Công ty nhà nước độc lập là gì năm 2024

So với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước thường được hoạt động kém hiệu quả và thu lợi nhuận thấp hơn. Trong khi công ty tư nhân thường chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, doanh nghiệp Nhà nước lại có xu hướng phải gánh chịu trách nhiệm và lợi ích của người dân, thậm chí một vài doanh nghiệp nhà nước thành lập chỉ để đối phó với sự thất bại của nền kinh tế. Điều này làm cho hầu hết doanh nghiệp Nhà nước không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như những doanh nghiệp tư nhân.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Công ty nhà nước độc lập là gì năm 2024
Điều kiện thành lập doanh nghiệp Nhà nước

2.1 Điều kiện để được xét duyệt thành lập doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và phải hoạt động dựa trên khuôn khổ của pháp luật. Do đó, khi xem xét thành lập công ty Nhà nước, cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần phải xem xét các điều kiện sau:

  • Đề xuất thành lập doanh nghiệp Nhà nước cần có tính hiệu quả, khả thi và phù hợp với các chính sách chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời cũng phải đáp ứng các yêu cầu về công nghệ và quy định trong việc bảo vệ môi trường mà Nhà nước đã đề ra.
  • Mức vốn điều lệ phải đáp ứng được quy mô ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động và không được thấp hơn mức vốn pháp định trong quy định. Phải được chứng nhận từ các cơ quan tài chính về nguồn vốn và mức vốn được cấp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp Nhà nước phải đúng với quy định của pháp luật.
  • Được đồng ý và xác nhận từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan về nơi sản xuất và trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2 Điều kiện cơ bản khác khi thành lập doanh nghiệp nhà nước

Ngoàn ra, doanh nghiệp Nhà nước cũng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về tính pháp lý, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và trách nhiệm với xã hội khi muốn được thành lập công ty, doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể:

  • Điều kiện về hình thức tổ chức và quy mô: Để được thành lập và hoạt động một cần phải được cơ cấu và tổ chức doanh nghiệp nhà nước dưới các hình thức sau: công ty mẹ, công ty con, liên doanh, tập đoàn công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần. Điều này là bởi vì, quy mô công ty Nhà nước cần phải đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu về công việc cũng như các quy định pháp luật liên quan.
  • Điều kiện về vốn điều lệ: Một doanh nghiệp Nhà nước là có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng để đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
  • Điều kiện về đăng ký và hoạt động: Doanh nghiệp Nhà nước cũng cần phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục đăng ký và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
  • Điều kiện về quản lý và kiểm soát Để đảm bảo sự rỏ ràng minh bạch, quản lý tốt và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp Nhà nước phải có hệ thống kiểm soát và quản lý tốt, bao gồm hệ thống kiểm toán, tài chính quản lý rủi ro, quản lý nhân sự và năng lực quản lý chung.
  • Điều kiện về chất lượng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp Nhà nước: Các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cần được đảm bảo để làm hài lòng khách hàng và tăng độ uy tín, tin cậy của doanh nghiệp nhà nước. Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước cần phải tuân theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về sức khỏe con người và các vấn đề liên quan đến môi trường.
  • Điều kiện về trách nhiệm xã hội: Một doanh nghiệp Nhà nước cần có trách nhiệm xã hội, tôn trọng quyền lợi của người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
  • Điều kiện về quyền sở hữu trí tuệ. Cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo tuân theo các quy định về thương hiệu, bản quyền cũng như các quyền sở hữu trí tuệ khác để đảm bảo tính cạnh tranh.

Xem thêm:

Xem thêm:

Xem thêm:

2. Các loại hình doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ vốn điều lệ

  • Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% hay 100% cổ phần, vốn điều lệ. Công ty nhà nước tổ chức dưới dạng công ty nhà nước độc lập hay tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước là loại hình doanh nghiệp mà toàn bộ hay trên 50% cổ phần do cổ đông là các doanh nghiệp nhà nước hay các tổ chức được Nhà nước phê chuẩn uỷ quyền góp vốn, thường được tổ chức, hoạt động dựa trên các quy định trong Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên ( công ty TNHH nhà nước 1 thành viên) là công ty TNHH có toàn bộ vốn điều lệ thuộc nhà nướ. Doanh nghiệp này được đăng ký, tổ chức và quản lý doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định trong Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH nhà nước có 2 thành viên trở lên là công ty TNHH mà tất cả các thành viên đều là doanh nghiệp nhà nước hay có trên 50% thành viên thuộc doanh nghiệp nhà nước hay tổ chức mà được Nhà nước cho phép uỷ quyền góp vốn.
  • Doanh nghiệp có cổ phần có vốn góp chi phối từ Nhà nước là doanh nghiệp mà có vốn điều lệ hay cổ phần của Nhà nước, có nghĩa rằng Nhà nước nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó.
  • Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp có phần vốn góp thuộc sở hữu của Nhà nước chiếm từ 50% trở xuống vốn điều lệ.
  • Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là doanh nghiệp thuộc sở hữu toàn bộ cổ phần hay vốn điều lệ chiếm trên 50% và nhà nước nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó.
  • Công ty nhà nước độc lập là doanh nghiệp nhà nước mà không thuộc trong cơ cấu tổ chức…

4. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Công ty nhà nước độc lập là gì năm 2024
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Sau khi thỏa mãn được các Nhà nước, chủ thể doanh nghiệp Nhà nước cần hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký thành lập.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
  • Đề án thành lập.
  • Mức vốn điều lệ và văn bản ý kiến của cơ quan tài chính về vốn điều lệ và nguồn vốn được cấp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị sử dụng đất.
  • Kiến nghị về hình thức doanh nghiệp.
  • Bản thuyết minh giải pháp bảo vệ môi trường.

5. Thủ tục thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Chủ doanh nghiệp cần thực hiện đúng các bước theo Quy định về doanh nghiệp Nhà nước dưới đây!

Công ty nhà nước độc lập là gì năm 2024
Thủ tục thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Bước 1 : Đề nghị thành lập doanh nghiệp

Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải là người đại diện quyền lợi của Nhà nước. Doanh nghiệp cần xác định quy mô đầu tư, lĩnh vực kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra. Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đúng theo quy định.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền sẽ lập Hội đồng thẩm định để đánh giá hồ sơ đề nghị. Hội đồng có trách nhiệm xem xét kỹ tiêu chí thẩm định và các điều kiện cần thiết được đề cập trong hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.

Sau xem xét hồ sơ, mỗi thành viên trong Hội đồng có quyền phát biểu ý kiến. Chủ tịch Hội đồng sẽ tổng hợp ý kiến và lập báo cáo để trình cấp có thẩm quyền về thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

Bước 3: Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, cơ quan có thẩm quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp và phê chuẩn điều lệ. Trường hợp không chấp nhận hồ sơ thì phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Với quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị, Giám đốc và Tổng giám đốc.

Bước 4: Đăng ký kinh doanh

Trong vòng 60 ngày, kể từ khi có quyết định thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ đăng ký kinh doanh và nộp cho Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp Nhà nước gồm:

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp Nhà nước.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính.
  • Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc hoặc giám đốc, chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị (nếu có).

Bước 5: Công bố công khai về việc thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp Nhà nước phải công bố công khai về việc thành lập trên báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Đăng tối thiểu 05 số báo liên tiếp trong vòng 30 ngày tính từ lúc được cấp giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp Nhà nước không phải đăng báo nếu được sự đồng ý của người ký quyết định thành lập và phải được ghi trong quyết định thành lập.