Công thức tính trọng lực la

Lượt xem: 2.567

Trọng lực là một đại lượng Vật Lý dùng để chỉ lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Vậy bạn đã biết trọng lực là gì chưa? Cùng supperclean.vn ôn tập lại phần kiến thức Vật Lý 6 quan trọng này qua bài viết dưới đây nhé!

Contents

  • Trọng lực là gì? 
  • Đơn vị và đặc điểm của trọng lực 
  • Công thức tính độ lớn của trọng lực là gì?
  • Một số kiến thức cần ghi nhớ về trọng
  • Bài tập luyện tập về trọng lực  

Địa Cầu của chúng ta có hình tròn. Vậy tại sao con người, cây cối, nhà cửa, vạn vật,… đều có thể tồn tại được trên “khối tròn” đó mà không bị “rơi” nhỉ? Nguyên nhân chính là do lực hút của Trái Đất, hay còn gọi là trọng lực. Vậy mô hình trọng lực là gì? 

Trong chương trình Vật Lý 6, trọng lực của một vật được hiểu là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Người “cha đẻ” của trọng lực chính là nhà Vật lý học, nhà Toán học, nhà Thiên văn học người Anh Isaac Newton. Chỉ với suy nghĩ là “Tại sao quả táo lại rơi xuống đất?”, ông bắt đầu tìm hiểu và đưa ra lý thuyết về trọng lực. 

Trọng lực là gì?

Để hiểu rõ hơn về trọng lực, chúng ta cùng tìm hiểu một số ví dụ sau: 

  1. Khi ta thả một viên phấn xuống đất. Ngay lập tức, trọng lực của Trái Đất đã hút khiến cho viên phấn rơi xuống đất. 
  2. Một quả bóng được cầu thủ đá bổng lên trời nhưng do chịu lực hút của Trái Đất nên nó chỉ bay đến một độ cao nhất định rồi lại rơi xuống đất.

Bài viết tham khảo: Gia tốc là gì? Công thức tính & phân loại các loại gia tốc

Đơn vị và đặc điểm của trọng lực 

  • Đơn vị đo cường độ trọng lực Newton, được ký hiệu là chữ N. Nó được lấy từ chính tên của nhà Vật Lý Newton để tôn vinh những cống hiến mà ông đã để lại cho nhân loại. 
  • Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng từ trên xuống dưới [hay chính là hướng về tâm của Trái Đất]. 
  • Cường độ [hay độ lớn] của lực hút Trái Đất tác dụng lên vật được gọi là trọng lượng, Hay trọng lượng chính là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật ở gần mặt đất. 

Công thức tính độ lớn của trọng lực là gì?

Để xác định độ lớn của trọng lực, ta áp dụng biểu thức sau: 

P = m * g 

Trọng đó: 

  • P: Đại lượng biểu thị cho trọng lượng hay độ lớn của trọng lực [Đơn vị: N]
  • m: Đại lượng biểu thị cho khối lượng của vật [đơn vị: kg]
  • g: Còn gọi là gia tốc trọng trường của vật, đây là gia tốc do lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật [Đơn vị: m/s2]. Tại các điểm khác nhau ở trên Trái Đất, các vật sẽ rơi với gia tốc nằm trong khoảng từ 9,78 m/s2cho đến 9,83 m/s2. Tuy nhiên, trong chương trình Vật lý phổ thông, giá trị của g được làm tròn lên 10 m/s2để thuận tiện cho quá trình tính toán. 

Vì vậy, chúng ta có thể nhớ công thức tính trọng lượng như sau: P = 10m.

Lưu ý: Rất nhiều người nhầm lẫn và cho rằng công thức tính trọng lực là P = mg. Tuy nhiên, điều này không chính xác bởi đó là công thức tính trọng lượng [độ lớn của trọng lực]. Vì vậy, các bạn học sinh cần phải lưu ý điều này nhé!

Công thức tính cường độ của trọng lực

Một số kiến thức cần ghi nhớ về trọng

  • Độ lớn hay cường độ của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó. Do vậy, trọng lượng sẽ phụ thuộc vào vị trí đặt vật đó trên Trái Đất chứ không phụ thuộc vào khối lượng của vật. Càng lên cao thì trọng lượng của vật sẽ càng giảm do gia tốc g giảm. 
  • Với một vật có cùng khối lượng m thì cường độ của trọng lực tại Trái Đất bao giờ cũng gấp khoảng 6 lần so với khi đặt vật đó trên mặt Trăng. Nguyên nhân là do gia tốc g của vật trên Trái Đất cao gấp 6 lần so với g của vật trên Mặt Trăng. 

Bài tập luyện tập về trọng lực  

Dạng số 1: Bài tập xác định các lực tác dụng lên vật

Dạng bài tập này sẽ củng cố lại các kiến thức về lực, trọng lực giúp các bạn học sinh có thể nhận dễ dàng nhận dạng. 

Ví dụ: Một quyển sách nằm yên trên bàn, hãy xác định các lực tác dụng vào quyển sách đó?

Trả lời:

Các lực tác dụng vào quyển sách gồm có: Trọng lực và lực nâng của bàn. Do hai lực này có độ lớn bằng nhau nên quyển sách mới có thể nằm yên được trên bàn. 

Các dạng bài tập về trọng lực

Dạng số 2: Bài tập xác định độ lớn của trọng lực

Dạng bài tập này sẽ củng cố kiến thức về công thức tính trọng lượng. 

Ví dụ: Một bao hàng có khối lượng là 5 yến. Hãy xác định trọng lượng của bao hàng đó?

Trả lời: 

Đổi đơn vị: 5 yến = 50kg.

Trọng lượng của bao hàng đó là: P = 10m = 10 * 50 = 500N

Bài viết tham khảo: Trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng của thép

Hy vọng qua bài viết “Trọng lực là gì? Công thức tính cùng cách phân biệt trọng lực” sẽ mang lại nhiều kiến thức cho bạn đọc. Nếu bạn có thắc mắc hay chia sẻ thêm kiến thức về nội dung này, hãy để lại bình luận dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!

Chủ Đề