Công cha nghĩa mẹ nghĩa là gì

Công cha nghĩa mẹNovember 15, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu HuyềnĐề bài: Ca dao có câu:“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con “Em hãy giải thích bài ca dao ấy.BÀI LÀM 1Trong quan hệ gia đình, một vấn đề được đặt ra là con cái phải đối xử với cha mẹ như thế nào cho đúngvới đạo lí làm người, cho đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Để giải đáp vấn đề đó, ca dao có câu:“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”Qua bài ca dao trên, nhân dân ta khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và khuyên bảo mọi người phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó cũng là vấn đề chúng ta cần bàn luận để rút ra bài học bổ ích trong cách đối xử với cha mẹ.Lời ca dao mở đầu bằng lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc:Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raKhông phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh với “công cha, nghĩa mẹ”. Cha mẹ sinh ra con, nuôi con khôn lớn để mau thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ấy chỉ có thể so sánh với núi sông hùng vĩ và trường cửu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ, dù thế nào thì chữ hiếu cung phải được giữ gìn trọn vẹn. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiểu mới là đạo conCông cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raLời khuyên ấy được đúc kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ: Đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lí đúng đắn muôn đời. Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng của mẹ, lớn lên trong dòng kiến thức uyên bác của cha. Chín tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khổ, rồi lại phải đẻ đau, rồi phải chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi ta khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. Ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thương lo lắng của cha mẹ. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mông vô tận như nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên điều ấy được. Mỗi người đều có nguồn có cội “Con người có tổ có tông”. Vì vậy, hiếu với cha mẹ là một chân lí, là điều cơ bản nhất trong đạo làm người. Cha mẹ hết lòng vì con cái, hi sinh cả cuộc đời cho con cái thì bổn phận làm con ta phải chân thành biết ơn và tôn kính cha mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng bảo vệ kỉ cương, đạo lí của xã hội. Hiện nay, khoa học đang ngày càng tiến bộ nhưng đạo lí này vẫn là nền tảng của đạo đức, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội.Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Một con người có hiếutrước hết là phải có thái độ yêu thương, kính trọng cha mẹ. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ nhỏ săn sóc mẹ cha đều là biểu hiện cụ thể của chữ hiếu. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại còng lao ấy, song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết giúp đỡ, chăm lo phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi cao sức yếu. Dù ta có báo đáp đến đâu cũng không xứng đáng với còng lao to lớn như biển trời của cha mẹ. Vì vậy đạo làm con phải có hiếu với cha mẹ là đạo lí, là nhân cách làm người.Bài ca dao đã nêu lên một nét đẹp rực rỡ thiêng liêng nhất của con người. Nghe lời cha mẹ, biết chăm chỉ học hành để cuối năm đạt kết quả cao tức là ta đã làm cho cha mẹ vui lòng. Ta cũng nên hiểu rằng, ngoài bổn phận có hiếu với cha mẹ trong gia đình, ta còn có bổn phận “hiếu với dân” nữa; như Bác Hồ đã từng dạy: “Trung với nước, hiếu với dân” là vậy. Đây là một phương châm sống, giúp ta vừa giữ trọn đạo làm con, vừa trở thành người công dân tốt, hữu ích cho xã hội.BÀI LÀM 2Là người hạnh phúc được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, ai chẳng vô vàn yêu quý cha mẹ, nhưng như thế chưa đủ, ta còn phải làm gì để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ?Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Hai câu cuối nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con. Khi còn nhỏ ta phải biết ngoan ngoãn, lễ phép và vâng theo những lời cha mẹ dạy dỗ, chỉ bảo. Sự quan tâm ân cần hỏi han của ta sẽ gỉúp cha mẹ thêm vui lòng và dịu đi những buồn phiền lo toan trong cuộc sống. Đến lúc ta được cha mẹ tạo điều kiện cho đi học và vui chơi, ta phải tự giác học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Những lúc rỗi rãi, ngoài công việc học tập, ta phải thường xuyên giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức, giảm bớt nỗi mệt nhọc của cha mẹ. Và khi ta càng lớn lên thì cha mẹ ngày càng già yếu đi. Vì vậy, khi ta trưởng thành cóthể tự lo cho cuộc sống, ta phải hết lòng phụng dưỡng cha mẹ và luôn luôn đem lại niềm vui cho cha mẹ. Công ơn của cha mẹ như trời biển nên những việc ta làm không thể đền đáp đủ được. Chính vì thế, bằng tình cảm biết ơn cha mẹ tự đáy lòng, ta phải cố gắng hết sức và chân thành tự nguyện phụng dưỡng cha mẹ.… Cậu bé Trần Đăng Khoa có tài làm thơ đã biểu lộ nỗi buồn lo của cậu bé khi mẹ ốm:Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanvà khi thấy mẹ hồi phục sức khỏe, em những muốn làm nhiều điều vui cho mẹ chóng khỏe hơn:Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con đóng cả ba vai chèo Vì con, mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ sayNhững nhân vật thiếu nhi hiếu thảo trong văn học đã giúp ta hiểu thêm về tấm lòng bao la của tình mẹ cha và bển phận của người làm con. Qua câu ca dao, ta cũng thấu hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của cha mẹ. Câu ca dao là hành trang đầu tiên về đạo lí làm người và sẽtheo ta mãi mãi trên đường đờRead more: //taplamvan.edu.vn/cong-cha-nghia-me/#ixzz3mY8A5j76

Công cha nghĩa mẹ

TRẦN HỮU THĂNG

06:18 19/05/2022

Trong các sách giáo khoa dạy từ tiểu học, lên trung học rồi lên đại học ở tất cả các nước đều hết sức ca ngợi công ơn của cha của mẹ. Các tác giả viết sách giải thích rất dễ hiểu là: Nếu không có cha, không có mẹ, không có sự hy sinh, vất vả, gian khổ, mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày thì làm gì có chúng ta. Thế rồi từ lúc đứa trẻ oe oe cất tiếng khóc chào đời cho đến từng phút, từng giờ, từng ngày sau cha mẹ phải lo kiếm ăn, nhường nhịn hết cho con đến khi con biết lẫy, biết bò, biết đi, biết chạy... Chao ôi biết bao khó khăn, vất vả.

Nguồn: vectorstock.com.

Có lẽ không có câu ca ngợi người cha, người mẹ nào vượt được câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Câu ca dao này đã đi vào từng gia đình trong lúc ru con ngủ, len lỏi vào từng vần thơ, từng bài hát của bao nhiêu thế hệ nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Những lời thơ: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào”, “Tình mẹ tha thiết như dòng suối nhỏ ngọt ngào...” mãi mãi đi vào giấc ngủ êm đềm của biết bao con người Việt Nam.

Những ai có vợ, có chồng, có con mới thấm thía được công ơn của cha mẹ đối với mình. Có câu: “Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy”, hoặc: “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Những câu ca dao trên nói đến những tình huống rất thực tế: Khi đứa con đau ốm, ho, sốt, khóc lóc suốt đêm làm bố mẹ cực kỳ sợ hãi, lo lắng. Có người nào giúp đỡ không, giữa đêm khuya thế này biết đưa con đi đâu, đi bệnh viện bằng cách nào bây giờ, có tiền đóng viện phí để bác sĩ tiến hành mổ xẻ kịp thời không... Đến lúc này mới phần nào thông cảm cho bố mẹ đã nuôi ta khó khăn như thế nào, nhất là trong thời kỳ bao cấp khó khăn hơn bây giờ rất nhiều.

Trên thế giới, từ thời cổ đại đến nay, đã có nhiều tác phẩm vĩ đại, nhiều câu thơ bất hủ ca ngợi người cha, người mẹ làm phong phú cho các tuyển tập dạy kỹ năng sống cho con người.

Một đại thi hào Ả Rập Cổ đại đã ca ngợi người mẹ: “Vì Thượng đế không thể có mặt ở tất cả mọi nơi để giúp đỡ con người, nên Ngài đã ban cho họ những người MẸ”. Người mẹ viết hoa, là người hy sinh hết mọi thứ cho người con, không cần bất cứ một điều kiện nào.

Nhà giáo dục thiên tài người Ý, ông Edmon de Amicis [1846 - 1908] - tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những tâm hồn cao thượng”, tác phẩm đã từng được coi là sách Giáo khoa mẫu mực cho nhiều nước trên thế giới. Riêng bản tiếng Việt trong suốt 60 năm qua được tái bản nhiều lần với hàng trăm nghìn bản.

Edmon de Amicis đã viết về cha mẹ như sau: “Nếu như ta có thể khám phá cái mầm mống đầu tiên và xác thực về tất cả những tình cảm êm dịu, tất cả những hành động lương thiện và độ lượng mà ta tự hào về nó thì ta gần như luôn luôn nhận thấy nó có ở trong trái tim của cha mẹ chúng ta”.

Nhận xét này của Edmon de Amicis đã có hơn 100 năm, nhưng với độ lùi cần có của lịch sử giáo dục, lịch sử triết học, lịch sử tâm lý xã hội học chúng ta càng thấy rõ thêm phẩm chất của người làm cha, làm mẹ cần có ba yếu tố: Êm dịu, lương thiện và độ lượng. Muốn có được đầy đủ ba yếu tố có tính chất mầm mống đã nêu trên đòi hỏi người làm cha, làm mẹ phải hy sinh, phải tận tụy suốt đời để làm tròn bổn phận của mình.

Nhìn ngược lại, nếu người con nào nhờ có sự hy sinh, vất vả nuôi dưỡng của cha mẹ mà được trưởng thành, được thành đạt mà quên mất công ơn cha mẹ đối với mình, có nhiều biểu hiện bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa như: bỏ rơi cha mẹ già, đưa họ vào nhà dưỡng lão để phủi tay trách nhiệm, thì nên nhớ rằng: những đứa con của họ cũng đang theo dõi hành động của họ và cũng sẽ áp dụng như vậy khi họ tuổi già, sức yếu.

Phát hiện của Amicis có tính nhân quả, có tính mầm mống, nguồn gốc mà từ thế hệ này lại nối tiếp sang thế hệ kia. Chính thái độ yêu quý, kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ già sẽ làm gương cho con cháu của chúng ta noi theo để tạo được một nếp nhà, một gia phong, một gia đình văn hóa chính là theo cái ý tứ, cái thấu cảm mà Edmon de Amicis đã viết ra từ hàng trăm năm trước.

Khi con người gặp phải khó khăn, đau đớn, ai ai trong giây phút bàng hoàng, khủng hoảng, khó khăn tột độ đều thốt lên hai tiếng “Mẹ ơi”! Vì sao thế? Vì lòng tin mẹ sẽ giup đỡ khi ta gặp khó khăn đã trở thành tiềm thức của con người. Các danh ngôn Đông Tây đều thống nhất một ý, đó là “Hết sức ca ngợi bà mẹ”. Nữ thi sĩ người Anh, bà Anne Taylor [1782 - 1866] trong tác phẩm nổi tiếng “Mẹ tôi” đã viết: “Ai chạy đỡ tôi lên khi vấp ngã/ Và hôn lên chỗ bị ngã cho khỏi đau/ Ai kể tôi nghe những chuyện đẹp ban đầu/ Đấy là mẹ tôi, tất cả”.

Như thế mẹ đã là người kể cho ta nghe những chuyện thần tiên, những câu chuyện về cô bé quàng khăn đỏ, những bà tiên xinh đẹp trong lúc ta còn mơ màng trong vòng tay mẹ, trong chiếc nôi kĩu kịt đu đưa. Chính mẹ cũng là người chạy theo ta khi ta chập chững những bước đi đầu tiên. Nếu ta ngã mẹ sẽ xuýt xoa hôn vào những chỗ bị ngã đau để động viên ta bước đi tiếp mà không sợ hãi gì. Chao ôi, làm sao kể hết những âu yếm, dịu dàng, khó nhọc mà mẹ đã dành cho mỗi con người chúng ta. Mẹ chính là thiên thần thay mặt Thượng đế dìu dắt con người khi chập chững bước vào đời.

Chính bàn tay mềm mại, nhỏ bé của người mẹ đã thúc đẩy cả nhân loại, cả thế gian trưởng thành, khôn lớn, phát triển bền vững. Thi sĩ William Ross Wallace đã viết: “Bàn tay để đẩy nôi con trẻ/ Là bàn tay ngự trị thế gian”. Lời ca ngợi này rất chính xác, vì những anh hùng, những hào kiệt thúc đẩy thế giới cũng chính là những em bé đã từng được hưởng sự chăm sóc dịu dàng từ bàn tay người mẹ.

Đại thi hào Nga, ông Maxim Gorki cũng đã khẳng định: “Không mặt trời, hoa kia sao nở/ Không mẹ hiền, anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu”. Mãi mãi ghi nhớ và cảm ơn Maxim Gorki khi ông so sánh người mẹ với vầng Thái dương vĩ đại.

Ở Việt Nam, danh hiệu “Bà mẹ anh hùng” dành để phong tặng những bà mẹ yêu nước, thương dân có cả chồng, cả con là những liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc cũng chính là lời khẳng định về vai trò của người mẹ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng đất nước thời bình, bà mẹ Việt Nam với truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang cũng hy sinh cả cuộc đời khó nhọc để nuôi con, nuôi cháu khôn lớn trở thành những công dân có ích cho đất nước, cho quê hương.

Như thế, công cha nghĩa mẹ đối với con cái là vô cùng, vô tận. Ai cũng xúc động, xót xa, cảm mến với câu tục ngữ quý báu của ông cha ta là: “Nước mắt chảy xuôi”. Xin nhắc lại lần nữa: Nước mắt chảy xuôi!

Câu này có bốn từ nhưng có trăm ngàn ngữ nghĩa. Nghĩa đầu tiên và trước hết là sự hy sinh một chiều của cha mẹ, không màng đến, không suy nghĩ đến sự báo đáp của con cái. Hình như cái quan niệm đã sinh ra con, người làm cha, làm mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con nên người cho đến 18 tuổi, hoặc cho đến khi người con có công ăn việc làm ổn định không còn cần đến sự giúp đỡ về kinh tế của cha mẹ nữa.

Có cha mẹ lại quan niệm phải có trách nhiệm với con cái cho đến khi dựng vợ gả chồng, có cháu nội, cháu ngoại rồi vẫn phải có trách nhiệm trông nom, giúp đỡ. Cao quý thay tình yêu, tình thương, tinh thần trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ đối với con cái. Họ tự quy định cái bổn phận ấy như là giọt nước mắt chảy xuôi. Làm gì có nước mắt chảy ngược bao giờ! Tức là công cha, nghĩa mẹ nặng nề và lâu dài như là một điều tất nhiên, một quy trình không thể đảo ngược.

Cùng với cái đạo lý “chảy xuôi” này của tục ngữ Việt Nam, nhà triết học phương Đông nổi tiếng Lâm Ngữ Đường đã viết: “Cha mẹ nào cũng thương con, nhưng chỉ có những người con có đạo lý làm người mới biết thương cha mẹ”. Hậu thế mãi mãi biết ơn Lâm Ngữ Đường vì ông đã xác định rõ những người con biết hiếu thuận với cha mẹ, biết ơn cha mẹ, biết phụng dưỡng trả ơn cha mẹ là những người có “Đạo lý làm người”. Nhờ có chỉ bảo này của Lâm Ngữ Đường mà xã hội, cộng đồng đánh giá được ngay những người con không biết ơn cha mẹ, không báo đáp được công cha nghĩa mẹ thì thật sự họ đã không có “Đạo lý làm người”!

Trong tác phẩm kinh điển của thế giới “Anna Karénina” mà hàng trăm năm qua đã được dựng thành phim, kịch nói, nhạc kịch, đại văn hào Nga Léon Tolstoi đã cho biết rõ thêm các mối quan hệ giữa mẹ đẻ, mẹ vợ và vợ.

Ông đã viết: “Người vợ cho ta lời khuyên nhủ chân thành, người mẹ vợ cho ta sự ưu đãi, nhưng chẳng có gì sánh được với sự bao dung mà người mẹ đẻ ra ta đã cho ta”. Phát triển ý tứ này của Tolstoi, nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, nhiều nhà nghiên cứu về hôn nhân và gia đình cũng đều thống nhất: “Chỉ có người mẹ mới sẵn sàng tha thứ, bao dung và hy sinh hết thảy cho con cái. Còn đối với các quan hệ khác như vợ, như mẹ vợ dù rằng có tình thương mến nhưng rõ ràng vẫn còn giới hạn, còn ngăn cách, còn điều kiện”. Trên thực tế, ai cũng thấy được cái kết luận đúng đắn ấy.

Để khép lại bài viết nên nhớ mãi câu thơ nổi tiếng của đại thi hào Pháp, ông Lamartine [1791 - 1869]: “Sung sướng thay cho người nào mà Thượng đế đã ban cho một người mẹ hiền đức”!

Chủ đề: tình mẹ Công cha nghĩa mẹ núi thái sơn lòng mẹ bao la

Video liên quan

Chủ Đề