Chuỗi cung ứng đầu vào là gì

Tìm hiểu ngay những thông tin sau sẽ không là “thừa”, cho những ai đang muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, khi nắm rõ được vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh hiện đại ngày nay.

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại được hiểu là mạng lưới toàn cầu sử dụng để chuyển sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền.

Chuỗi cung ứng [Ảnh minh họa]

Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, sản phẩm được làm ra không chỉ ngày một, ngày hai mà đến được tay khách hàng. Để khách hàng biết đến và lựa chọn, nhà sản xuất cần phải tiến hành một quy trình dài từ khâu ý tưởng, chi phí, nguyên vật liệu, gia công, thành phẩm, quảng cáo, truyền thông, đưa tới các đại lý… rồi mới đến tay người dùng. Để tất cả diễn ra suôn sẻ và nhà sản xuất thu lại lợi nhuận như mong muốn, chuỗi cung ứng cũng như việc vận hành chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm.

>> Xem thêmTiến độ tổng thể trong vận hành chuỗi cung ứng

Sơ đồ chuỗi cung ứng

Ra đời từ những năm 1990 đến nay, mô hình SCOR® [Supply Chain Operation Reference Model] đã trở thành một trong những chuẩn mực về chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới được nhiều công ty ở các lĩnh vực khác nhau tham chiếu và vận dụng để phát triển chuỗi cung ứng của họ.

Hoạt động chuỗi cung ứng theo chuẩn quốc tế SCOR® bao gồm 6 quy trình [Plan, Make, Source, Deliver, Return, Enable] – [lập kế hoạch, sản xuất dịch vụ, mua sắm, phân phối, logistics ngược, và hệ thống quy trình công nghệ]. Triết lý quản lý theo chuỗi cung ứng là theo chiều ngang [horizontal] khác với phương pháp quản lý cũ là theo phòng ban [vertical]. Quản lý chuỗi cung ứng phối hợp nhịp nhàng, làm gia tăng giá trị và vai trò của logistics, giao nhận, tồn kho, dịch vụ khách hàng, quản lý nhà cung ứng, kế hoạch nguồn lực, chiến lược sản xuất, dự báo, … mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Sơ đồ quản lý chuỗi cung ứng

Nếu như phương pháp quản lý theo phòng ban lạc hậu và chứa nhiều xung đột làm giảm hiệu quả của tổ chức như: dự báo tồn kho thiếu chính xác, mua hàng không hiệu quả, thiếu thông tin trong ra quyết định, dự báo thiếu chính xác, sản xuất không đáp ứng theo yêu cầu, … thì chuỗi cung ứng sẽ là giải pháp giúp tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh, cân bằng cung cầu, kết nối các phòng ban, có thông tin ra quyết định chính xác,…

Vai trò của chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại

Định nghĩa chuỗi cung ứng vừa được nêu trên có giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này? Từ đó, bạn đã hình dung được về vai trò của mô hình chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp hay chưa? Tất cả sẽ được miêu tả cụ thể hơn qua những thông tin tiếp sau đây về vai trò của chuỗi cung ứng.

Theo đó, trong sản xuất, kinh doanh cũng như vận hành một doanh nghiệp, nhà quản lý cần nắm được rằng chuỗi cung ứng có vai trò cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp họ:

  • Vận hành được bộ máy sản xuất, kinh doanh chung của doanh nghiệp theo một lề lối, một trật tự thống nhất.

  • Tránh được những rủi ro trong quản lý cũng như sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

  • Sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng được người dùng đón nhận, hưởng ứng.

  • Hiểu được về chuỗi cung ứng cũng như vai trò của chuỗi cung ứng còn là cơ sở để nhà quản lý đưa ra những chiến lược đúng đắn; sử dụng nhân lực, vật tư đúng nơi, đúng chỗ;… đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vươn lên một tầm cao mới, hội nhập và phát triển.

  • Doanh nghiệp không có chuỗi cung ứng cụ thể thì mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy hưởng, không theo lề lối và dễ đi đến đà phá sản.

Sản phẩm có được người tiêu dùng đón nhận hay không phụ thuộc nhiều vào cách vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp [Ảnh minh họa]

Làm thế nào để vận hành chuỗi cung ứng đạt hiệu quả?

Đến đây, câu hỏi được đặt ra với nhiều người hẳn sẽ là việc vận hành chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả? Đáp án rất đơn giản – đó là tùy vào năng lực quản lý của một người thông qua những kinh nghiệm, kiến thức mà người đó nắm được về chuỗi cung ứng. Kinh nghiệm, kiến thức từ đâu mà có? Chỉ có thể tích lũy từ thực tiễn đời sống thông qua công việc; qua giao lưu, học hỏi và qua những khóa học bổ ích.

Tự tin sẽ mang đến cho bạn kinh nghiệm, kiến thức cực kỳ hữu ích về chuỗi cung ứng cũng như vận hành chuỗi cung ứng, Viện đào tạo FMIT ®cung cấp Khóa học Quản lý chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn SCOR®.

SCOR®mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng  [Supply Chain Operation Reference] theo tiêu chuẩn quốc tế. Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng. SCOR® đã trở thành một trong những chuẩn mực về chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới được nhiều công ty ở các lĩnh vực khác nhau tham chiếu và vận dụng để phát triển chuỗi cung ứng của họ hiệu quả.

Học viên tham gia Khóa học Quản lý chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn SCOR®

Tham gia khóa học này, bạn có thể an tâm hoàn toàn khi mình sẽ:

  • Hiểu và nắm được tất cả các vấn đề liên quan tới mô hình chuỗi cung ứng, cấu trúc của chuỗi cung ứng, các thành phần của chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng,…

  • Có được tư duy quản trị mới theo nguyên lý chuỗi cung ứng.

  • Nắm bắt các kỹ thuật, mô hình, và công nghệ quản lý hiện đại được áp dụng ở nhiều tập đoàn trên thế giới

  • Có được thông tin để ra quyết định trong việc định hướng chiến lược phát triển, thiết kế tổ chức, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

  • Có được công cụ, kỹ thuật và cách thức áp dụng vào trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp

  • Chuẩn hóa các kỹ thuật, khái niệm, mô hình theo chuẩn quốc tế mà không phải là các kinh nghiệm cá nhân rời rạc và thiếu hệ thống

>> Xem thêm

  • Giới thiệu về các loại tồn kho

Thành công trên con đường chinh phục trở thành nhà quản lý giỏi đã không còn xa vời với bạn, hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đã không còn trở ngại khi bạn tham gia khóa học tại FMIT, chúng tôi cam đoan bạn sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình với những gì mà chúng tôi đào tạo tại đây. Liên hệ ngay để được tư vấn tại:

BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT®

Trụ sở chính: Tầng 5, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM

VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: [028] 3930 1724 | Fax: [028] 3930 1725

Hotline: 098 854 0011 [HCM] – 093 848 6939 [HN]

Email: - Website: www.fmit.vn

KHÓA HỌC ĐÀO TẠO

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay khi thị trường không ngừng biến động thì các doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề Chuỗi cung ứng. Một quá trình sản xuất cần phải có một chuỗi cung ứng vận hành linh hoạt và hiệu quả. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Công tác quản lý chuỗi cung ứng như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi qua bài viết sau của Luận Văn 99 nhé!

Chuỗi cung ứng là gì?

Khái niệm chuỗi cung ứng

Có nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng [Tiếng Anh: Supply chain] trên thế giới, chúng ta có thể liệt kê một số định nghĩa như sau:

Chopra Sunil & Peter Meindl [2001] cho rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn là nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và cả khách hàng.

Ganeshan & Harrison [1995]: Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu tư nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Tức là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để hỗ trợ thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng.

Còn theo Lee & Billington [1992], Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô tư bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối.

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể tổng kết lại rằng: Chuỗi cung ứng là một quá trình bắt đầu từ các nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng.


Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?

Bài viết liên quan:

➣ Kênh phân phối là gì? Tổng quan về kênh phân phối trong doanh nghiệp

➣ Các dạng đề tài Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh tiêu biểu 2021

Vai trò của chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng tạo ra giá trị cho khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc từ đó đảm bảo cho công ty cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra sự khác biệt sâu sắc so với đối thủ của mình.

Mọi chuỗi cung ứng đều phải hướng đến mục tiêu  là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng bởi nó giải quyết các vấn đề đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp. Lợi ích mang lại gồm: giảm bớt trung gian, giảm bớt sự phụ thuộc vào vị trí khách hàng cuối cùng và giảm bớt chi phí đơn vị với đơn đặt hàng lớn.

Các thành phần của chuỗi cung ứng là gì?

Một chuỗi cung ứng gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Có vai trò cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy sản xuất, nguồn nguyên liệu có thể nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới kể cả các vùng nông thôn hẻo lánh,…
  • Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, biến các nguyên liệu đầu vào thành thành phẩm cho người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể phải đi qua nhiều mắt xích là các nhà sản xuất trung gian khác nhau trước khi thành thành phẩm hoàn chỉnh. Các nhà sản xuất có thể là: nhà sản xuất nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm, sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác,..
  • Nhà phân phối: Nhà phân phối là thực thể trung gian giữa nhà sản xuất sản phẩm và một thực thể khác trong kênh phân phối hoặc chuỗi cung ứng. Nhà phân phối có các kênh và khả năng tiếp thị phù hợp để phân phối sản phẩm của họ cho các nhà bán buôn và đôi khi trực tiếp cho các nhà bán lẻ.
  • Khách hàng hay người tiêu dùng: Khách hàng giữ vị trí quan trọng trong sự tồn tại của chuỗi cung ứng sản phẩm. Khách hàng có thể là tổ chức hoặc cá nhân mua một sản phẩm kết hợp cùng các sản phẩm khác để bán cung cấp cho những khách hàng sau người tiêu thụ sản phẩm chính là mắt xích cuối cùng chuỗi cung ứng.
  • Các thành phần bổ trợ: Các thành phần bổ trợ là các nhà cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng,..theo kết cấu chiều dọc hoặc chiều ngang. Bao gồm: hoạt động vận tải, hoạt động tồn kho, các thành phần khác,…

Mô hình chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất gồm 4 mắt xích cơ bản có mối quan hệ qua lại với nhau mà bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải có là: Nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua từ một hoặc nhiều nhà cung cấp khác nhau, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được  vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ỏ giai đoạn trung gian và cuối cùng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, mô hình này cũng tùy thuộc vào đặc điểm của từng chuỗi và đặc điểm của từng thành viên trong chuỗi. Có những chuỗi của một doanh nghiệp đủ mạnh để xây dựng và quản lý một chuỗi cung ứng gần như khép kín từ khâu vật liệu đầu vào, sản xuất và phân phối cho khách hàng cuối cùng.

Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Chuỗi cung ứng phức tạp trên góc độ xem xét mắt xích trung tâm là doanh nghiệp sản xuất thì trong đó có thể gồm nhiều nhà cung cấp như nhà cung cấp 1, nhà cung cấp 2, nhà cung cấp 3,..trong đó nhà cung cấp đầu tiên là những nhà cung cấp nguyên liệu thô như nguyên vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo được khai thác và sơ chế, sau đó dòng nguyên vật liệu sẻ chảy dần qua các nhà cung cấp theo từng lớp sau đó chảy vào doanh nghiệp sản xuất rồi lại chuyển qua doanh nghiệp sản xuất cấp 2, doanh nghiệp sản xuất cấp 3,…để sản xuất ra thành phẩm hoàn chỉnh. Sau đó thành phẩm này sẽ đi vào hệ thống phân phối có thể gồm các nhà phân phối cấp 1, nhà phân phối cấp 2, nhà phân phối cấp 3 gồm các nhà bán sỉ là các trung tâm phân phối, đại lý,…sau đó sản phẩm sẽ qua các nhà bán lẻ và cuối cùng là đi tới tay người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng linh hoạt

Chuỗi cung ứng nhanh nhạy có thể nắm bắt và đáp ứng những thay đổi về cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng và trong tầm dự đoán với chất lượng cao.

Sự nhanh nhạy trong chuỗi cung ứng là rất quan trọng nhưng cũng khó để đồng thuận về bản chất thực sự của nó và cách đo lường một chuỗi cung ứng nhanh là như thế nào. Vấn đề này có 3 khía cạnh cần quan tâm đó là: có rất nhiều cách hiểu về sự nhanh nhạy, những cách hiểu này rối và mâu thuẫn và không có gì ràng buộc về sự đưa ra cách đo lường, đánh giá chuỗi cung ứng.

Có 4 yếu tố tạo nên chuỗi cung ứng nhanh là: tốc độ, dễ dàng, khả năng dự đoán được và chất lượng.

Chuỗi cung ứng tinh gọn

Luồng giá trị gồm những hoạt động tăng thêm giá trị và không tăng thêm giá trị yêu cầu để thiết kế, đặt hàng và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ từ lý thuyết đến khi ra mắt ngoài thị trường, đặt hàng đến giao hàng và nguyên vật liệu đến khách hàng.

Các bộ phận khác nhau của một chuỗi cung ứng có thể làm thành chuỗi cung ứng tinh gọn gồm: Nhà cung cấp tinh gọn, thu mua tinh gọn, sản xuất tinh gọn, kho hàng tinh gọn, logistics tinh gọn, khách hàng tinh gọn.

Nguyên tắc thiết kế chuỗi cung ứng tinh gọn gồm: bố trí tinh gọn, kế hoạch sản xuất tinh gọn và chuỗi cung ứng tinh gọn.

Các hoạt động của chuỗi cung ứng là gì?

Theo mô hình SCOR  [Supply Chain Operations Research] được phát triển bởi Hội đồng chuỗi cung ứng [supply chain council] - Công cụ quản lý được sử dụng để giải quyết, cải tiến và truyền đạt các quyết định quản lý chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách hàng của họ.  

Theo mô hình này,  có 04 hoạt động động chính của chuỗi cung ứng, cụ thể:

Lập kế hoạch

Các quy trình lập kế hoạch bao gồm việc dự báo nhu cầu, xác định giá thành sản phẩm và quản lý tồn kho. Trong đó, 

  • Dự báo nhu cầu: là công tác dự báo nhằm xác định nhu cầu của khách hàng về chủng loại, số lượng, thời điểm cần giao hàng. Công đoạn dự báo nhu cầu trở thành yếu tố căn bản nhất cho doanh nghiệp  lập ra kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Có bốn biến số chính để thực hiện dự báo nhu cầu là nguồn cung, lượng cầu, đặc điểm sản phẩm và môi trường cạnh tranh
  • Xác định giá thành sản phẩm: Thông qua công cụ giá cả, doanh nghiệp có thể tác động đến nhu cầu với mục tiêu là tối đa hóa doanh thu hoặc lợi nhuận trước thuế. Thông thường, doanh nghiệp thường đưa ra quyết định liên quan đến giá nhằm kích cầu tiêu thụ vào mùa cao điểm cũng như vào giai đoạn ế ẩm. Mục đích là bù đắp chi phí trong thời kỳ nhu cầu tiêu thụ chậm.
  • Quản lý tồn kho: Là tập hợp tất cả các kỹ thuật để quản lý hiệu quả nhất mức độ hàng hóa lưu kho trong phạm vi khác nhau của chuỗi cung ứng nhằm mục đích giảm thiểu tối đa chi phí lưu kho trong khi vẫn duy trì mức độ dịch vụ theo yêu cầu khách hàng. Hoạt động quản lý tồn kho của doanh nghiệp là sự kết hợp các hoạt động có liên quan đến việc quản lý ba hình thức lưu kho hàng hóa là lưu kho hàng hóa theo chu kỳ, lưu kho hàng hóa theo mùa và lưu kho hàng hóa chú trọng độ an toàn

Cung ứng nguyên vật liệu

Bao gồm các hoạt động thu mua tín dụng và thu nợ. Cụ thể:

  • Thu mua: Thu mua là quá trình tìm nguồn cung ứng và mua hàng hóa và dịch vụ từ một nguồn bên ngoài, chẳng hạn như nhà cung ứng hoặc bên thứ ba. Nhiệm vụ của thu mua là tìm kiếm những nhà cung ứng tiềm năng, so sánh giá để đảm bảo mua được hàng hóa và dịch vụ tốt nhất từ nhà cung ứng với chi phí thấp nhất. Chức năng thu mua bao gồm 05 công đoạn: mua hàng, quản lý việc tiêu thụ, lựa chọn nhà cung cấp và thương lượng hợp đồng.
  • Tín dụng và thu nợ: Là quy trình cung ứng mà doanh nghiệp sử dùng để thu hồi các khoản tiền khách nợ thanh toán khi đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho doanh nghiệp.

Sản xuất

03 Hoạt động chính của sản xuất trong chuỗi cung ứng là thiết kế sản phẩm, lập quy trình sản xuất và quản lý nhà máy sản xuất.

  • Thiết kế sản phẩm: Bao gồm các hoạt động liên quan đến việc thiết kế và lựa chọn các yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ dựa trên tính năng yêu cầu và công nghệ sẵn có với mục tiêu để thiết kế ra những sản phẩm đơn giản, có ít bộ phận cấu thành hơn và có tính chất dây chuyền hóa từ tổ hợp nhiều đơn vị cấu thành riêng rẻ. Một bản thiết kế sản phẩm được xem là tốt khi có sự kết hợp hài hòa của 03 khía cạnh: thiết kế, sản xuất và cung ứng.
  • Lập quy trình sản xuất: Là việc phân bổ công suất và nguồn lực có sẵn [thiết bị, lao động, nhà máy] cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết. Mục tiêu là sử dụng công suất sẵn có một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất. Công đoạn lập lịch trình sản xuất là một quá trình tìm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu khác nhau: tần suất hoạt động cao, mức lưu kho thấp, mức phục vụ khách hàng cao.
  • Quản lý nhà máy sản xuất: Mọi quyết định quản trị nhà máy sản xuất đều diễn ra trong phạm vi của mối liên kết được hình thành bởi các quyết định về khu vực sản xuất. Hoạt động này liên quan đến việc ra 03 quyết định sau: phân bổ nhà cung cấp, và thị trường cho từng nhà máy sản xuất; phân bổ nguồn lực thế nào cho mỗi nhà máy sản xuất và vai trò của mỗi nhà máy sản xuất.

Phân phối

Hoạt động phân phối bao gồm:

  • Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng đề cập đến quá chuyển tải thông tin đơn hàng từ khách hàng đến chuỗi cung ứng, từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất. Đồng thời quá trình này truyền đi thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng. Những nguyên tắc trong quản lý đơn hàng bao gồm: Chỉ nhập dữ liệu đơn hàng một lần duy nhất, tự động hóa công tác quản lý đơn hàng, đơn hàng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng, liên kết hệ thống quản lý đơn hàng với các hệ thống khác có liên quan để duy trì tính vẹn toàn của dữ liệu. 
  • Lập lịch trình giao hàng: Quy trình giao hàng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các quyết định liên quan đến phương thức vận tải. Có hai phương thức vận tải phổ biến nhất trong quy trình giao hàng là: giao hàng trực tiếp và giao hàng theo lộ trình định sẵn.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Theo quan điểm của Michael Hugos: Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các công việc về hoạch định và quản lý mọi hoạt động liên quan đến nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển, nhà phân phối, nhà bán lẻ, lưu kho và cuối cùng sản phẩm được mang đến thị trường mục tiêu sao cho đạt được sự kết hợp tiện ích và mang lại hiệu quả tối ưu.


Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Thứ nhất, quản trị chuỗi cung ứng cần phải chú ý đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng, những ảnh hưởng của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc vận chuyển từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và các kênh phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng. Trong chuỗi cung ứng cần phải xem xét người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Thứ hai, mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm.

Thứ ba, quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng gồm các hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược cho đến chiến thuật và tác nghiệp:

Cấp độ chiến lược liên quan đến việc xử lý các quyết định của tác động dài hạn đến tổ chức gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lưới.

Cấp độ chiến thuật điển hình gồm các quyết định được cập nhất ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm như các quyết định thu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và quyết định vận tải,…

Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hằng ngày như lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Các yếu tố liên quan đến chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Về sản xuất: Phương tiện sản xuất gồm các nhà máy và nhà kho. Các công ty khi sản xuất cần quyết định làm thế nào để cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Để đáp ứng nhanh, các công ty phải xây dựng nhà máy và kho thừa công suất nhưng lại làm sản xuất kém hiệu quả khi lãng phí nguồn lực và chứa đựng nhiều rủi ro bởi nhu cầu luôn thay đổi. Các nhà máy có thể xây dựng theo hai hướng: Tâm điểm sản xuất và tâm điểm theo chức năng. Kho hàng được thiết kế thích ứng theo các phương pháp khác nhau như lưu kho đơn vị hoặc lưu kho chéo.
  • Hàng tồn kho: Hàng tồn kho không chỉ là những sản phẩm cuối cùng được lưu trữ tại các kho hàng mà còn bao gồm nguyên vật liệu cho sản xuất và sản phẩm trung gian. Hàng tồn kho chịu ảnh hưởng từ mâu thuẫn giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Có ba quyết định cơ bản về tồn trữ hàng tồn kho bao gồm: tồn kho chu kỳ, tồn kho an toàn và tồn kho thời vụ.
  • Vị trí: Liên quan đến quyết định đáp ứng nhanh và hiệu quả của các công ty. Để đáp ứng nhanh, công ty phải hoạt động tại nhiều vị trí khác nhau, gần với khách hàng dễ dàng cho việc đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng để hiệu quả, công ty lại hoạt động tại một vài vị trí để giảm thiểu chi phí. Việc lựa chọn vị trí có tác động lớn tới chi phí và đặc trưng, sự phân phối sản phẩm của chuỗi cung cấp cũng như việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng.
  • Vận chuyển: Tại các địa điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng sẽ có những cách thức vận chuyển khác nhau. Người quản lý chuỗi cung ứng cần đưa ra những lộ trình khác nhau để đưa sản phẩm từ khu sản xuất tới mạng lưới các nhà phân phối, bẻ lẻ thông qua các phương tiện vận chuyển. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển, con đường vận chuyển ảnh hưởng tới chi phí và ảnh hưởng lớn lợi nhuận toàn chuỗi. Nguyên tắc chung là giá trị càng cao thì càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh, giá trị càng thấp thì càng nhấn mạnh tính hiệu quả.
  • Thông tin: Đây là yếu tố then chốt trong việc đưa ra quyết định của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng, là yếu tố kết nói các hoạt động về sản xuất, hàng tồn kho, vị trí và vận chuyển. Việc nắm bắt thông tin giúp công ty dự đoán và lên kế hoạch thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tương lai. Các thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ sẽ giúp thực hiện mục tiêu lợi nhuận của toàn chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng và vấn đề quản lý chuỗi cung ứng là yêu cầu cấp thiết mà các ngành hàng hiện nay cần hoàn thiện để có thể giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận cũng như tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng. Hy vọng những chia sẻ xoay quanh khái niệm chuỗi cung ứng là gì, quản trị chuỗi cung ứng là gì của Luận Văn 99 sẽ mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích. 

Video liên quan

Chủ Đề