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương.

Cấu trúc của xương sẽ trở nên dễ gãy, suy yếu do loãng xương. Để ngăn chặn điều này, bạn nên có những thay đổi tích cực hơn về lối sống, cụ thể như sau:

  • Bổ sung canxi đầy đủ: đây là một trong những dưỡng chất chủ yếu cấu thành nên cấu trúc của xương. Cách hiệu quả nhất để bổ sung canxi cho cơ thể đó là hấp thụ nó qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể tìm thấy canxi trong sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh, các loại đậu, đậu nành, tôm, cá,...
  • Bổ sung axit béo omega-3: theo các nhà khoa học, axit béo omega-3 có tác dụng tăng cường mật độ xương rất tốt. Vì vậy bạn nên thêm các loại hạt, cá hồi hay cá thu vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
  • Bổ sung vitamin D và K2: đây được coi là 2 chất xúc tác giúp canxi được hấp thụ dễ dàng hơn. Những người có hàm lượng vitamin D và K2 trong cơ thể thấp thì mật độ xương cũng loãng hơn bình thường. Do đó, bạn nên tăng cường ăn những thực phẩm như rau xanh, rau bắp cải, natto hay phô mai để tăng cường 2 loại vitamin này.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: những người thừa cân, béo phì thường dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp vì trọng lượng cơ thể sẽ đè ép và làm tăng áp lực cho cấu trúc xương ở bên dưới. Trong khi đó, những trường hợp thiếu cân cũng phải đối mặt với nguy cơ loãng xương. Chính vì vậy, mỗi người nên duy trì chỉ số cơ thể ở mức cân đối, phù hợp để hạn chế các bệnh về xương.
  • Kiêng rượu bia và thuốc lá: thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng rủi ro loãng xương, khiến xương giòn và dễ gãy. Vì vậy bạn không nên “kết thân” với những sản phẩm này mà hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học để tăng cường độ bền chắc cho khung xương.

Chức năng chính của bộ xương là gì năm 2024

Bổ sung canxi đầy đủ từ các loại đồ ăn thức uống hàng ngày là cách hiệu quả để gia tăng độ chắc khỏe của xương

Cấu tạo xương người là một trong những công trình hoàn hảo và tỉ mỉ nhất của quá trình tiến hóa của tự nhiên. Xương người không những có độ cong mềm mại, vững chắc mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Bảo vệ xương khớp là điều vô cùng cần thiết vì nếu gặp phải các bệnh lý về xương khớp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho hệ xương sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp thì có thể liên hệ đặt lịch khám cùng các bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC ngay qua hotline 1900 56 56 56.

Chức năng chính của xương là gì?

Xương đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể: Khung xương được làm bằng xương để tạo ra một bộ khung chắc khỏe nhằm hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan mềm (chẳng hạn như não, tim và phổi) khỏi chấn thương. Xương phối hợp cùng cơ bắp để nâng đỡ cơ thể khi chúng ta đứng và di chuyển cơ thể khi chúng ta đi bộ hoặc chạy.

Bộ xương trong cơ thể có chức năng gì?

Xương giúp bảo vệ và hỗ trợ cho tim, não cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Hơn nữa, khung xương cơ thể người còn giữ chức năng sản sinh ra các tế bào bạch cầu và hồng cầu, dự trữ chất khoáng cần thiết và giúp duy trì chức năng vận động.

Bộ xương hệ cơ và khớp có chức năng gì?

Hệ xương khớp là một trong những hệ cơ quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể người. Không những giúp chúng ta vận động, di chuyển, đi đứng mà xương còn có chức năng bảo vệ một số cơ quan tránh khỏi các nguy cơ tổn thương do những tác động vật lý từ bên ngoài.

Xương chỉ gồm những gì?

Bộ xương trục gồm 22 xương sọ, 1 xương móng (ở cổ), 6 xương tai, 26 xương cột sống, 24 xương sườn và 1 xương ức. Bộ xương chi bao gồm 64 xương tay và 62 xương chân. Tất cả xương đều được cấu tạo từ các phần sau (tính từ ngoài vào trong): màng ngoài xương, xương đặc, xương xốp và ổ tủy.