Tính lâu dài và vòng đời của trang thiết bị là gì

1.Định nghĩa về tài sản vật chất trong bảo trì ?

Trong lĩnh vực bảo trì sữa chữa, khái niệm tài sản vật chất thường được hiểu là một tập hợp của các thành phần trang thiết bị máy móc cần được bảo trì, sửa chữa, hoặc thay thế để đảm bảo khả năng vận hành đúng với mục đích thiết kế ban đầu của nhà sản xuất.

2. Định nghĩa vòng đời tài sản [Asset Life Cycle] trong bảo trì ?

Khái niệm vòng đời tài sản [Asset Life Cycle] là một khái niệm để khái quát quá trình sử dụng của một loại tài sản cố định bắt đầu từ thời điểm được doanh nghiệp mua về, cho đến khi kết thúc sử dụng và được loại bỏ hay thanh lý.

3. Các nhóm tài sản theo vòng đời sử dụng

Từ khái niệm đó, dựa vào vòng đời sử dụng của các tài sản này có thể chia chúng thành 3 nhóm chính:

A. Nhóm tài sản dài hạn

Đặc trưng của các tài sản vật chất thuộc nhóm này là thường có vòng đời sử dụng hơn 30 năm, với độ bền cao và có thể vận hành liên tục trong nhiều năm mà không cần bảo dưỡng hay sửa chữa lớn. Song đồng thời đa số chúng đều là những trang thiết bị có giá thành cao và có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó một khi phát sinh hỏng hóc thường sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. VD: mặt bằng nhà xưởng, mái kim loại…

B. Nhóm tài sản trung hạn

Các tài sản vật chất của nhóm này thường có tuổi thọ cao từ 16-29 năm, độ bền ít hơn so với nhóm tài sản dài hạn. Thông thường cũng là những tài sản quan trọng và có khả năng để lại hậu quả lớn khi xảy ra sự cố. Các tài sản thuộc nhóm này ví dụ như: lò hơi, hệ thống báo cháy và đèn chiếu sáng bên ngoài.

C. Nhóm tài sản ngắn hạn

Đây là nhóm tài sản thường có kích thước nhỏ, giá trị thấp nên thường Ít bền hơn tài sản có tuổi thọ trung bình và dài, những tài sản này thường có tuổi thọ sử dụng dưới 16 năm.

Đây là những tài sản có vai trò ít quan trọng, do đó khi xảy ra hỏng hóc thường gây ra thiệt hại nhỏ hơn 2 nhóm tài sản trung và dài hạn.

Vòng đời sản phẩm là gì?

Trong marketing, vòng đời sản phẩm [Product Life Cycle] là quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ lúc lên ý tưởng cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường. Doanh nghiệp quản lý sản phẩm dựa vào vòng đời của sản phẩm. Một sản phẩm không nhất thiết phải có đầy đủ các giai đoạn. Vòng đời của sản phẩm có thể kéo dài và tiếp tục phát triển dài hạn. Ví dụ: sữa, đồ tiêu dùng,…

Vòng đời sản phẩm có bao nhiêu giai đoạn?

Người làm marketing trong doanh nghiệp nếu nắm chắc và bám sát vòng đời của sản phẩm thì có thể xây dựng lên những chiến lược phát triển tốt. Vòng đời một sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn:

Các giai đoạn quản lý vòng đời của mỗi sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm [Introduction Stage]

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm là giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường. Giai đoạn này thường được thực hiện sau quá trình dài nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm của doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí cho marketing, quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Cũng chính vì vậy mà giá thành sản phẩm ở giai đoạn này thường rất cao. Doanh nghiệp có thể có doanh thu ở giai đoạn thứ nhất nhưng thường không đủ để bù vào các chi phí. Do đó, giai đoạn này doanh nghiệp thường sẽ bị lỗ.

Đặc điểm của sản phẩm ở giai đoạn giới thiệu:

  • Doanh nghiệp mới nên it khách hàng và sản lượng bán còn thấp, doanh nghiệp thu lãi thấp hoặc có thể lỗ.
  • Vì sản phẩm mới nên thường ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh.

Giai đoạn tăng trưởng [Growth Stage]

Sau khi tung ra thị trường cùng các chiến lược marketing mở rộng thương hiệu, sản phẩm sẽ được biết đến nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sản phẩm đã chuyển sang giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn này, khách hàng đã biết tới sản phẩm và doanh nghiệp nhiều hơn. Doanh thu cũng ổn định hơn giai đoạn trước. Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra cũng được giảm dần. Nhờ vậy, giá thành sản phẩm cũng không còn cao như giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, tuy doanh thu kiếm được tăng lên và bù vào các khoản phí giúp doanh nghiệp hòa vốn thì các thách thức trước mắt vẫn còn rất nhiều.

Đặc điểm của giai đoạn tăng trưởng:

  • Doanh nghiệp tăng nhanh về sản lượng bán
  • Mức độ cạnh tranh trên thị trường bắt đầu tăng
  • Doanh nghiệp đã có lãi thậm chí là lãi nhiều [có thể đạt đến điểm tối đa]

Giai đoạn trưởng thành [Maturity Stage]

Ở giai đoạn trưởng thành, sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng sau quá trình phát triển nóng nhất. Đây được đánh giá là giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm bởi mức chi phí giảm xuống thấp nhất, giá thành ổn định. Lượng khách hàng tuy không nhiều như giai đoạn trước nhưng lại đều đặn và lâu dài hơn. Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, mỗi đối thủ đều có các thế mạnh đòi hỏi chủ doanh nghiệp có các chiến lược nghiên cứu, phát triển, tạo điểm khác biệt để làm lợi thế cạnh tranh.

Sản phẩm ở giai đoạn này có đặc điểm:

  • Thị trường bắt đầu cạnh tranh rất mạnh
  • Xuất hiện các sản phẩm cạnh tranh tương tự
  • Sản lượng bán ra không tăng trưởng chỉ duy trì mức ổn định
  • Doanh nghiệp giảm tỷ lệ lợi nhuận, lãi thấp

Giai đoạn suy thoái [Decline Stage]

Đây chính là giai đoạn cuối cùng quyết định xem vòng đời sản phẩm sẽ tiếp diễn hay kết thúc. Ở giai đoạn này, số đối thủ cạnh tranh ở mức cao nhất khiến doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí để đầu tư. Giá thành sản phẩm cũng được hạ xuống nhằm kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng. Doanh thu thu về cũng giảm xuống rõ rệt. Nếu doanh nghiệp không có các chiến lược nghiên cứu, phát triển cho phù hợp thì sản phẩm có thể kết thúc vòng đời tại đây. Ngược lại, sản phẩm hoàn toàn có thể phất lên nếu như biết xây dựng, quảng bá,…đúng cách.

Một số đặc điểm của sản phẩm trong giai đoạn này:

  • Doanh số bán bắt đầu giảm do canh tranh nhiều
  • Bắt đầu giảm khách hàng chỉ còn khách hàng trung thành
  • Lợi nhuận giảm mạnh chỉ còn ở mức thấp nhất

Đọc thêm: 8 phương pháp để giảm hàng tồn kho trong quá trình sản xuất

1. Tại sao cần phải có quy trình quản lý máy móc thiết bị?

Mục đích cụ thể mà nhữngdoanh nghiệp. các nhà máy, phân xưởng… tạo ra quy trình quản lý máy móc và các trang thiết bị là để có thể tận dụng được tối đa về mặt công suất hay các trang thiết bị.

Tại sao cần phải có quy trình quản lý máy móc thiết bị?

Hiện nay việc quản lý các trang thiết bị, máy móc cũng trở nên đơn giản hơn nhiều với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện máy móc đặc biệt là những phần mềm giúp các bạn quản lý máy móc và các trang thiết bị hiệu quả.

Khi có quy trình quản lý các trang thiết bị máy móc thì doanh nghiệp có thể sẽ nắm được tình hình hoạt động của các trang thiết bị, có những căn cứ để có thể đưa ra những kế hoạch quản lý phù hợp đối với từng loại trang thiết bị máy móc.

Quy trình quản lý máy móc thiết bị sẽ đóng vai trò như một chiếc kim chỉ nam để giúp cho doanh nghiệp lập được các kế hoạch quản lý các trang thiết bị máy móc đúng chuẩn, bảo vệ các trang thiết bị máy móc để kéo dài tuổi thọ của chúng.

Để biết được quy trình quản lý máy móc như thế nào thì chúng ta tìm hiểu các thông tin ở phần tiếp theo.

Xem thêm: Việc làm vật tư thiết bị

Lý thuyết vòng đời sản phẩm – Sản phẩm sinh ra rồi “chết đi” như thế nào?

By

peopleofcamnest

-

Tháng Bảy 23, 2020

0

5491

Share on Facebook

Tweet on Twitter

Bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hàng ngày, chiếc điện thoại, máy tính hay đơn giản như chai nước ngọt đều có cho mình một vòng đời riêng. Tuy nhiên, khái niệm vòng đời sản phẩm đôi khi có thể bị hiểu sai rằng đó là quá trình từ khi sản phẩm được người tiêu dùng bỏ tiền ra mua cho đến khi chúng không còn khả năng sử dụng hay bị thay thế bằng một sản phẩm khác. Thực tế thì không phải như vậy, khái niệm vòng đời sản phẩm cần được hiểu là một quy trình mà doanh nghiệp quản lý sản phẩm của họ, từ thời điểm sản phẩm ra đời, cho tới khi nó bị đào thải khỏi thị trường. Bài viết hôm nay Cam sẽ đưa đến cho các bạn tất tần tật những thông tin cần biết bao gồm khái niệm, mô hình, cách đánh giá và một số phương pháp kéo dài vòng đời sản phẩm.

1. Tìm hiểu khái niệm vòng đời sản phẩm là gì?

Vòng đời sản phẩm hay còn gọi là Product Life Cycle là quy trình mà bạn quản lý sản phẩm của mình, từ lúc nó được hình thành và cho đến khi sản phẩm đó bị đào thải hay biến mất hoàn toàn khỏi thị trường kinh doanh.

Tìm hiểu về vòng đời sản phẩm là gì

Khái niệm vòng đời sản phẩm sẽ giúp cho những nhà tiếp thị [marketing] xác định được các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm bằng những chứng minh từ quá trình thay đổi doanh số cùng lợi nhuận.

Mỗi sản phẩm có vòng đời dài hay ngắn một phần còn phụ thuộc vào ngành nghề mà bạn kinh doanh, vào thị trường và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn.

Thế là mình vừa khái quát cho bạn định nghĩa vòng đời sản của phẩm là gì. Còn ngay bây giờ, mình sẽ giới thiệu đến bạn 4 giai đoạn phổ biến về vòng đời của một sản phẩm. Cùng mình theo dõi ngay nào.

2. 4 giai đoạn trong một vòng đời sản phẩm

Vòng đời sản phẩm trong marketing thường gồm 4 giai đoạn cốt lõi: giới thiệu sản phẩm – phát triển sản phẩm – trưởng thành – thoái trào. Các giai đoạn này được ứng dụng nhiều trong những chiến lược định giá cũng như quản trị sản phẩm. Và đặc biệt là rất hữu ích cho việc quản lý ngân sách về marketing.

Biết được sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào có thể giúp bạn phân loại được các cập độ của sản phẩm hiện tại và từ đó hoạch định được chiến lược một cách đúng đắn nhất. Có thể là thời điểm tung sản phẩm, làm mới sản phẩm hay bắt buộc phải thay một dòng sản phẩm mới.

Hãy cùng mình tìm hiểu nội dung của 4 giai đoạn vòng đời sản phẩm ngay sau đây.

Giai đoạn 1: Introduction Stage [Giới thiệu sản phẩm]

Giai đoạn này xảy ra khi ý tưởng của bạn đã được hiện thực hóa bằng một sản phẩm cụ thể. Introduction sẽ là giai đoạn mở đầu cho việc bạn tung sản phẩm của mình ra thị trường.

Giai đoạn 1 trong Product Life Cycle là Introduction

Một số đặc điểm nổi bật ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm này có thể kể đến như:

  • Ngân sách lớn: bạn phải bỏ khá nhiều chi phí về sản xuất, phân phối, marketing do sản phẩm của bạn chỉ vừa mới tung ra, người dùng chưa nhận biết tốt và cũng đắn đo, xem xét sản phẩm của bạn.
  • Doanh thu: vì sản phẩm của bạn còn mới nên lượng khách hàng sẽ ít, tuy có doanh thu như số tiền có được vẫn chưa bằng với chi phí đầu tư lúc ban đầu. Vì thế, nó dẫn đến không hoặc có rất ít lợi nhuận khiến bạn phải bù lỗ ở giai đoạn này.
  • Thu hút chú ý: quảng bá thương hiệu để thu hút sự chú ý của người dùng, đặc biệt là phần lớn tệp khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến.
  • Giá thành của sản phẩm: giá thành sẽ cao do đã tốn chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trước đó. Tuy nhiên, giá cao thì khó dẫn người tiêu dùng đến giai đoạn mua hàng hơn.

Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng có thể ứng dụng Marketing mix cho giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Đây là hình thức tiếp thị dựa trên mô hình 4P trong marketing, cụ thể:

  • Product [Sản phẩm]: bạn đừng quên thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, nhãn hiệu của mình nhé.
  • Price [Giá]: định giá sản phẩm dựa trên chất lượng của nó, đối thủ cạnh tranh, chiến lược tăng doanh thu, lợi nhuận của bạn. Mình gợi ý cho bạn một vài phương pháp định giá có thể ứng dụng ở giai đoạn Introduction:
    • Định giá thâm nhập: tức là bạn bắt đầu sản phẩm với mức giá thấp để thu hút khách hàng và chiếm thị phần trong lĩnh vực. Sau đó, mới tiến hành tăng giá theo từng chu kỳ một.
    • Định giá “hớt váng”: phương án này là bạn sẽ định giá sản phẩm của mình với mức cao ở giai đoạn đầu. Với cách này, bạn sẽ khai thác tốt nhóm khách hàng có sức mua cao và bạn có thể thu hồi vốn nhanh hơn, bắt đầu sinh lợi nhuận.
    • Định giá cạnh tranh: bạn sẽ cạnh tranh trực tiếp với đối thủ của mình về giá. Phương án này thường ứng dụng đối với sản phẩm đã có đối thủ trên thị trường.
  • Place [Phân phối]: Kênh phân phối ở giai đoạn Introduction cần được chọn lọc kỹ càng, điều này cũng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
  • Promotion [Xúc tiến]: Thường ở giai đoạn Introduction, các hoạt động xúc tiến, quảng bá nên tập trung vào việc tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn có thể tung ra thị trường các mẫu thử để chú ý sự quan tâm của khách hàng càng nhiều thì càng tốt.

Giai đoạn 2: Growth Stage [Phát triển sản phẩm]

Giai đoạn Growth thể hiện cho việc sản phẩm của bạn bắt đầu được sự quan tâm của người dùng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Bằng chứng thể hiện sự phát triển của sản phẩm rõ rệt là tăng trưởng doanh thu, kèm theo đó là bắt đầu có lợi nhuận.

Giai đoạn Grow bắt đầu có doanh thu và một ít lợi nhuận

Những đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn phát triển sản phẩm:

  • Chi phí đầu tư: ở giai đoạn này tuy doanh số đã được cải thiện nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc phải tăng số lượng sản phẩm. Vì thế, bạn cần đầu tư tiếp tục và mạnh cho sản phẩm của mình để có thể kinh doanh trên thị trường.
  • Giá thành của sản phẩm: do sản xuất sản phẩm hàng loạt nên giá thành sẽ giảm một cách đáng kể.
  • Doanh thu: khách hàng ở giai đoạn phát triển thường sẽ tăng tần suất mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh thu của bạn tăng nhanh chóng, bắt đầu hòa vốn và sinh lời.
  • Đối thủ cạnh tranh: một khi thương hiệu của bạn càng lớn mạnh thì càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của bạn.
  • Chiến thuật marketing: ngân sách marketing ở giai đoạn 2 sẽ được tập trung nhiều vào việc gia tăng brand equity – tài sản thương hiệu và brand preference – sự ưu tiên thương hiệu. Bên cạnh đó là dồn nguồn lực để quảng cáo, xây dựng nội dung và PR sản phẩm đến với khách hàng.

Đối với việc Marketing mix ở giai đoạn Growth được thể hiện ở các khía cạnh sau:

  • Product [Sản phẩm]: Chú trọng hơn về product line, tức chiều sâu của sản phẩm. Và sản phẩm cũng được cải thiện về mặt chất lượng, cả thiết kế bao bì.
  • Price [Giá]: Các chiến lược về giá cũng cần cân, đo, đong, đếm lại khi sản phẩm vào giai đoạn phát triển, cụ thể:
    • Giá thâm nhập: khi bạn đã có nguồn khách hàng tương đối ổn định, bạn có thể bỏ bớt các chương trình khuyến mãi hoặc tăng giá sản phẩm.
    • Giá “hớt váng”: có thể bạn phải hạ giá thành so với mức giá cao ban đầu mà bạn đã hoạch định vì xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh.
    • Giá cạnh tranh: bạn nên cân nhắc chọn lựa giá thành nằm ở mức trung bình của các đối thủ trên thị trường.
  • Place [Phân phối]: tiếp cận, mở rộng các kênh phân phối để mang sản phẩm đến với người dùng và bắt đầu tìm kiếm thêm các thị trường để tăng lượng sản phẩm phân phối, mang về doanh thu và lợi nhuận.
  • Promotion [Xúc tiến]: ở giai đoạn phát triển của vòng đời sản phẩm, nhiệm vụ chính và duy nhất của bạn chính là gia tăng tài sản thương hiệu [brand equity].

Giai đoạn 3: Maturity Stage [Trưởng thành]

Maturity là giai đoạn cho bạn biết rằng sản phẩm của mình đang có chỗ đứng nhất định, vững chắc đối với khách hàng. Tuy nhiên, cũng ở giai đoạn này, khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc giữ thị phần cho mình. Vì thế, bạn cần có phương án phòng thủ bằng việc giảm giá, khuyến mãi hay tiến hành cải thiện sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới tiếp theo,…

Giai đoạn Maturity thường phát triển bền vững nhưng tiềm ẩn những thách thức mới

Một số dấu hiệu của giai đoạn trưởng thành như:

  • Chi phí đầu tư: thấp hơn so với 2 giai đoạn trước.
  • Giá thành của sản phẩm: giá ở giai đoạn này có thể nói là tương đối ổn định.
  • Doanh thu: doanh thu sản phẩm đạt mức đỉnh điểm, thu về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Nhưng sau đó sẽ bị giảm mạnh, bạn cần lưu ý để có phương án triển khai tiếp theo phù hợp nhất.
  • Đối thủ cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường dẫn đến số lượng đối thủ tăng dần. Thế nên, bạn cần có biện pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, có thể là đa dạng tính năng sản phẩm hoặc khác biệt hóa thương hiệu,…
  • Chiến lược marketing: giai đoạn này sẽ tập trung nhiều hơn cho các hoạt động bán hàng trực tiếp, khuyến mãi.

Chiến lược Marketing mix cho giai đoạn trưởng thành gồm các yếu tố sau:

  • Product [Sản phẩm]: để có thể cạnh tranh với đối thủ, giai đoạn này cần cải thiện tính năng cho sản phẩm. Không những thế, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu sản phẩm mới nếu thấy sự thoái trào của sản phẩm hiện tại trong tương lai gần.
  • Price [Giá]: giá sẽ bị giảm để có thể giữ được thị phần và cạnh tranh với các đối thủ.
  • Place [Phân phối]: mở rộng nhiều kênh phân phối hơn giai đoạn 2, nhất là sử dụng đa số ngân sách để giành điểm bán từ các nhà phân phối, từ đó mà doanh nghiệp có thể thuận lợi đẩy sản phẩm ra thị trường.
  • Promotion [Xúc tiến]: tiếp tục quá trình xây dựng thương hiệu, giữ chân khách hàng. Cùng với đó là tạo các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Giai đoạn 4: Decline Stage [Thoái trào]

Giai đoạn Decline sẽ chính thức đưa sản phẩm rời khỏi kệ bán hàng. Bởi có thể thị hiếu khách hàng thay đổi, công nghệ lỗi thời,… Lúc này, bạn cần tạo ra một sản phẩm mới với tính năng đa dạng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng.

Decline đưa sản phẩm chỉ còn trong quá khứ và bạn bắt buộc phải tạo ra một sản phẩm mới độc đáo hơn

Sau đây, mình chia sẻ đến bạn những dấu hiệu của giai đoạn thoái trào như sau:

  • Chi phí đầu tư: ngân sách được đầu tư nhiều hơn để tìm cơ hội níu giữ khách hàng duy trì sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Giá thành của sản phẩm: để kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng, bạn buộc phải giảm giá thành sản phẩm.
  • Doanh thu: bắt đầu giảm mạnh so với các giai đoạn trước đó một cách rõ rệt.
  • Đối thủ cạnh tranh: đối thủ càng ngày càng nhiều dẫn đến thị trường đạt sự bão hòa.
  • Thu hẹp sự lựa chọn: doanh nghiệp không còn nhiều sự lựa chọn, một là rút sản phẩm khỏi thị trường và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; hai là chờ đợi đối thủ tự động rút khỏi thị trường.

Ở giai đoạn thoái trào, chiến lược Marketing Mix được thể hiện như sau:

  • Product [Sản phẩm]: sẽ có những sản phẩm sẽ không trụ nổi trên thị trường, nên bạn cần có chiến lược sáng suốt để đảm bảo về mặt doanh thu cho mình, có thể là phát triển, cải tiến sản phẩm để có tiềm lực cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Price [Giá]: giá sản phẩm sẽ bị giảm mạnh hoặc xả hàng để có thể thu hồi lại vốn tối đa.
  • Place [Phân phối]: các kênh phân phối dần bị thu hẹp và lúc này bạn cần duy trì kênh hoạt động tốt nhất để thu hút người dùng mua hàng.
  • Promotion [Xúc tiến]: ngân sách hầu hết sẽ được giữ lại để PR cho thương hiệu, giữ vững hình ảnh tốt đẹp trong lòng của khách hàng.

Product Life Cycle – Khái Niệm Vòng Đời Sản Phẩm Trong Marketing

Giai đoạn 1: Phát triển sản phẩm mới [Market Introduction and Development]

Đây là giai đoạn khởi đầu, khi một ý tưởng trên giấy trở thành một sản phẩm thực sự để bán. Có khá nhiều yếu tố cần lưu ý trong giai đoạn này:

  • Thị trường hẹp: Đây là lúc team Marketing bắt đầu xây dựng nhận thức về sản phẩm và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Khi ở trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đều cố gắng tạo thu hút sự chú ý từ thị trường và đặc biệt là nhóm khách hàng tiềm năng. Mỗi khách hàng trong giai đoạn đều là khách hàng mới, dẫn tới doanh số sẽ thấp.
  • Chi phí lớn: Vì là một thị trường mới, nhu cầu chưa được tạo ra nhiều nên những chi phí liên quan tới sản xuất, phân phối, marketing đều đội lên ở giai đoạn này.
  • Có rất ít hoặc thậm chí không có lợi nhuận: Bởi những yếu tố trên, doanh nghiệp buộc phải duy trì 1 giai đoạn có rất ít hoặc gần như không có lợi nhuận. Trong khi các chi phí khác vẫn phải bỏ ra, nên hầu như các nhãn hàng sẽ phải chịu lỗ ở giai đoạn này để tiếp cận thị trường.

Giai đoạn 2: Phát triển, gia tăng [Market Growth]

Ở giai đoạn này, bản thân sản phẩm đã có được chỗ đứng trong thị trường. Đây là giai đoạn mà doanh số và doanh thu tăng trưởng, đồng thời, lợi nhuận cũng được cải thiện nhờ đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô [economies of scale] và nhu cầu của thị trường cũng tăng theo tỉ lệ thuận. Tại giai đoạn này:

  • Khách hàng đã có nhận thức về thương hiệu: Nhờ những hoạt động tạo nhận diện thương hiệu trước đó nên ở giai đoạn này, khách hàng đã có thể nhận thức về hình ảnh và sản phẩm của thương hiệu.
  • Tăng doanh số: Tại giai đoạn này, khách hàng tăng dần tần suất mua hàng. Họ có thể đã sử dụng sản phẩm và ưu tiên sản phẩm khi có nhu cầu phát sinh. Chính vì thế, doanh số trên mỗi khách hàng tăng lên, đồng thời kéo theo sự tăng trưởng của doanh số tổng.
  • Giảm chi phí: Doanh số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về sản phẩm cũng tăng kéo theo tăng sản lượng sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích về chi phí từ lợi thế kinh tế theo quy mô [economies of scale].
  • Tăng đối thủ trên thị trường: Thương hiệu càng phổ biến thì đồng thời cũng sẽ có càng nhiều đối thủ xuất hiện trên thị trường.

Giai đoạn 3: Chín muồi [Market Maturity]

Đặc điểm của giai đoạn chín muồi là khi doanh số chạm đỉnh và tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Sản phẩm của đối thủ cũng dần trở nên phổ biến và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc giữ thị phần [market share]. Vì vậy, doanh nghiệp phải tích cực hơn trong việc giảm giá, khuyến mại, phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới, cải tiến các dòng sản phẩm hiện có, đồng thời mở ra các kênh phân phối mới và có chính sách ưu đãi thêm cho các kênh hiện tại. Giai đoạn chín muồi có một số dấu hiệu sau:

  • Lợi nhuận tối ưu: Doanh số sẽ chạm đỉnh ở giai đoạn chín muồi vì thế lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được tối ưu. Tuy nhiên, sau khi chạm đỉnh thì lợi nhuận, doanh số sẽ chuẩn bị giảm mạnh.
  • Có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh: Sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm cũng dẫn tới ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường.
  • Giảm thị phần: Sản phẩm của từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định nên thị phần được chia nhỏ. Nhiệm vụ của các bên là giữ vững và gia tăng thị phần của mình.
  • Cải tiến sản phẩm: Các doanh nghiệp sẽ cố gắng đưa ra nhiều ý tưởng mới để khác biệt hóa sản phẩm của mình so với đối thủ. Việc này lại tạo ra một chu kỳ mới cho các chiến lược về sản xuất, phân phối, giá thành và các chương trình khuyến mãi.
  • Giảm giá thành: hệ quả của việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp là sản phẩm sẽ bị hạ giá để giữ doanh số.

Giai đoạn chín muồi cũng là thời điểm các doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành nghiên cứu và bắt đầu một chu kỳ vòng đời sản phẩm mới.

Đọc thêm: Quy trình 8 bước nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Giai đoạn 4: Thoái trào [Market Decline]

Sau một thời gian ra mắt trên thị trường, sản phẩm rồi sẽ lỗi thời, khách hàng thay đổi thị hiếu hoặc một sản phẩm mới hấp dẫn hơn ra đời là những yếu tố chính dẫn đến sự suy thoái của sản phẩm. Giai đoạn thoái trào sẽ có những đặc điểm như:

  • Thị trường bị co hẹp: Nhu cầu của khách hàng suy giảm sẽ dẫn đến thị trường co hẹp lại. Doanh thu cũng vì vậy mà tụt dốc đáng kể.
  • Giảm giá thành: Với hi vọng tối “vớt vát” lại trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp sẽ ra quyết định giảm mạnh giá bán sản phẩm.
  • Thu hẹp sự lựa chọn: Trong thời điểm này doanh nghiệp sẽ không còn nhiều sự lựa chọn. Họ chỉ có thể quyết định: một là rút sản phẩm khỏi thị trường để phát triển sản phẩm mới; hai là chờ đợi cho đối thủ rút khỏi thị trường.

[GA4] Giá trị lâu dài của người dùng

Phân tích giá trị và hành vi của người dùng trong suốt thời gian họ là khách hàng của bạn.

Kỹ thuật tính giá trị lâu dài của người dùng sẽ cho bạn biết người dùng có những hành vi nào trong suốt thời gian sử dụng trang web hoặc ứng dụng của bạn với tư cách là khách hàng. Kỹ thuật này có thể cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết cụ thể như:

  • Nguồn/phương tiện/chiến dịch giúp gia tăng số người dùng có doanh thu lâu dài cao nhất so với doanh thu trong tháng được chọn.

  • Những chiến dịch đang hoạt động thu nạp được những người dùng dự kiến sẽ có giá trị hơn, có xác suất mua hàng cao hơn và xác suất rời bỏ thấp hơn dựa trên kết quả tính toán của các mô hình dự đoán trong Google Analytics.

  • Thông tin chi tiết về hành vi của người dùng riêng biệt, chẳng hạn như lần gần đây nhất người dùng hoạt động hằng tháng mua một sản phẩm trên trang web của bạn hoặc lần gần đây nhất họ tương tác với ứng dụng của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề