Cột cờ Hà Nội Cao khoảng Bao Nhiêu Mét

Xây dựng dưới triều Nguyễn, bắt đầu từ năm 1805 đến 1812 thì xong, Cột cờ Hà Nội nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Hiện tại, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử, văn hóa do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý, nhưng vì nằm trong khuôn viên của Bảo tàng LSQSVN nên công việc trông nom hằng ngày được giao cho đơn vị này.

Cột cờ Hà Nội ngày nay nằm bên đường Điện Biên Phủ, với những cây xà cừ cổ thụ mọc xung quanh và dưới chân là một vườn nhãn um tùm. Nhưng trong một bức ảnh được chụp vào năm 1890 bởi Louis Sadoul, một sĩ quan quân y Pháp, khu vực vườn hoa Tượng đài Lênin dưới chân cột cờ ngày nay còn là hồ Voi vì là nơi tắm voi của triều đình nhà Nguyễn. Còn các rặng cây cổ thụ ngày nay khi đó còn chưa được trồng. Trong ảnh, còn có thể thấy quân Pháp đã dựng doanh trại bán kiên cố trên các vòng thành của Cột cờ để đóng quân.

Cũng trong thời kỳ này, Cột cờ Hà Nội còn được quân Pháp dùng để làm đài quan sát. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, Cột cờ cũng là đài quan sát của bộ đội phòng không Hà Nội. Khi đó, từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cả Hà Nội và vùng ngoại ô. Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Đến năm 1954, một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kỳ đài lịch sử.

Theo các nhân viên bảo vệ hiện vật của Bảo tàng LSQSVN, hầu hết khách tham quan Bảo tàng đều có nhu cầu lên thăm Cột cờ, vào những ngày lễ như 1.5, 2.9, 22.12, khách tham quan phải xếp hàng. Cô Đỗ Thị Hạnh, một nhân viên bảo tàng cho hay, có những người từ miền Nam ra, họ nói những câu như là “tôi mơ ước cả đời mới được ra Hà Nội, hãy cho tôi lên để khi về được tự hào khoe với con cháu”, vậy nên không thể từ chối được. Lại có người thăm xong, nói với nhân viên bảo tàng “các cô là sống thọ lắm, vì đang trông giữ một di tích rất thiêng liêng”.

Điều đặc biệt là giữa những ngày nóng nhất của Hà Nội, nhiệt độ bên trong của Cột cờ luôn mát mẻ như có máy lạnh. Kết cấu các cửa lên xuống của Cột cờ cũng khoa học đến mức mưa lớn đến đâu nước cũng không chảy vào trong lòng tháp.

Một hình ảnh rất ấn tượng đối với du khách mỗi khi đi qua Cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trong gió. Trung tá Nguyễn Hữu Thanh, người phụ trách công tác bảo vệ của Bảo tàng LSQSVN  cho biết, từ năm 1986, theo chỉ đạo của cấp trên, lá cờ được treo thường trực trên đỉnh cột. Trước đó thì chỉ treo vào ngày lễ.

“Bất kể lúc nào cờ bị bạc màu, rách là chúng tôi phải thay. Có hôm vào lúc 4-5 giờ sáng, các cụ lão thành cách mạng tập thể dục đi qua, thấy cờ bị gió làm rách liền thông báo, chúng tôi phải thay ngay”, trung tá Thanh cho biết. Trung bình khoảng 2-3 tuần phải thay một lá cờ, mỗi năm, khoảng gần 20 lá cờ được thay. Trên đỉnh tháp gạch là một cột thép cao 12 mét nữa, trung tá Thanh chính là người thay cờ bằng cách kéo một sợi cáp lụa theo ròng rọc để cờ lên được đỉnh cột.

Đó là lá cờ có kích thước 4m x 6m mét, diện tích 24 m2, được may bởi cơ sở thêu may cờ 67 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm. Ông Trần Quang Minh, phụ trách kỹ thuật của cơ sở này cho biết, cờ được may bằng vải phi bóng sản xuất trong nước. Để có thể chống chọi được với gió mạnh trên cao, các đường may cần đến 3 lần chỉ, góc cờ chần hình quả trám. Vì lá cờ quá lớn, nên công nhân khi may xong phần nền đỏ, thì phải trải ra một sàn nhà rộng để khoét hình sao vàng trước khi may thêm.

Lưu truyền ở Bảo tàng LSQSVN , có câu chuyện Tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez khi đến Hà Nội để dự một sự kiện, khi đi qua Cột cờ bỗng yêu cầu dừng xe và ngỏ ý muốn vào thăm. Vị tổng thống đáng kính đã trèo lên tận đỉnh và khi xuống đòi viết lưu niệm. Theo trung tá Thanh, khi đi qua đường Điện Biên Phủ, ông Hugo Chavez đã tỏ ra cảm kích trước công trình đặc biệt này nên đã đòi vào thăm bằng được.

Cột cờ Hà Nội xây từ năm 1805 đến 1812, trong triều vua Gia Long, trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long. Cột cờ có hình dạng khối vuông với ba bậc thang, khối thứ nhất dài mỗi chiều 42,5 m, cao 3,1 m, có hai cầu thang. Tầng hai mỗi chiều dài 27 m, cao 3,7 m. có bốn cửa, cửa phía đông có hai chữ “nghênh húc” nghĩa là đón nắng ban mai; cửa phía tây có hai chữ “hồi quang” nghĩa là ánh sáng phản chiếu; cửa phía nam có hai chữ “hướng minh”, nghĩa là nhìn về phía ánh sáng. Tầng ba mỗi chiều 12,8 m, cao 5,1 m.

Phần thân cột cao 12,8 m, có dạng bát giác, có 54 bậc cầu thang đi trong lòng cột dẫn lên đỉnh. Có 39 cửa lấy sáng hình hoa thị và 6 cửa hình rẻ quạt. Đỉnh của cột cờ cũng có hình bát giác, có tám cửa sổ dùng làm đài quan sát. Tổng chiều cao của phần xây dựng của Cột cờ Hà Nội là 33,4 m. Nếu tính cả phần cột thép để treo cờ là hơn 40 m.

Bài & ảnh: Lưu Quang Phổ

Là một công trình đặc biệt và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, Cột Cờ Hà Nội từ trước đến nay vẫn được coi là một trong những biểu tượng của Thủ đô.

Công trình không chỉ có kiến trúc độc đáo, trường tồn với thời gian mà còn là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt, là biểu tượng lịch sử cho sự bất khuất, dũng cảm của nhân dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số thông tin về lịch sử, kiến trúc của Cột cờ Hà Nội [Flag Tower of Ha Noi], hy vọng sẽ giúp cho bạn có chuyến tham quan công trình này thuận lợi nhất.

Cột cờ Hà Nội không chỉ trường tồn với thời gian mà còn là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt, là biểu tượng lịch sử cho sự bất khuất, dũng cảm của nhân dân Hà Nội. Ảnh HN from above

Một vài nét sơ lược về Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội ở đâu?

Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dựng từ thế kể 19, trên phần đất của Hoàng thành Thăng Long – nơi có nền đất cũ của tòa thành Tam Môn của đời Lê.

Địa chỉ ngày nay: Trên con đường Điện Biên Phủ đối diện với vườn hoa Lê-nin, thuộc quận Ba Đình.

  • Xem thêm: Du lịch Hà Nội – 12 địa điểm, 5 đặc sản phải trải nghiệm khi đến Thủ đô nghìn năm Văn hiến

Thời gian mở cửa

Nằm trong nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam, Cột cờ Hà Nội mở cửa từ 8h-17h hàng ngày.

Giá vé tham quan Cột cờ Hà Nội

  • Giá vé: 20.000 đồng/người.
  • Học sinh, sinh viên, người trên 60 tuổi được giảm 50% giá vé. Học sinh sưới 15 tuổi, người có công với Cách mạng miễn phí hoàn toàn.
  • Xem thêm: Dự báo thời tiết Hà Nội 7 ngày tới, tự động cập nhật cho du lịch

Lịch sử Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê với mục đích để làm đài quan sát [cửa sổ ở đỉnh có thể bao quát toàn bộ thành phố cả vùng nôi – ngoại thành]. Đó là lý do thực dân Pháp đã không phá hủy trong giai đoạn chúng tạm chiếm 1894 – 1897.

Những ô cửa sổ ở đỉnh cột cờ có thể bao quát toàn bộ thành phố cả vùng nội – ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Minh Tuấn

Trong cuộc kháng chiến chống quân đội Mỹ, Cột cờ Hà Nội đã được lấy lại và sử dụng với mục đích tương tự của bộ đội phòng không Hà Nội. Đến năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đây cũng là lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được cắm trên đỉnh cột cờ.

Tới 1954, cuộc chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn thắng lợi, lá Quốc kỳ lại một lần nữa tung bay trên đỉnh Kỳ đài. Đúng 15h giờ ngày 10/10/1954, tiếng Quốc ca vang lên trong tiếng hò reo và lá cờ lần lượt được kéo lên.

Cũng từ đó, hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ trở thành biểu tượng cho nền độc lập của nước Việt Nam. Đến năm 1989, Cột cờ Hà Nội chính thức được công nhận là di tích lịch sử.

Hơn nửa thế kỷ qua, gắn trên đỉnh Cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do.

  • Xem thêm: Top 10 địa điểm check in gần Hồ Hoàn Kiếm không thể bỏ lỡ khi đến Hà Nội
    Một góc nhìn khám phá Cột cờ Hà Nội. Ảnh Thương

Kiến trúc đặc biệt của Cột cờ Hà Nội

Cột cờ có chiều cao 33 m, nếu tính cả trụ treo cờ là 44 m. Được xây dựng theo cấu trúc gồm 3 tầng đế và một tòa tháp. Các tầng đế có hình chóp vuông cụt, diện tích nhỏ dần và được xếp chồng lên nhau theo thứ tự.

Tầng một cao 3,1 m, chiều dài mỗi cạnh là 42,5 m, hai mặt có cầu thang bằng gạch dẫn lên tầng hai. Tâng hai cao 3,7 m, chiều dài mỗi cạnh là 27 m, có 4 cửa được đắp tên khác nhau.

Cửa Nam đắp hai chữ “Hướng Minh”, cửa Đông hai chữ “Nghênh Húc”, cửa Tây là hai chữ “Hồi Quang”, riêng cửa Bắc là không có chữ. Tầng ba cao 5,1 m, chiều lài mỗi cạnh 12,8 m và có cửa lên cầu thang nhìn về hướng Bắc.

Lá cờ được treo trên đỉnh Cột cờ Hà Nội có kích thước 4 x 6 m, diện tích 24 m2. Ảnh: Quang Hào Nguyễn

Tầng trên là thân cột cờ cao 5,1 m, dài 18,2 m, có hình trụ tám cạnh, gọn dần lên trên, mỗi cạnh đáy rộng chừng 2 m. Đặc biệt, trong thân có 54 bậc thang xoáy tròn dạng xoắn ốc lên tới đỉnh cùng 39 lỗ hình dẻ quạt để soi sáng và thông hơi.

Phần còn lại là đỉnh Cột cờ cờ Hà Nội. Nhìn từ xa, bạn sẽ thấy nó gần giống như cái lầu hình bát giác có độ cao chừng 3,3 m, 8 cạnh tương ứng với 8 cửa sổ. Giữa lầu còn có một hình trụ tròn, đường kính 40 cm cao đến tận đỉnh, đó là chỗ để cắm cán cờ.

Lá cờ được treo trên đỉnh Cột cờ Hà Nội có kích thước 4 x 6 m, diện tích 24 m2, được may bằng vải phi bóng, may tận 3 đường chỉ, góc cờ chần hình quả trám để có thể chịu được những trận gió to.

Các địa điểm tham quan gần cột cờ Hà Nội

  • Hoàng thành Thăng Long: Tọa lạc ở số 19C, Hoàng Diệu – Quán Thánh, Ba Đình, cách cột cờ hoảng 600 m.
  • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Nằm ở địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, Điện Bàn, Ba Đình và chỉ cách Cột cờ Hà Nội 4m.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là bảo tàng đầu tiên của hệ thống bảo tàng quân đội, nơi lưu giữ và trưng bày khoảng 150.000 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, quân đội trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược từ thời vua Hùng cho đến thời chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh:ST
  • Công viên Lê nin: Cách cột cờ chừng 260 m, cạnh vườn hoa Lê Nin
  • Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh và chùa Một Cột: Hai địa điểm này đều nằm cách cột cờ 900 m. Bên cạnh đó, bạn có thể ghé thăm khu nhà sàn của Bác, ao cá, Bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh,…
  • Xem thêm: Nhà thờ lớn Hà Nội: “Nhà thờ Đức Bà Paris” thu nhỏ giữa lòng Thủ đô

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: //disantrangan.vn/

Facebook: //www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: //www.facebook.com/groups/checkintrangan

Video liên quan

Chủ Đề