Tại sao ăn cơm xong lại đau bụng

Đau bụng sau ăn có thể do ăn quá nhanh, không dung nạp thực phẩm, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, sỏi mật, viêm tụy.

Đau sau ăn thường là đau dạ dày hoặc bụng trên. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể là triệu chứng của một số bệnh rối loạn tiêu hóa. Đau bụng sau khi ăn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân từ ăn quá no đến viêm tụy hoặc viêm tuyến tụy nằm sau dạ dày. Tuy nhiên, việc xác định chính xác nguyên nhân đôi khi có thể khó khăn, đặc biệt nếu có nhiều yếu tố. Sau đây là một số lý do phổ biến.

Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh

Dạ dày thường chỉ có thể chứa khoảng một hoặc hai chén thức ăn. Rắc rối thường bắt đầu khi mọi người cố gắng vượt quá khả năng khiến dạ dày phải căng ra để nhường chỗ cho thức ăn thừa. Điều này có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt thêm không khí, gây đầy hơi dẫn đến đau bụng sau bữa ăn.

Để tránh ăn nhiều hơn mức cần thiết, bạn nên hạn chế sự xao nhãng vào giờ ăn. Uống từng ngụm nước ngắt quãng để no lâu và không ăn quá nhiều. Để giảm tốc độ ăn trong khi ăn, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bạn nên cắn một miếng, đặt nĩa xuống ngay lập tức và nhai hoàn toàn trước khi nhấc nĩa lên lần nữa.

Khó tiêu

Đau hoặc nóng rát ở giữa bụng trên được gọi là đau thượng vị hoặc khó tiêu. Khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa có thể gây ra cảm giác no sớm trong bữa ăn, bụng phình to, buồn nôn.

Khó tiêu thường xảy ra khi uống quá nhiều cà phê hoặc rượu, ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, ưu tiên thức ăn béo, cay hoặc nhiều dầu mỡ hoặc những thức ăn có chứa nhiều axit [như cam và cà chua]...

Đau bụng sau khi ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ảnh: Freepik

Không dung nạp thực phẩm và dị ứng

Nhiều người nhầm lẫn giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm. Điều này phần lớn là do một số triệu chứng như co thắt dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa...

Không dung nạp thức ăn là do cơ thể không thể tiêu hóa được một thành phần nào đó trong thức ăn. Ví dụ, thiếu enzyme lactase gây ra chứng không dung nạp lactose hoặc các vấn đề với sữa. Trong trường hợp này, tiêu thụ các khẩu phần nhỏ hơn hoặc sản phẩm không chứa lactose có thể giúp ngăn ngừa đau bụng.

Những người bị dị ứng thực phẩm phải tránh hoàn toàn một số loại thực phẩm hoặc thành phần vì chúng có thể gây ra phản ứng miễn dịch bất thường, trong một số trường hợp, có thể đe dọa tính mạng. Dị ứng với trứng, sữa, đậu phộng, động vật có vỏ và lúa mì là phổ biến nhất.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là một tình trạng sức khỏe trong đó axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, ống dẫn đến miệng. GERD gây ra ợ chua, đau khi nuốt, thức ăn không tiêu trong cổ họng hoặc miệng, nhiều người có triệu chứng trào ngược theo thời gian.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là tình trạng sức khỏe khiến người bệnh bị đau bụng dai dẳng. Hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng như tiêu chảy và khó chịu ở bụng, táo bón, phân lỏng xen kẽ và táo bón kèm theo khó chịu ở bụng.

Tùy thuộc vào từng người, cảm giác khó chịu có thể được mô tả chính xác hơn như đầy hơi, nóng rát, chuột rút, chướng bụng, đầy hơi hoặc đau buốt. Thức ăn, căng thẳng, táo bón và tiêu chảy là tất cả những yếu tố có thể gây ra.

Đau do IBS có thể xảy ra ở phần trên, giữa và dưới của bụng. Nó cũng có thể lan đến các phần trên của thân. Khoảng 30% những người bị đầy hơi khó tiêu cũng mắc IBS.

Sỏi mật

Sỏi mật là những chất lắng đọng nhỏ, cứng, giống như tinh thể, có thể hình thành trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Chúng có thể xảy ra khi có quá nhiều cholesterol trong mật, túi mật hoạt động bất thường hoặc do các nguyên nhân khác.

Sỏi mật đôi khi gây đau sau khi ăn, đặc biệt nếu bữa ăn nhiều đồ ăn hoặc nhiều chất béo. Một số người bị đau túi mật khi bụng đói. Nếu túi mật bị viêm, có thể gây nghiêm trọng và bạn có thể cần phẫu thuật.

Nếu cơn đau xuất hiện ở giữa hoặc bên phải của bụng trên, sau xương ức ở lưng trên hoặc vai phải kèm với các triệu chứng khác của sỏi mật như buồn nôn và nôn nên đi khám để có đánh giá mức độ điều trị phù hợp.

Viêm tụy

Viêm tụy có thể gây đau sau khi ăn. Nó thường bắt đầu ở bụng trên và lan ra sau lưng gây buồn nôn. Ngoài buồn nôn bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt nếu gặp phải các triệu chứng tim đập nhanh, đau dữ dội ở bụng, khó thở... Những dấu hiệu này đều có thể báo hiệu rằng bạn đang bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn nguy hiểm trong tuyến tụy, túi mật hoặc ống tụy.

Loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là vết loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng - phần đầu tiên của ruột. Những vết loét này có thể gây ra cơn đau xuất hiện ở giữa xương ức và rốn. Đau cụ thể sau khi ăn có thể là một vết loét dạ dày hoặc một trong những vết loét trong dạ dày. Nhiều vết loét do vi khuẩn H. pylori gây ra, nếu không điều trị kịp thời, vết loét dạ dày có thể dẫn đến một số bệnh ung thư đường ruột.

Theo các chuyên gia, nếu thỉnh thoảng bạn bị đau có thể không có bất kỳ nguyên nhân nào đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị đau sau khi ăn, hoặc cơn đau nghiêm trọng phải hẹn gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình ngay lập tức. Chẩn đoán đúng là bước đầu tiên để lập kế hoạch điều trị.

Anh Chi [Theo Verywellhealth]

Đau bụng sau khi ăn là khi bạn vừa ăn xong, vùng bụng của bạn xuất hiện những cơn đau. Có thể là đau bụng âm ỉ sau khi ăn hoặc đau quằn quại, dữ dội, kèm các biểu hiện khác như đầy hơi, ói mửa, đi ngoài.

Đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt thường xảy ra các triệu chứng ăn vào là đau bụng đi ngoài. Tình trạng này xuất phát từ sự co thắt của đại tràng như co bóp nhiều hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn so với bình thường, khiến cho thức ăn trong dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã đẩy ra ngoài dẫn đến tiêu chảy. Ngược lại, có lúc đại tràng co bóp lại rất chậm, khiến thức ăn không được tiêu hóa điều độ dẫn đến táo bón.

Viêm loét dạ dày

Nếu đau bụng sau khi ăn ngay cả khi no và đói thì có thể là bạn đã bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, kèm theo một số biểu hiện khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, ợ nóng, sụt cân, chán ăn… đây đều là những triệu chứng rõ rệt của viêm loét dạ dày.

Bị dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Đối với dị ứng thức ăn, ăn xong đau bụng quằn quại và kèm theo các biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng tấy thậm chí gây khó thở.

Ngộ độc thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng sau khi ăn do cơ chế phản ứng tự động của cơ thể với thức ăn lạ. Thường xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, buồn nôn, đi ngoài kèm theo sốt cao, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn đó là đi ngoài phân lỏng nhiều lần, mất nước và dẫn đến kiệt sức.

Viêm ruột thừa

Đau bụng sau khi ăn cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm ruột thừa. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn. Đặc biệt là các cơn đau âm ỉ ở quanh rốn, lan dần xuống bụng dưới. Với trường hợp này bạn cần đến bệnh viện ngay tránh bị vỡ ruột thừa gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc các tác dụng phụ của thuốc làm tổn thương đến lớp niêm mạc ruột. Từ đó làm cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém, gây ra triệu chứng đau bụng sau khi ăn, đau bụng đi ngoài.

Không dung nạp được đường lactose

Đường lactose có nhiều trong mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đối với những người có hệ tiêu hóa kém, nhạy cảm, sau khi ăn hoặc uống những thực phẩm này sẽ bị phản ứng, Cơ thể không tiêu hóa được đường lactose cũng sinh ra hiện tượng ăn xong bị đi ngoài, bụng đau âm ỉ.

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều đường lactose

>>> Nội soi dạ dày có đau và khó chịu không?

Cách chữa đau bụng sau khi ăn

Nếu hay đau bụng sau khi ăn xong, không quá 2 lần/ngày thì không có gì đáng lo ngại, vì đây cũng là cơ chế sinh học bình thường của hệ tiêu hóa. Bởi sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa dồn máu để tiêu hóa thức ăn, sự hoạt động thụ động khiến phần đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già đi ra ngoài dẫn đến hiện tượng đau bụng nhẹ và đi ngoài. Chính điều này đã tạo thành thói quen ở một số người ngay khi vừa ăn xong đều xuất hiện hiện tượng đau bụng, đi ngoài.

Khi xuất hiện tình trạng đau bụng sau khi ăn, đi ngoài liên tục, đi kèm theo là các triệu chứng bất thường như các cơn đau quặn thắt, dấu hiệu buồn nôn, nôn,... bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nhất là đối với các trường hợp đau bụng sau khi ăn sáng.

Cẩn trọng với biểu hiện đau bụng sau khi ăn sáng

Đau bụng sau khi ăn sáng kèm thêm đi ngoài có thể là thói quen bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài thường xuyên đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng dưới đây.

Hội chứng ruột bị kích thích

Đây là tình trạng kích thích ảnh hưởng tới ruột già. Hội chứng này gây ra một số biểu hiện như: Đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, có dịch nhầy trong phân...

Một số thực phẩm trong bữa sáng như sữa, thức ăn nhiều chất béo có thể khiến các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, xuất hiện hiện tượng ngay khi ăn sáng xong người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi ngoài.

Bệnh viêm tụy

Viêm tuỵ cũng khiến xuất hiện các cơn đau ở bụng trên. Những cơn đau này thường có xu hướng nặng hơn sau khi ăn, nhất là sau khi ăn sáng. kèm theo đó là buồn nôn, nôn..

Bệnh Celiac

Celiac là một rối loạn tự miễn dịch mạn tính ở ruột non. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau bụng sau khi ăn sáng, bị tiêu chảy khi ăn quá nhiều ngũ cốc hoặc các thực phẩm từ lúa mì. Bệnh kèm theo một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, thiếu máu, chán ăn, kém hấp thu dinh dưỡng

Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, bệnh có thể liên quan đến các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp, đái tháo đường.

Ngoài ra những người bị viêm ruột, nhiễm virus dạ dày hoặc mất nước cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng sau khi ăn sáng.

Video liên quan

Chủ Đề