Chuyên khoa 1 xét nghiệm là gì

Xét nghiệm là một trong những phương pháp thăm khám phổ biến trong y học hiện đại. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ xét nghiệm là gì, những phương pháp xét nghiệm phổ biến hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu xét nghiệm là gì? 

Xét nghiệm y khoa là một nghiệp vụ của ngành y, sử dụng các thiết bị, máy móc để phân tích các mẫu bệnh phẩm nhằm phát hiện, cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các mẫu bệnh phẩm thường là mẫu máu, nước tiểu, dịch, mô tế bào… 

Các xét nghiệm là một phần không thể thiếu của quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh trong nền y học hiện đại. Bởi:

– Kết quả của xét nghiệm rất cụ thể, độ chính xác cao. Kết quả xét nghiệm phản ánh tình trạng bệnh một cách khách quan. Theo thống kê, có khoảng 70% quyết định y khoa tại Việt Nam được đưa ra dựa trên kết quả của xét nghiệm y khoa.

– Kết quả xét nghiệm được dùng để theo dõi sự tiến triển của quá trình phát triển bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những thay đổi, điều chỉnh phác đồ điều trị, tối ưu thời gian khám – chữa bệnh.

– Các kết quả của việc xét nghiệm giúp hạn chế được các sai sót trong quá trình chữa bệnh, hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả hơn nhờ vào các công nghệ tiên tiến.

Xét nghiệm có nhiều ứng dụng trong y học

2. Một số phương pháp xét nghiệm phổ biến

Với sự phát triển của y học chúng ta hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau. Trong đó, những xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm dịch thể như xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch…

– Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất với nhiều ứng dụng trong y học. Xét nghiệm này sẽ giúp người bệnh biết được nhóm máu, phát hiện bệnh lý về rối loạn máu. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn đo được tỷ lệ các chất trong thành phần máu ví dụ như cholesterol, glucose, ure máu… Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý gan thận, tim mạch, bệnh về máu…

– Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này được thực hiện với mẫu nước tiểu. Thủ thuật dùng để phát hiện và theo dõi một số rối loạn, tình trạng bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, bệnh thận…

– Xét nghiệm sinh thiết: Hình thức xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu mô để quan sát bằng kính hiển vi. Mục đích của xét nghiệm này nhằm tìm kiếm các tế bào bất thường. Việc sinh thiết có thể thực hiện với nhiều bộ phận trong cơ thể nếu kết hợp với những phương pháp y khoa khác.

– Xét nghiệm dịch tiết: Mẫu dịch tiết là những dịch nhầy, chất lỏng tại các bộ phận như dịch não tủy, chất hoạt dịch… Các chất dịch ở những bộ phận khác nhau sẽ giúp kiểm tra những bệnh lý của bộ phận đó.

– Xét nghiệm dịch tễ: Mục đích của xét nghiệm dịch tễ nhằm kiểm tra khả năng dương tính của người bệnh với các bệnh truyền nhiễm.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay

3. Những thắc mắc thường gặp về xét nghiệm

3.1. Mẫu xét nghiệm là gì?

Mẫu xét nghiệm như đã nói ở trên có thể bao gồm nhiều loại, ví dụ như máu, nước tiểu, phân, dịch đờm… Nói chung, mẫu xét nghiệm là đối tượng để kiểm tra, phân tích nhằm tìm kiếm những bệnh lý bất thường của cơ thể. Như vậy, mẫu xét nghiệm được xem là có tính đại diện cho sức khỏe, chức năng của một hoặc một vài cơ quan trong cơ thể. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả của xét nghiệm có thể không hiện rõ tính đại diện nói trên. Ví dụ với trường hợp xét nghiệm sinh thiết biểu mô tế bào gan để tìm tế bào ung thư. Thủ thuật sinh thiết chỉ có thể lấy một số lượng ít tế bào tại một vị trí. Nhưng nếu khối u chưa di căn tới vị trí sinh thiết thì kết quả xét nghiệm này có thể bị sai lệch.

3.2. Âm tính và dương tính trong xét nghiệm là gì?

Thực chất thì “Âm tính” hay “Dương tình” là thuật ngữ để chỉ ra kết quả của một xét nghiệm mà người bệnh thực hiện. Xét nghiệm âm tính có nghĩa là người thực hiện xét nghiệm không bị bệnh, không mắc bệnh hay không phát hiện yếu tố gây bệnh tại thời điểm làm xét nghiệm. Ngược lại, dương tính nghĩa là là người thực hiện bị bệnh, có nguy cơ mắc bệnh, bị phơi nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cả 2 khái niệm này chỉ mang ý nghĩa định tính. Trong một số trường hợp, xét nghiệm còn phải căn cứ vào kết quả định lượng. Trong đó, định lượng nghĩa là việc đo nồng độ, tỷ lệ các chất trong mẫu xét nghiệm.  

Âm tính – dương tính thể hiện kết quả xét nghiệm định tính

3.3. Việc thực hiện xét nghiệm có nguy cơ nào hay không?

Mức độ nguy cơ của các xét nghiệm phụ thuộc mức độ xâm lấn khi thực hiện quy trình xét nghiệm. Đa số các xét nghiệm máu, nước tiểu, mẫu phân… đều được thực hiện khá đơn giản, dễ dàng, ít xâm lấn. Do đó, gần như các xét nghiệm không mang đến các nguy cơ có hại nào cho cơ thể. 

Với những xét nghiệm sinh thiết, quá trình thực hiện có thể sử dụng kèm thêm những phương pháp có xâm lấn như chọc hút, nội soi, phẫu thuật… Theo đó, nguy cơ ảnh hưởng cho người bệnh cũng cao hơn.

Viêc lạm dụng các xét nghiệm cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều tới tâm lý, thể trạng hay tài chính của người thực hiện. Ví dụ việc lấy máu xét nghiệm nhiều lần, có thể gây đau đớn, tạo tâm lý sợ hãi cho người bệnh… Vì vậy, trong tất cả các trường hợp, xét nghiệm không được tự ý chỉ định thực hiện, tùy tiện mà luôn phải có ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các xét nghiệm y khoa phổ biến và những thắc mắc thường gặp về xét nghiệm. Hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin bổ ích cho mình!

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì không phải là khái niệm mà ai cũng biết. Nếu bạn không phải người trong ngành y tế thì lại càng khó khăn hơn. Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến như bác sĩ chuyên khoa 1 hay 2 lúc khám bệnh rồi đúng không? BachkhoaWiki sẽ giải đáp cho câu hỏi bác sĩ chuyên khoa 1 là gì ở bài viết dưới đây liền nhé!

Bác sĩ chuyên khoa 1 là người mà chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành y có cấp độ cao hơn bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa định hướng. Các bác sĩ chuyên khoa 1 thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện tư nhân và công lập.

Sinh viên đại học học về y khoa xong 6 năm và tốt nghiệp ra trường rồi thì sẽ vẫn được gọi là bác sĩ nhưng sinh viên đó vẫn chưa được hành nghề. Họ chỉ được hành nghề sau khi học thêm khoảng 18 tháng tại một số cơ sở y tế được phép cấp chứng chỉ hành nghề. Lúc này họ sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì sau khi làm bác sĩ chuyên khoa định hướng, bác sĩ đó phải học tiếp thêm 2 năm nữa để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1. Bên cạnh đó, giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa 1 chuyên ngành thuộc ngành mình đào tạo sẽ được tính tương đương trình độ Thạc sĩ.

Điều kiện để học và thi bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Điều kiện để học và thi bác sĩ chuyên khoa 1 thì cần những yếu tố sau:

Đối tượng học và thi bác sĩ chuyên khoa 1 là phải tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy về chuyên ngành y khoa. Phải công tác trong các cơ sở y tế để thực hành nghề nghiệp, thực hành lâm sàng từ 12 tháng trở lên [nữ không quá 45 tuổi, nam không quá 50 tuổi].

Hình thức học và thi bác sĩ chuyên khoa 1 là sẽ có 2 hình thức đào tạo là hệ tập trung [học liên tục trong 2 năm] và hệ tập trung theo chứng chỉ [học theo từng đợt theo kế hoạch của nhà trường trong vòng 3 năm].

Sự khác nhau giữa bác sĩ chuyên khoa 2 và bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa 2 là người mà chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành y khoa có cấp độ cao hơn bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa định hướng và bác sĩ chuyên khoa 1. Các bác sĩ chuyên khoa 2 thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện tư nhân và công lập.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 thì phải là bác sĩ chuyên khoa 1. Lúc này họ sẽ phải học thêm 2 năm, trình luận văn nghiên cứu để thành bác sĩ chuyên khoa 2 theo quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, Giảng viên có bằng bác sỹ nội trú, bằng chuyên khoa 1, bằng chuyên khoa 2 chuyên ngành thuộc ngành được đào tạo sẽ được tính tương đương trình độ Tiến sĩ.

Điều kiện để học và được xét bác sĩ chuyên khoa 2 thì cần những yếu tố sau:

  • Ngành đào tạo: Nội tiêu hóa, nội khoa, ngoại khoa, quản lý y tế, ngoại tiêu hoa, chấn thương chỉnh hình, y học cổ truyền, sản phụ khoa.
  • Thời gian đào tạo: Bác sĩ đang làm việc trong các cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa 1 [nữ không quá 50 tuổi, nam không quá 55 tuổi].
  • Phải có đơn xin tự túc học phí đối với những người muốn học nhưng lại không có biên chế của nhà nước.

Sự khác nhau giữa bác sĩ chuyên khoa 2 và bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Nếu bạn đã biết được bác sĩ chuyên khoa 2 và bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, thì cũng thấy được tầm quan trọng không thể thiếu được trong ngành y khoa.

Tuy nhiên, xét về trình độ thì cũng có thể thấy rõ là bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ giỏi hơn bác sĩ chuyên khoa 1. Vì bác sĩ chuyên khoa 2 là người có chuyên môn cao hơn nhiều so với bác sĩ chuyên khoa 1.

Điều này có thể lý giải là vì để thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì bạn phải học thêm 2 năm để lên từ bác sĩ chuyên khoa định hướng. Còn bác sĩ chuyên khoa 2 thì cũng phải học thêm 2 năm nhưng từ bác sĩ chuyên khoa 1. Nên thời gian để lên bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ tốn nhiều thời gian để học, nghiên cứu và thực tiễn hơn.

Và như đã nói ở 2 mục trên thì những người có bằng bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ được công nhận tương đương với bằng tiến sĩ. Còn bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ được công nhận tương đương với bằng thạc sĩ.

Nên qua những điều BachkhoaWiki giải thích trên thì cũng có thể lý giải được là bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ giỏi hơn bác sĩ chuyên khoa 1.

Cơ hội việc làm của bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Nếu đã hiểu được bác sĩ chuyên khoa 1 là gì cùng với những điều kiện để vào bác sĩ chuyên khoa 1. Nhưng chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa biết rõ về cơ hội việc làm của bác sĩ chuyên khoa 1 là gì đúng không? Ngay bây giờ BachkhoaWiki sẽ giải đáp cho bạn ngay.

Tại nhiều quốc gia phát triển hay những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Y khoa là một ngành đang vô cùng quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống. Vai trò của những bác sĩ đang làm việc trong ngành này luôn được chú trọng vì họ là những người nắm giữ cán cân cân bằng của xã hội.

Tuy nhiên hiện nay, bệnh viện đang thiếu hụt nguồn lực bác sĩ để phục vụ. Vì đời sống ngày càng tăng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người cũng cần tăng cao hơn.

Đồng thời xã hội ngày càng ô nhiễm hơn nên số người bệnh, cần chăm sóc và tỷ lệ những người khám sức khỏe định kỳ hàng năm cũng càng ngày càng tăng mạnh. Nên hầu hết sinh viên ngành y khoa khi tốt nghiệp không cần lo lắng về việc làm vì còn rất nhiều cơ sở y tế uy tín ở Việt Nam cần các bạn đấy.

Các trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 tại Việt Nam?

Đại học Y Hà Nội

Đây là trường có tiêu chuẩn cao nhất trong việc đào tạo những bác sĩ giỏi và hàng đầu ở nước ta hiện nay. Với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về đào tạo và rèn luyện, trường đã khẳng định được tiếng nói và vị thế của mình thành trường có nhiều bác sĩ giỏi hàng đầu và là lò đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 tốt nhất Việt Nam.

Trường đại học Y Dược TP.HCM

Giống như Đại học Y Hà Nội thì Đại học Y Dược TP.HCM là trường đào tạo ngành y hàng đầu đứng đầu miền Nam. Được khẳng định đầu ra với lò đạo tạo những y bác sĩ giỏi hàng đầu. Đồng thời cũng là nơi đào tạo chuyên sâu bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2.

Học viện Quân y

Đây là tường của quân đội nên tiêu chỉ thi vào cực kỳ khắt khe và nghiêm túc, nên đầu ra của những bác sĩ chuyên khoa 1 cũng rất chất lượng . Đồng thời đây là ngôi trường trọng điểm của quốc gia chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh.

Đại học Dược Hà Nội

Đại học Dược Hà Nội được coi là ngôi trường có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực y học cho ngành y khoa của Việt Nam và chuyên gia đào tạo đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 1 có trình độ sánh ngang với các khu vực khác.

Trường đại học y Dược Thái Bình

Trường đại học y Dược Thái Bình là một ngôi trường nổi tiếng đào tạo cho các bác sĩ chuyên khoa 1 và bác sĩ chuyên khoa 2 và cung cấp nhiều nguồn nhân lực cho cả nước.

Trường đại học Y Dược Huế

Ngôi trường y dược đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và nghiên cứu hàng đầu ở khu vực miền Trung.

Trường đại học Y Dược Hải Phòng

Ngôi trường có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa 1 được nhiều người chọn bởi chất lượng đầu ra uy tín và rất tốt.

Trường đại học Y Dược Thái Nguyên

Đây là một ngôi trường cũng được đào tạo bởi những người hàng đầu Việt Nam. Học tại ngôi trường này để có kiến thức rất chuyên sâu và hiệu quả để thành bác sĩ chuyên khoa 1.

Xem thêm:

  • Dự án ERP là gì?
  • AHA là gì?

Đây là toàn bộ thông tin về bác sĩ chuyên khoa 1 là gì cũng như là sự khác biệt về bác sĩ chuyên khoa 2 và bác sĩ chuyên khoa 1 là gì. Nếu cảm thấy bài viết thực sự bổ ích hãy cho BachkhoaWiki một Like và Share để tụi mình có động lực để ra những bài viết bổ ích khác nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề