Công nghệ 7 nông nghiệp hữu cơ là gì

Năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ. Tiếp theo, ngày 29/8/2018 Chính phủ Ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ. Qua đó, để sản xuất trồng trọt hữu cơ, các Công ty/Doanh nghiệp, Tổ chức nông dân, người sản xuất cần nắm các vấn đề trọng tâm như sau:

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng. Điều kiện tự nhiên, không sử dụng yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống công bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.

NNHC có 7 nguyên tắc: Áp dụng quản lý hữu cơ trong dài hạn, bền vững, theo hướng sinh thái và có tính hệ thống; Đảm bảo độ phì của đất trong dài hạn và dựa trên đặc tính sinh học của đất; Giảm thiểu các đầu vào là chất tổng hợp; Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, chế biến đến môi trường xung quanh; Hệ thống hữu cơ không sử dụng các công nghệ phi tự nhiên; Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh; Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt chuỗi cung ứng.

NNHC có 13 yêu cầu cơ bản.

- Khu vực sản xuất: Phải có ranh giới rõ ràng và đáp ứng quy định pháp luật về điều kiện sản xuất hữu cơ.

- Chuyển đổi sang sản xuất hữucơ: Giai đoạn chuyển đổi áp dụng đối với cây ngắn ngày ít nhất 12 tháng trước khi gieo hạt hoặc trồng cây và 18 tháng trước khi thu hoạch vụ đầu tiên đối với cây lâu năm.

- Duy trì sản xuất hữucơ: Không được chuyển đổi qua lại giữa sản xuất hữu cơ và sản xuất thông thường, trừ khi có lý do thích hợp để chấm dứt quản lý hữu cơ trên đất đang canh tác hữu cơ và trong những trường hợp yêu cầu chuyển đổi được áp dụng.

- Sản xuất riêng rẽ và sản xuất songsong: Phải tách biệt hoàn toàn khu vực sản xuất hữu cơ và sản xuất thông thường bằng: hàng rào vật lý, sử dụng các giống cây khác nhau hoặc tách rời thời điểm thu hoạch, bảo quản riêng vật tư đầu vào và sản phẩm.

- Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinhhọc: Bảo tồn động vật hoang dã, rừng; Sử dụng đa dạng các loại cây trồng: sử dụng lớp phủ đất bằng thực vật đối với cây lâu năm và áp dung luân canh, xen canh, trồng cây che phủ đất, thực hiện ICM,... với cây ngắn ngày.

- Lựa chọn loài và giống cây trồng: Hạt giống và vật liệu sinh sản vô tính phải được lấy từ cây trồng hữu cơ đối với cây ngắn ngày ít nhất một chu kỳ sinh trưởng và ít nhất sau 2 vụ thu hoạch đối với cây lâu năm.

  • Quản lý đất: Đất sản xuất hữu cơ phải đáp ứng các quy định hiện hành về giới hạn kim loại nặng và dư lượng hóa chất BVTV. Ngoài ra, cần duy trì độ phì và hoạt tính sinh học của đất bằng cách: trồng các loại cây họ đậu, sử dụng phân xanh, các vật liệu hữu cơ, vi sinh vật hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật,...

- Quản lýnước: Sử dụng nước theo nhu cầu của cây và nguồn nước phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành.

- Quản lý phânbón: Sử dụng các loại phân khoáng thiên nhiên và bổ sung phân xanh, phân ủ (compost) để tăng độ phì của đất. Không sử dụng phân tổng hợp, phân hòa tan bằng phương pháp hóa học.

- Quản lý sinh vật gây hại trong trồngtrọt: Bằng một hoặc nhiều biện pháp: lựa chọn các giống và loài thích hợp; Có kê hoạch luân canh thích hợp; Cơ giới hóa việc canh tác; bảo vệ các loài thiên địch; Đa dạng hóa các hệ sinh thái; Sử dụng chế phẩm sinh học từ bột xương, phân chuồng hoặc phân xanh; Phủ gốc và cắt tỉa; Sử dụng các biện pháp cơ học như bẫy, rào chắn, ánh sáng,…; Tiệt trùng bằng hơi nước,...

- Phòng ngừa ô nhiễm: Không sử dụng đầu vào là vật tư tổng hợp; Giảm thiểu hoặc có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, chế biến,…và có biện pháp xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm nếu nghi ngờ có sự ô nhiễm, phải nhận diện và giải quyết nguồn gây ô nhiễm.

- Thu hoạch: Các sản phẩm thu hoạch phải được xác định rõ đã tuân theo các biện pháp kiểm tra/chứng nhận; Vùng đất sản xuất phải tuân thủ: sử dụng phân động vật hoai mục, các phụ phẩm có nguồn gốc động vật hoặc thực vật không chứa vật liệu biến đổi gen và xử lý bằng phụ gia tổng hợp; Giá thể không được xử lý bằng hóa chất tổng hợp và than bùn không chứa chất phụ gia tổng hợp; Việc thu hoạch không làm xáo trộn sự ổn định của môi trường sống tự nhiên hoặc sự duy trì các loài trong vùng thu hoạch; Phải có sự nhận diện sản phẩm của vùng sản xuất này và vùng sản xuất khác.

Ngoài ra trong Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 của Bộ Nông nghiệp và PTNT còn quy định cụ thể các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữucơ (về xử lý hạt giống, quản lý dịch hại và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng).

Theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP Đối tượng hỗ trợ bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Chính sách hỗ trợ bao gồm: 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; Hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ (*); Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN (*).

Điều kiện để được hỗ trợ là Các nội dung hỗ trợ phải có trong dự án được cấp thẩm quyền phân duyệt; Có cam kết bố trí vốn đối ứng để thực hiện các hạng mục trong dự án được duyệt; Cơ sở đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư theo tiến độ của dự án;