Con nghêu sống môi trường nước như thế nào

Nghêu (ngao) là loại thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng cao luôn được nhiều gia đình yêu thích. Thế bạn đã biết cách chọn mua, làm sạch và bảo quản nghêu (ngao) tươi sống như nào cho đúng chuẩn chưa nhỉ? Nếu chưa thì nhanh tay cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH bỏ túi mẹo hay này ngay nhé!

Bạn nên mua những con nghêu còn khép miệng vì chúng còn sống. Bạn dùng tay tách thử vỏ nghêu, nếu dễ tách chứng tỏ nghêu đã chết, bạn không nên mua những con nghêu dễ dàng tách vỏ như vậy.

Tuy nhiên vẫn có vài trường hợp nghêu còn sống nhưng lại mở miệng, bạn có thể kiểm tra bằng cách chạm nhẹ lên vỏ. Nếu thấy chúng khép miệng lại hoặc động đậy thì chứng tỏ nghêu này còn tươi sống.

Con nghêu sống môi trường nước như thế nào

Ngoài ra bạn nên chọn những con nghêu có vỏ trông cứng cáp, lành lặn, không vỡ. Vì đây là những đặc điểm cơ bản để nhận biết nghêu còn tươi sống.

Khuyến khích bạn mua những con nghêu to cầm chắc tay vì chúng có nhiều thịt hơn và cũng ngọt hơn nhiều so với những con nhỏ. Nên hạn chế chọn những con quá nhỏ, cầm lên nhẹ tay vì thịt teo lai, ăn không ngon.

Thêm vào đó, bạn nên chú ý mùi của nghêu trong quá trình chọn mua. Những con nghêu có mùi hôi lạ có thể là những con đã bị chết, bạn không nên mua chúng.

2 Cách làm sạch nghêu (ngao) nhả sạch cát

Cách 1: Ngâm nghêu với muối và ớt

Đây là cách làm phổ biến để làm sạch nghêu. Bạn chỉ cần rửa sạch nghêu, cho chúng vào ngâm trong 1 tô nước pha chút muối, cắt thêm chút ớt tươi. Chỉ cần đợi 2 - 3 tiếng, nghêu của bạn sẽ tự động nhả hết sạch cát và bụi bẩn.

Cách 2: Ngâm nghêu với muối và giấm

Đầu tiên bạn rửa sạch nghêu rồi ngâm chúng trong nước muối khoảng 2 tiếng. Vì nghêu sống ở môi trường nước biển nên chúng cần một môi trường mặn, tương đối tương đồng với môi trường mà chúng sinh sống. Nhờ vậy chúng mới có thể bắt đầu thư giãn, mất chủ quan và từ từ há miệng nhả ra những chất bẩn mang trong mình.

Sau đó, bạn đun một nồi nước sôi và cho vào đó một ít giấm, cho nghêu vào vừa luộc vừa khuấy nhẹ để làm sạch hẳn cát trong chúng.

Cách 3: Ngâm nghêu trong dầu ăn, rượu

Sự kết hợp của dầu ăn và muối sẽ làm dạ dày nghêu co bóp mạnh khiến nghêu phải liên tục uống nước và nhả nước giúp nghêu mở miệng và nhả cát rất nhanh. Vì vậy bạn còn chờ gì mà không thử ngay với cách này nhé!

  • Cho 1 lượng nước vừa đủ ngập nghêu vào thau với 2 - 3 muỗng canh muối, khuấy đều để muối tan hoàn toàn rồi cho nghêu vào.
  • Sau đó bạn cho thêm khoảng 2 giọt dầu ăn vào thau rồi ngâm nghêu trong khoảng 1 giờ để loại bỏ hết các chất bẩn.

Ngoài ra, còn có một mẹo vô cùng quả và đơn giản mà bạn cũng nên thử trong sổ tay các làm sạch nghêu với các bước:

  • Bước đầu bạn ngâm nghêu với nước muối loãng trong khoảng 1 giờ sau đó dùng tay khuấy thật mạnh để vỏ nghêu được sạch cát.
  • Tiếp đến cho nghêu vào 1 chiếc hộp có nắp đậy, thêm vào 1 ít rượu trắng đủ làm ngập khoảng 1/2 số nghêu rồi đậy kín nắp hộp lại và xóc mạnh trong vài phút cho nghêu bị "say" để nghêu mở to miệng và nhả sạch cát bên trong.
  • Cuối cùng, bạn ngâm nghêu với nước thêm khoảng 15 phút để nghêu nhả sạch chất bẩn và khử bớt đi mùi rượu khi ngâm nhé!

Cách 4: Lắc nghêu để nhả hết cát

Đầu tiên cho nghêu vào thau nước ngâm khoảng 1 tiếng để chúng chịu há miệng ra.

Tiếp theo, bạn dùng tay khuấy rửa thật mạnh để cát và bụi bẩn ở bên trong và bên ngoài của nghêu trôi đi.

Rồi cho nghêu vào 1 hộp đựng, thêm nước, đậy nắp lại thật chặt hoặc bạn thay nước sạch trong thau rồi lấy một cái tô úp lên cái thau, phủ kín hết nghêu trong thau. Sau đó bạn lắc mạnh, rồi cho nghêu vào thau nước sạch mới ngâm tiếp.

3 Cách bảo quản nghêu (ngao)

Cách bảo quản nghêu sống qua đêm

Nếu không biết bảo quản nghêu (ngao) bạn sẽ dễ làm hỏng phần nghêu tươi ngon, như vậy sẽ rất lãng phí về tiền bạc và phần nào đó làm mất vị ngon của các món nghêu. Vậy thì bạn cần làm gì để bảo quản chúng đúng cách:

  • Đầu tiên, chọn mua được những con nghêu còn sống, tươi ngon, chắc thịt. Bạn có thể tham khảo cách chọn nghêu như chia sẻ ở trên.
  • Tiếp đến, bạn chú ý đến nhiệt độ bảo quản nghêu. Bạn không nên đặt nghêu ở trong tủ lạnh hoặc ở những nơi quá nóng khiến nghêu bị chết ngạt và mất độ tươi ngon.
  • Cách tốt nhất bạn nên cho nghêu vào thùng/thau, đổ nước xâm xấp bề mặt con nghêu. Sau đó cho thêm nước muối pha loãng vào thùng/thau ngâm chúng qua đêm. Với cách này, nghêu thậm chí có thể sống tới hơn 1 tuần nếu bạn cứ 2 - 3 ngày thay nước thường xuyên.

Cách bảo quản nghêu trong tủ lạnh (theo quy trình)

Bảo quản nghêu trong tủ lạnh là cần phải tuân thủ chặt chẽ quy trình làm việc trong môi trường vô trùng như đội mũ, đi giày, bước qua dung dịch khử trùng. Việc làm sạch, bảo quản ngao dựa trên những nguyên lý tự nhiên và tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước sau:

  • Trước tiên, hệ thống nước sạch sẽ được xả liên tục vào bồn chứa nghêu để nghêu tự đào thải bùn đất và tạp chất trong vòng 24 giờ.
  • Tiếp đến, nghêu chuyển sang hệ thống diệt sạch vi trùng và khử mặn của Hà Lan trong khoảng 48 - 72 giờ để nghêu được làm sạch hoàn toàn và chuyển sang khâu đóng gói.
  • Nghêu đóng gói sẽ được bảo quản ở chế độ từ 4 - 8 độ C để bắt đầu chế độ ngủ đông giúp ngừng trao đổi chất, giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng làm nghêu sống thêm được khoảng 10 - 15 ngày mà không cần sử dụng dùng hóa chất.

Tránh bảo quản nơi nhiệt độ cao

Thời tiết nóng sẽ khiến nghêu mau chết và xuất hiện mùi hôi nhanh, vì vậy không nên để nghêu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng thì bạn cần phải bảo quản nghêu kỹ lưỡng hơn nữa nhé!

Mong rằng sau bài viết hướng dẫn cách chọn mua, làm sạch và cách bảo quản nghêu (ngao) tươi sống được lâu mà lại cực kỳ đơn giản được chia sẻ từ Điện máy XANH sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn để bữa cơm gia đình ngày càng hoàn hảo hơn nhé!

Biên tập bởi Hoàng Thị Mỹ Ngọc • Cập nhật 18/11/2021

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Đáp án:

Câu 1: Loài động vật sống ở môi trường nước ngọt là

A. ốc sên, ốc vặn và ốc bươu vàng.

B. bạch tuộc, ốc vặn và ốc bươu vàng.

C. ốc vặn và ốc bươu vàng.

D. ốc sên và ốc vặn.

câu 2: Loài nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm

A. Trai

B. Rươi(do rươi thuộc ngành giun đốt)

C. Hến

D. Ốc

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?

A. Thân mềm.

B. Hệ tiêu hóa phân hóa.

C. Không có xương sống.

D. Không có khoang áo.( khái niệm trong sgk)

Câu 4: Mài mặt ngoài vỏ trai ta thấy có mùi khét là do… bị cháy khét

A. Lớp xà cừ

B. Lớp sừng

C. Lớp đá vôi

D. Mang

Câu 5: Trai sông và ốc vặn GIỐNG nhau ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Môi trường sinh sống.(đều sống ở nước ngọt)

B. Khả năng di chuyển.

C. Kiểu vỏ.

D. Ấu trùng bám vào da cá

Câu 6: Trai lọc nước

A. 10 lít một ngày đêm

B. 20 lít một ngày đêm

C. 30 lít một ngày đêm

D. 40 lít một ngày đêm

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.

B. Cơ thể phân đốt.(đặc điểm này là của ngành giun đốt)

C. Có khoang áo.

D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Câu 8: Ngọc trai được tạo thành ở

A. Lớp sừng

B. Lớp xà cừ

C. Thân

D. Ống thoát

Câu 9: Mai của mực thực chất là

A. khoang áo phát triển thành.

B. tấm miệng phát triển thành.

C. vỏ đá vôi tiêu giảm.

D. tấm mang tiêu giảm.

Câu 10: Thân mềm nào gây hại cho con người

A. Sò

B. Mực

C. Ốc vặn

D. Ốc sên( ăn thực vật, có hại cho cây trồng của con người)

Câu 11: Cơ thể tôm có mấy phần

A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng(trong sgk, phần cấu tạo của tôm sông)

B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng

C. Có 2 phần là thân và các chi

D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Câu 12: Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể

A. Sò

B. Ốc sên

C. Bạch tuộc(bạch tuộc ko có vỏ cứng, khi gặp kẻ thù, chúng sẽ phun mực để bv bản thân)

D. Ốc vặn

Câu 13: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.

B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.

D. Giúp trứng nhanh nở.

Câu 14: Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể(giống câu 12)

A. Sò

B. Ốc sên

C. Bạch tuộc

D. Ốc vặn

Câu 15: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.

B. Thu hút con mồi lại gần tôm.

C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.

D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 16: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước

A. Trai, hến

B. Mực, bạch tuộc

C. Sò, ốc sên

D. Sứa, ngao

Câu 17: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.

B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.

C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.

D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.

Câu 18: Ốc sên phá hoại cây cối vì

A. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây

B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được( trả lời cho câu 10: thân mềm có hại cho con người)