Công thức tính năng lượng tỏa ra của hạt nhân

Lực tương tác giữa các nuclon gọi là lực hạt nhân [tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh]

Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân [khoảng 10-15 m]

1. ĐỘ HỤT KHỐI

\[\Delta m = Z{m_p} + \left[ {A - Z} \right]{m_n} - {m_X}\]

[Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó]

2. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT

Năng lượng liên kết của một hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần thiết phải cung cấp để tách các nuclon; nó được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

\[{{\rm{W}}_{lk}} = \left[ {Z{m_p} + \left[ {A - Z} \right]{m_n} - {m_X}} \right]{c^2} = \Delta m{c^2}\]

Các hạt nhân bền vững có \[\dfrac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\] lớn nhất vào cỡ 8,8 MeV/nuclon; đó là những hạt nhân nằm khoảng giữa của bảng tuần hoàn ứng với 50 < A < 80

3. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT RIÊNG

Mức độ bền vững của một hạt nhân tùy thuộc vào năng lượng liên kết riêng

\[\varepsilon  = \dfrac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\]

4. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của các hạt nhân, được chia thành hai loại:

- Phản ứng hạt nhân tự phát

- Phản ứng hạt nhân kích thích

5. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

\[A + B \to C + D\]

1. Bảo toàn điện tích

\[{Z_A} + {\rm{ }}{Z_B} = {\rm{ }}{Z_C} + {\rm{ }}{Z_D}\]

2. Bảo toàn số nuclon [bảo toàn số A]

\[{A_A} + {\rm{ }}{A_B} = {\rm{ }}{A_C} + {\rm{ }}{A_D}\]

3. Bảo toàn năng lượng toàn phần

\[{W_t} = {\rm{ }}{W_s}\]

4. Bảo toàn động lượng

\[\overrightarrow {{P_t}}  = \overrightarrow {{P_s}} \]

-Không có định luật bảo toàn khối lượng

\[\Delta {m_A} + \Delta {m_B} \ne \Delta {m_C} + \Delta {m_D}\] [vì \[{{\rm{W}}_{l{k_A}}} + {{\rm{W}}_{l{k_B}}} \ne {{\rm{W}}_{l{k_C}}} + {{\rm{W}}_{l{k_D}}}\] ]

- Không có định luật bảo toàn số proton

6. NĂNG LƯỢNG CỦA MỘT PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

- Năng lượng của phản ứng hạt nhân

\[\begin{array}{l}\Delta E = \left[ {\sum {m{}_{trc} - \sum {{m_{sau}}} } } \right]{c^2} = \left[ {\sum {{{\rm{W}}_{{{\rm{d}}_{{\rm{s}}au}}}} - \sum {{{\rm{W}}_{{d_{trc}}}}} } } \right]\\ = \left[ {\sum {\Delta {m_{sau}} - \sum {\Delta {m_{trc}}} } } \right]{c^2} = \sum {{{\left[ {{{\rm{W}}_{lk}}} \right]}_{sau}} - \sum {{{\left[ {{{\rm{W}}_{lk}}} \right]}_{trc}}} } \end{array}\]

 Nếu:

  • \[\Delta E{\rm{ }} > {\rm{ }}0\] : thì tỏa nhiệt
  • \[\Delta E{\rm{ }} < {\rm{ }}0\]: thì thu nhiệt

Nếu phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng thì năng lượng tỏa ra dưới dạng động năng của các hạt sản phẩm và năng lượng photon γ. Năng lượng tỏa ra đó thường được gọi là năng lượng hạt nhân.

Năng lượng do 1 phản ứng hạt nhân tỏa ra là:

\[\Delta E = \left[ {\sum {m{}_{trc} - \sum {{m_{sau}}} } } \right]{c^2} > 0\]

Năng lượng do N phản ứng là: \[Q{\rm{ }} = {\rm{ }}N\Delta E\]

Nếu cứ 1 phản ứng có k hạt thì số phản ứng : \[N = \frac{1}{k}{N_X} = \frac{1}{k}\frac{{{m_X}}}{{{A_X}}}{N_A}\]

*** Photon tham gia phản ứng:

Giả sử hạt nhân A đứng yên hấp thụ photon gây ra phản ứng hạt nhân:

\[\gamma  + A \to B + C\]

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:

\[\varepsilon  + {m_A}{c^2} = \left[ {{m_B} + {m_C}} \right]{c^2} + \left[ {{{\rm{W}}_B} + {{\rm{W}}_C}} \right]\] với \[\varepsilon  = hf = \frac{{hc}}{\lambda }\]

Sơ đồ tư duy về năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân

Với Cách tính năng lượng của phản ứng hạt nhân Vật lý lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tính năng lượng của phản ứng hạt nhân.

1. Phương pháp

Tính năng lượng của phản ứng hạt nhân:

Cách 1: Tính theo khối lượng: ΔE = Δm.c2 = [m - mo].c2

mo: Khối lượng các hạt trước phản ứng m: Khối lượng các hạt sau phản ứng

Cách 2 : Tính theo động năng

    + Bảo toàn năng lượng: K1 + K2 + ΔE = K3 + K4 ⇒ ΔE = Ksau - Ktrước

ΔE là năng lượng phản ứng hạt nhân

 là động năng chuyển động của hạt X

Cách 3: Tính theo năng lượng liên kết, liên kết riêng, độ hụt khối

ΔE = Eliên kết sau - Eliên kết trước = [Δmsau - Δmtrước].c2

- Tính lượng nhiên liệu dựa trên công thức Q = mq = ΔE , q là năng suất tỏa nhiệt [J/kg].

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Cho phản ứng hạt nhân 

 . Độ hụt khối của các hạt nhân tương ứng là: ΔmA, ΔmB, ΔmC, ΔmD. Thiết lập biểu thức tính độ hụt khối của phản ứng, từ đó suy ra công thức tính năng lượng tỏa ra của phản ứng.

Hướng dẫn:

Xét các hạt nhân A, B, C, D ta có:

Độ hụt khối của phản ứng:

Δm = [mA + mB] - [mC + mD]

= [[Z1 + Z2] - [Z3 + Z4]]mp + [[N1 + N2] - [N3 + N4]]mn - [ΔmA + ΔmB] + [ΔmC + ΔmD]

= [ΔmC + ΔmD] - [ΔmA + ΔmB]

[Độ hụt khối của phản ứng

= ∑ Khối lượng hạt nhân trước - ∑ Khối lượng hạt nhân sau phản ứng

= ∑Độ hụt khối của các hạt nhân sau - ∑Độ hụt khối của các hạt nhân sau]

Năng lượng tỏa ra của phản ứng:

ΔE = Δmc2 = [mA + mB].c2 - [mC + mD].c2 = [[mC + mD] - [mA + mB]].c2

ΔE = Δmc2 = [ΔEC + ΔED] - [ΔEA + ΔEB]

Ví dụ 2: Cho phản ứng hạt nhân 

 . Hãy cho biết đó là phản ứng tỏa năng lượng hay thu năng lượng. Xác định năng lượng tỏa ra hoặc thu vào. Biết mBe = 9,01219 u; mP = 1,00783 u; mLi = 6,01513 u; mX = 4,0026 u; 1u = 931 MeV/c2.

Hướng dẫn:

Ta có: mo = mBe + mP = 10,02002u; m = mX + MLi = 10,01773u.

Vì mo > m nên phản ứng tỏa năng lượng, năng lượng tỏa ra:

W = [mo – m].c2 = [10,02002 – 10,01773].931 = 2,132MeV.

Ví dụ 3: cho phản ứng hạt nhân: 

 . Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g Hêli.

Hướng dẫn:

- Số nguyên tử hêli có trong 2g hêli:

- Năng lượng toả ra gấp N lần năng lượng của một phản ứng nhiệt hạch:

E = N.Q = 3,01.1023.17,6 = 52,976.1023 MeV

Ví dụ 4: Tìm năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân 

 phóng xạ tia α và tạo thành đồng vị Thôri 230 Th . Cho các năng lượng liên kết riêng của hạt α là 7,1 MeV, của 234U là 7,63 MeV, của 230Th là 7,7 MeV.

A. 10,82 MeV.          B. 13,98 MeV.          C. 11,51 MeV.          D. 17,24 MeV.

Hướng dẫn:

Wrα = 7,1 MeV → Đây là bài toán tính năng lượng toả ra của một phân rã

WrU = 7,63 MeV → phóng xạ khi biết Wlk của các hạt nhân trong phản ứng .

WrTH = 7,7 MeV. → Nên phải xác định được Wlk từ dữ kiện Wlk riêng của đề bài.

ΔE ?

Wlk U = 7,63.234 = 1785,42 MeV ,

Wlk Th = 7,7.230 = 1771 MeV ,

Wlk α = 7,1.4= 28,4 MeV

Video liên quan

Chủ Đề