Chức năng của cơ quan nhà nước là gì

Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức [cá nhân] mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Mục lục bài viết

Cơ quan Nhà nước có những đặc điểm sau:

  • Mang tính quyền lực Nhà nước;
  • Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước;
  • Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;
  • Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành
  • Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.
  • Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian [lãnh thổ], về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.
  • Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.

Phân loại cơ quan Nhà nước:

  • Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:
    • Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;
    • Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
    • Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;
  • Căn cứ vào trình tự thành lập:
    • Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;
    • Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.
  • Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:
    • Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;
    • Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
  • Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:
    • Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;
    • Cơ quan Nhà nước ở địa phương


  • Từ khóa:
  • Khái niệm pháp luật

Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, đây là tổ chức [hoặc cá nhân] mang quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Hiểu được khái niệm cơ quan nhà nước, để giải đáp toàn bộ thắc mắc: Cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan nhà nước là gì? Quý vị tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Chức năng nhà nước: Khái niệm, phân loại, các yếu tố quy định

Bởi

Nguyễn Thị Ngân

-

06/01/2020

0

3542

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Phụ lục bài viết

  • 1 Khái niệm chức năng nhà nước
  • 2 Các loại chức năng nhà nước
    • 2.1 Chức năng đối nội của nhà nước
    • 2.2 Chức năng đối ngoại của nhà nước
  • 3 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

5/5 - [32 bình chọn]

Chức năng nhà nước được hiểu là hoạt động nhà nước mang tính cơ bản nhất, thường xuyên, liên tục, ổn định nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cơ bản của nhà nước, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.

Luật sư tư vấn Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900.6198

Chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước

Bởi

Trần Thu Hoài

-

02/12/2019

0

2784

Phụ lục bài viết

  • 1 Chức năng của nhà nước.
  • 2 Hình thức nhà nước:
  • 3 Bộ máy nhà nước.
  • 4 Khái niệm Bộ máy nhà nước.
  • 5 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

5/5 - [2 bình chọn]

Mỗi kiểu nhà nước sẽ có chức năng, hình thức và bộ máy riêng biệt. Chức năng của nhà nước là phương tiện, công cụ để thực hiện nhiệm vụ, được quy định trực tiếp bởi nhiệm vụ.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Chức năng của nhà nước.

Khái niệm chức năng của nhà nước

Chức năng của nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Một nhiệm vụ cơ bản chiến lược thường được thực hiện bởi nhiều chức năng. Ví dụ: Nhiệm vụ chung xây dựng CNXH, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội. Một chức năng có thể là phương tiện thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể, cấp bách. Ví dụ: chức năng kinh tế thực hiện nhiều nhiệm vụ như: đảm bảo tự túc lương thực trong nước và xuất khẩu, chống lạm phát, ổn định đời sống nhân dân…

Xét ở phạm vi bao quát hơn, chức năng nhà nước được quy định một cách khách quan bởi cơ sở kinh tế- xã hội [kết cấu giai cấp].

Ví dụ: Chức năng cơ bản của kiểu nhà nước bóc lột [bảo vệ, duy trì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trấn áp phản kháng của giai cấp bị trị, tiến hành xâm lược hòng nô dịch các dân tộc khác…] bị quy định bởi quyền tư hữu tư liệu sản xuất và chế độ bóc lột nhân dân lao động.

Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác chức năng nhà nước bóc lột. Điều đó thể hiện ở nội dung và phương thức thực hiện. Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu với tư liệu sản xuất và nhà nước là tổ chức chính trị thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân lao động, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các chức năng cơ bản của nhà nước luôn được bổ sung bằng những nội dung mới phù hợp với nhiệm vụ và tình hình của mỗi giai đoạn phát triển xã hội.

Chức năng nhà nước và chức năng cơ quan nhà nước:

Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau.

Ví dụ: Chức năng bảo vệ pháp luật và tăng cường pháp chế thuộc về các cơ quan: Quốc Hội, Tòa án, Viện kiểm sát…

Chức năng của một cơ quan nhà nước là những phương diện hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước.

Ví dụ: Tòa án thực hiện chức năng xét xử vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chức năng của Viện kiểm sát là công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Phân loại chức năng

  • Căn cứ vào tính chất chức năng phân thành: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản.
  • Căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng: Chức năng lâu dài và chức năng tạm thời;
  • Căn cứ vào đối tượng của chức năng: Chức năng đối nội [là chức năng cơ bản] và chức năng đối ngoại.

Hình thức nhà nước:

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, là phương thức chuyển ý chí giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất nhà nước, có hai loại:

Hình thức chính thể:

Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này. Hình thức chính thể gồm 2 dạng cơ bản:

[i] Chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước [vua, hoàng đế…] theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể quân chủ được chia thành:

  • Chính thể quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước [ vua, hoàng đế…] có quyền lực vô hạn.
  • Chính thể quân chủ hạn chế: quyền lực tối cao được trao cho người đứng đầu nhà nước và một cơ quan cấp cap khác.

[ii] Chính thể cộng hòa: Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện do bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hòa có 2 hình thức:

  • Chính thể cộng hòa dân chủ: pháp luật quy định quyền của công dân tham gia bầu cử thành lập cơ quan đại diện của nhà nước. Nhưng vấn đề này thực hiện được hoặc không thực hiện được còn phụ thuộc vào nhà nước thuộc giai cấp nào;
  • Chính thể cộng hòa quý tộc: quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước chỉ dành riêng cho giới quý tộc [dưới chế độ nô lệ và phong kiến].

Hình thức cấu trúc:

Là sự tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ và tổ chức quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương. Có 2 hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu:

  • Nhà nước đơn nhất: là nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất, các bộ phận hợp thành nhà nước là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia và các đặc điểm của nhà nước. Có hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ví dụ: Việt Nam, Lào, Trung Quốc…
  • Nhà nước liên bang: không chỉ liên bang có dấu hiệu nhà nước mà các nhà nước thành viên ở mức độ này hay mức độ khác cũng có các dấu hiệu của nhà nước, chủ quyền quốc gia. Nhà nước liên bang có 2 hệ thống cơ quan nhà nước và 2 hệ thống pháp luật. Ví dụ: Mỹ, Liên Xô cũ, Braxin…

Có một loại hình nhà nước khác nữa là nhà nước liên minh: nhà nước liên minh chỉ ra là sự liên kết tạm thời của các quốc gia để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích. Nhà nước liên minh tự giải tán. Cũng có trường hợp phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ: Từ năm 1776 đến năm 1787, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước liên minh sau trở thành nhà nước liên bang.

Bộ máy nhà nước.

Khái niệm Bộ máy nhà nước.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Bộ phận cấu thành nhà nước là cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là tổ chức chính trị có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, bao gồm những cán bộ, viên chức nhà nước. Cán bộ, viên chức nhà nước là những con người được giao quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ, chức năng trong phạm vi luật định.

Cơ quan nhà nước khác tổ chức xã hội: Chỉ cơ quan nhà nước mới được nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. Phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước được pháp luật quy định chặt chẽ, là tổng thể quyền và nghĩa vụ được nhà nước giao cho, thể hiện qua việc ra quyết định có tính bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan.

Phân loại cơ quan nhà nước

Theo chức năng: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Theo vị trí, tính chất, thẩm quyền: cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý, Tòa án, Viện kiểm sát.

Xem thêm:

  • Tổ chức bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các bản Hiến pháp
  • Phân loại quyết định hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nhà nước và pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

  • Từ khóa
  • bộ máy nhà nước
  • chính thể cộng hòa
  • chính thể quân chủ
  • chức năng
  • hình thức

Facebook

Twitter

Google+

Pinterest

Bài viết trướcThu hồi đất tại Cát Hải [Dự án Deep C III]: Chủ tịch thành phố Hải Phòng chỉ đạo ‘khẩn trương rà soát’, Dân tin tưởng chờ đợi?

Bài viết tiếpHồ sơ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

Video liên quan

Chủ Đề