Có nên lấy ráy tai thường xuyên

Ráy tai (cerumen hay ear wax) là một sản phẩm được tạo thành từ tế bào da chết, lông tai, và các chất tiết ra từ các tuyến bã nhờn của ống tai ngoài. Ráy tai có thể khô hay ướt, màu nâu, cam, đỏ, vàng hoặc xám.

Có nên lấy ráy tai thường xuyên
 

Ráy tai có tác dụng gì hay chỉ là “chất thải” của cơ thể?

Ráy taigiúp bảo vệ da của ống tai ngoài, hỗ trợ làm sạch và bôi trơn, đồng thời chống lại vi khuẩn, nấm và nước. Đó cũng là hàng rào bảo vệ màng nhĩ khỏi những tổn thương do dị vật hay côn trùng nhỏ…

Nếu tạo nhiều ráy tai có thể dẫn đến: bít tắc ống tai, giảm sức nghe do cản trở dẫn truyền âm thanh, chèn ép da ống tai và màng nhĩ gây ngứa tai, ù tai, đau tai...

Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ?

Việc lấy ráy tai, làm sạch tai mỗi ngày là không cần thiết và có thể gây hại vì:

  - Khi tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ trước vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng…

  - Dùng tăm bông để lấy ráy tai ở trẻ (được nhiều phụ huynh thực hiện mỗi ngày) tiềm ẩn nguy cơ chấn thường ống tai ngoài-màng nhĩ (vì trẻ quay đầu bất ngờ khiến tăm bông chọc vào ống tai-màng nhĩ với lực mạnh) gây trầy da ống tai,chảy máu, nguy hiểm hơn là thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa và giảm sức nghe…

Chỉ nên lấy ráy tai trong các trường hợp:

  - Ráy tai quá nhiều làm bít tắc ống tai (hay còn gọi là nút ráy tai) gây ù tai, đau tai, nghe kém…

  - Ngứa tai.

  - Viêm tai ngoài.

  - Ở người đeo máy trợ thính.

Một trường hợp ngoại lệ là cần làm sạch ống tai để khám tai nhằm chẩn đoán bệnh lý của tai mũi họng, để tầm soát thính lực ở trẻ sinh non, nghe kém…Đây là cũng là chỉ định lấy ráy tai thường gặp nhất ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Có nên lấy ráy tai thường xuyên

Lấy ráy tai như thế nào là an toàn?

  - Tại nhà: dùng các sản phẩm làm mềm ráy tai: chai xịt hoặc nhỏ giọt, được thực hiện 2-3 lần/ngày trong 2 tuần. Nút ráy tai được làm mềm và đẩy ra ngoài do cơ chế tự làm sạch của ống tai. Nếu lượng ráy tai quá nhiều, không tự đẩy ra hết, cần được hút sạch tại phòng khám Tai Mũi Họng.

  - Tại phòng khám: bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm sẽ lấy ráy tai một cách an toàn: gắp hoặc hút sạch bằng dụng cụ chuyên dùng, với kỹ năng khéo léo tránh làm tổn thương ống tai, màng nhĩ.

Có nên lấy ráy tai thường xuyên

Tóm lại, ráy tai không phải là “chất thải” cần được “làm sạch”, vì nó có tác dụng có lợi với cơ thể, chỉ lấy ráy tai khi cần thiết, và việc lấy ráy tai phải được thực hiện một cách an toàn, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Ráy tai được tạo ra nhằm mục đích làm sạch bụi bẩn trong ống tai và bảo vệ đôi tai của chúng ta. Tuy nhiên ráy tai quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và hình thành nút ráy tai nên việc vệ sinh tai hợp lý và đúng cách là vấn đề hết sức quan trọng.

Có nên lấy ráy tai thường xuyên
Ráy tai có khả năng bảo vệ đôi tai của chúng ta

1. Ráy tai sinh ra từ đâu?

Ống tai ngoài được lót bởi da tương tự như da bên ngoài cơ thể. Ráy tai được hình thành do tế bào da chết. Các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra nước vì vậy ráy tai thường là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai tạo tính acid trong ống tai giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.

Ráy tai và những sợi lông trong lỗ tai là “cái bẫy” để bụi và các hạt nước bên ngoài không vào được bên trong tai. Vì vậy, ráy tai giúp giữ tai sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tai. Bên cạnh đó ráy tai còn có thể ngăn ngừa tắc nghẽn và nhiễm trùng.

>> Xem thêm Thông tin tổng quan về bệnh ù tai

2. Cơ chế tự làm sạch của ống tai

Do cấu trúc tai chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiếp giáp với khớp cắn và được phủ bằng một lớp lông tơ, nên khi nhai các khớp xương hàm tác động vào ống tai giúp đẩy ráy tai ra ngoài mang theo bụi và các chất bẩn. Sau đó nó khô thành cục và rơi ra khỏi vành tai trong khi tắm.

3. Khi nào cần làm sạch tai?

Rất nhiều người không bao giờ cần phải làm sạch tai. Tuy nhiên, đôi khi, việc vệ sinh tai là cần thiết khi ráy tai hình thành quá nhiều, không thể rơi ra ngoài như cách thông thường được và gây ảnh hưởng đến khả năng nghe. Khi ráy tai quá nhiều còn được gọi là tình trạng nút ráy tai với một số dấu hiệu như:

  • Cảm thấy ngứa ở bên tai có nhiều ráy tai
  • Cảm thấy đầy hoặc ù tai
  • Giảm khả năng nghe ở bên tai có nhiều ráy
  • Bên tai có nhiều ráy tai có mùi khó chịu
  • Chóng mặt
  • Ho.
Có nên lấy ráy tai thường xuyên
Ráy tai quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe

Không nên sử dụng những vật nhỏ như tăm bông để vệ sinh tai. Điều này có thể sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai. Phần đầu nhọn, cứng của tăm bông khi được đưa vào tai có thể làm tổn thương da, màng nhĩ và bộ phận xương nhỏ trong tai. Mặt khác, một nguy cơ có thể sẽ gặp phải là phần bông bị tụt ra, nằm lại trong tai.

Quy tắc thường được các bác sĩ khuyên các bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho tai đó là: không đưa vật gì nhỏ hơn khuỷu tay của bạn vào trong tai.

>> Xem thêm Bệnh tai mũi họng – Khởi đầu của những rắc rối sức khỏe khác

Có nên lấy ráy tai thường xuyên
Không nên sử dụng tăm bông để vệ sinh tai, lấy ráy tai

Cách làm sạch tai an toàn:

Vải ẩm: Tăm bông chỉ nên sử dụng để vệ sinh vùng ngoài của tai, hoặc tốt nhất là phủ một tấm vải ấm, và ẩm lên bên ngoài tai.

Sử dụng các chất làm mềm ráy tai: Có một số loại thuốc nhỏ tai không cần kê đơn có tác dụng làm mềm ráy tai:

  • Dầu khoáng
  • Glycerin
  • Peroxide
  • Hydrogen peroxide
  • Nước muối.

Nhỏ vài giọt thuốc vào tai, đợi một vài phút và sau đó làm sạch hoặc rửa sạch tai. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Gọi cho bác sĩ ngay nếu tai có cảm giác khó chịu hoặc có dấu hiệu bất thường.

Có nên lấy ráy tai thường xuyên
Hình minh họa: Sử dụng dung dịch làm mềm ráy tai

Dùng ống tiêm: Có thể sử dụng ống tiêm để rửa tai. Trong quá trình này, ống tai sẽ được rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối ấm với nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể để tránh chóng mặt. Phương pháp này thường sẽ hiệu quả hơn nếu các phương pháp làm mềm ráy tai được áp dụng trước đó 15-30 phút.