Con trai được nghỉ bao nhiêu ngày khi vợ sinh năm 2024

Khi vợ sinh con, lao động nam sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong nhiều ngày để chăm sóc vợ. Câu hỏi đặt ra là thời gian nghỉ thai sản nam có tính ngày Chủ nhật không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

1. Lao động nam được nghỉ thai sản trong bao lâu?

Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam được nghỉ thai sản trong 02 trường hợp sau:

- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con.

- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian nghỉ chế độ thai sản trong từng trường hợp được quy định như sau:

- Khi vợ sinh con: Lao động nam được nghỉ thai sản khoảng 05 đến 14 ngày làm việc (trường hợp sinh bốn trở lên còn có thể nghỉ dài hơn).

Cụ thể, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về số ngày nghỉ như sau:

  • Vợ sinh thường 01 con: Lao động nam được nghỉ thai sản 05 ngày làm việc.
  • Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Lao động nam được nghỉ thai sản 07 ngày làm việc
  • Vợ sinh đôi: Lao động nam được nghỉ thai sản 10 ngày làm việc
  • Vợ sinh ba trở lên: Lao động nam được nghỉ thai sản 13 ngày làm việc (sinh ba), nghỉ 16 ngày làm việc (sinh bốn).
  • Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Lao động nam được nghỉ thai sản 14 ngày làm việc.

- Trường hợp thực hiện biện pháp triệt sản, lao động nam được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 15 ngày (theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội).

Con trai được nghỉ bao nhiêu ngày khi vợ sinh năm 2024
Vợ sinh con, lao động nam được nghỉ bao lâu? (Ảnh minh họa)

2. Thời gian nghỉ thai sản nam có tính ngày Chủ nhật không?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam được nghỉ thai sản trong 02 trường hợp là khi vợ sinh con hoặc khi thực hiện biện pháp triệt sản.

- Trường hợp nghỉ thai sản do có vợ sinh con:

Thời gian nghỉ thai sản nam tính theo ngày làm việc (theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội). Do đó, nếu người lao động làm việc theo chế độ nghỉ Chủ nhật hằng tuần thì ngày nghỉ thai sản nam khi vợ sinh con không bao gồm ngày Chủ nhật.

Ngược lại, nếu người lao động làm việc theo chế độ nghỉ vào ngày khác trong tuần thì ngày Chủ nhật vẫn được vào thời gian nghỉ thai sản nam.

- Trường hợp nghỉ thai sản do thực hiện biện pháp triệt sản:

Theo khoản 2 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản khi lao động nam triệt sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Do đó, thời gian nghỉ thai sản nam do thực hiện biện pháp triệt sản sẽ tính cả ngày Chủ nhật trong tuần.

Con trai được nghỉ bao nhiêu ngày khi vợ sinh năm 2024
Nghỉ thai sản nam có tính ngày Chủ nhật không? (Ảnh minh họa)

3. Khi nghỉ thai sản, lao động nam được thanh toán quyền lợi thế nào?

Khi nghỉ làm hưởng chế độ thai sản, lao động nam sẽ nhận được tiền trợ cấp tương ứng với số ngày nghỉ theo quy định.

Số tiền trợ cấp được tính theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

- Trường hợp nghỉ thai sản nam do có vợ sinh con:

Tiền thai sản khi vợ sinh con

\=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liên kề trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

- Trường hợp nghỉ thai sản nam do thực hiện biện pháp triệt sản:

Tiền thai sản khi vợ sinh con

\=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liên kề trước khi nghỉ

:

30

x

Số ngày nghỉ

Tiền thai sản nam sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả với điều kiện là doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng hạn.

Thời gian giải quyết và chi trả tiền chế độ là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Khi người vợ sinh con, theo quy định hiện hành, người chồng ngoài việc được nghỉ thì còn được hưởng tiền thai sản và có thể có khoản trợ cấp. Thời gian nghỉ, tiền thai sản, khoản trợ cấp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Hỏi: Vợ tôi dự kiến sinh vào khoảng giáp Tết Nguyên đán tới và sẽ thuộc diện sinh mổ vì cháu đầu cũng đã phải mổ đẻ. Vậy chế độ cho người chồng khi có vợ mổ đẻ được tính thế nào? Thời gian nghỉ bao nhiêu ngày?

Nguyễn Đức Hiệp (KCN Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)

Trả lời: Người lao động là nam giới đang đóng bảo hiểm xã hội nếu vợ sinh thì được hưởng chế độ thai sản gồm thời gian nghỉ và tiền thai sản, có thể có tiền trợ cấp.

Thời gian nghỉ thai sản

Khoản 2, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Theo đó, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 5 ngày làm việc;

+ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Như vậy, nếu người vợ sinh mổ thì người chồng được nghỉ nhiều hơn so với sinh thường.

Luật cũng quy định thời gian người chồng nghỉ khi vợ sinh phải là trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh. Như vậy, người chồng có thể chủ động bố trí thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản để thuận tiện chăm sóc vợ, con mới sinh trong thời gian 30 ngày đầu.

Người chồng có thể nghỉ thai sản trong một lần hoặc nghỉ thành nhiều lần nhưng thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Tổng thời gian nghỉ việc của các lần nghỉ không quá thời gian quy định cho từng trường hợp nêu trên.

Trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động nam cần thực hiện thủ tục đề nghị nghỉ thai sản theo quy định nội bộ của công ty. Trường hợp công ty không có quy định cụ thể, thì lao động nam nên chủ động báo trước và bàn giao công việc cho người quản lý trực tiếp.

Con trai được nghỉ bao nhiêu ngày khi vợ sinh năm 2024

Nếu vợ sinh mổ, người chồng được nghỉ 7 ngày làm việc. Ảnh minh họa

Mức hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh mổ

Khi vợ sinh mổ, người chồng tham gia bảo hiểm xã hội có thể được nhận các khoản tiền sau đây:

Tiền chế độ thai sản từ cơ quan bảo hiểm

Khi người chồng nghỉ thai sản thì trong thời gian nghỉ, người chồng không nhận được lương từ công ty chi trả mà được nhận tiền chế độ thai sản của cơ quan bảo hiểm xã hội trả.

Công thức tính khoản tiền này như sau:

Mức hưởng thai sản khi vợ sinh mổ

\=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc

24 ngày x Số ngày nghỉ

Trong công thức trên, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc được tính như sau:

+ Lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Hoặc nếu lao động nam chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trước khi nghỉ việc, thì lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

+ Trường hợp người lao động nghỉ chế độ trên ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (đã được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, trường hợp vợ không đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người chồng đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con thì chồng được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con.

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con được tính bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Cụ thể:

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con = 2 x 1.800.000 đồng = 3.600.000 đồng cho mỗi con.

Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh mổ

Căn cứ khoản 4 Điều 101, khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ, thời hạn nộp và nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh mổ trong năm 2024 được quy định cụ thể như sau:

Khi vợ sinh mổ, người chồng chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản, bao gồm: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con; Giấy xác nhận của cơ sở y tế về việc vợ sinh mổ.

+ Thời hạn: 45 ngày kể từ ngày người chồng đi làm trở lại.

+ Nơi nộp: Nếu người chồng đang đi làm cho người sử dụng lao động thì nộp cho người sử dụng lao động.

Nếu người chồng thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ kèm sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.