Cư dân Văn Lang sinh sống trong những cần nhà

- Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn? - Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Quan sát các hình từ 15.1 đến 15.7, kết hợp với thông tin trong bài, em hãy:

+ Miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ.

+ Cho biết cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng để làm gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và tư duy, liên hệ với đời sống hiện tại. 

Lời giải chi tiết:

- Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang

+ Hình ảnh nam nữ giã gạo, mặt trời, chim cò, hình trâu bò kết hợp với đồ đựng bằng gốm, thap đồng [hình 15.2, 15.3]... cho thấy ngành nong nghiệp lúa nước đã trở thành một nghề chủ yếu của người Việt. Những đôi nam nữ giã gạo trong mùa thu hoạch lúa...

+ Cư dân ở nhà sàn, mái cong và mái vòm, 

+  Người Việt thời dựng nước đi lại chủ yếu bằng thuyền [hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ]

- Cư dân Văn Lang sử dụng thạp đồng để đựng lúa, muối, v.v...., còn muôi dùng để múc thức ăn, cơm, v.v...

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

 Cư dân Văn Lang ở nhà sàn để tránh thú dữ, thời tiết ẩm, ngoài ra ở dưới nhà sàn còn nuôi các loài vật như trâu, bò,…

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- CTST - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 76 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo [gạo nếp và gạo tẻ], ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên [thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực].

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

   + Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sức

Chi tiết Chuyên mục: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

- Cuộc sống vật chất:

   + Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt.

   + Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống.

   + Việc mặc: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.

   + Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

- Cuộc sống tinh thần

   + Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

Xem tiếp...

Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

- Cuộc sống vật chất:

   + Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt.

   + Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống.

   + Việc mặc: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.

   + Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

- Cuộc sống tinh thần

   + Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

Xem tiếp...

1. Nông nghiệp và các nghề thủ công

a. Nông nghiệp

- Trong nông nghiệp, ở mỗi vùng tùy theo điều kiện đất đai như đồng ruộng hay nương rẫy, người Lạc Việt có cách gieo trồng khác nhau.

- Văn Lang là một nước nông nghiệp: Thóc lúa là lương thực chính, ngoài ra, việc trồng thêm khoai, đậu, trồng dâu, chăn tằm, đánh cá và nuôi gia súc cũng phát triển.

b. Các nghề thủ công

- Các nghề thủ công: làm gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá, đặc biệt nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí, người ta còn đúc trống đồng, thạp đồng.

- Đặc biệt, người Văn Lang còn biết rèn sắt.

Gốm Đông Sơn gắn với nhà nước Văn Lang
Thạp đồng Đào Thịnh [Yên Bái]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đời sống vật chất:

-  Nơi ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền hay mái tròn hình mui, vật liệu là tre, nứa, lá, có cầu thang tre để lên xuống.

Nhà cửa thời Văn Lang

-  Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền

-  Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, và dùng gừng làm gia vị. Cư dân Văn Lang đã biết dùng mâm, bát, muôi.

-  Về mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu, đeo đồ trang sức. Tóc cắt ngắn, bỏ xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam bỏ sau lưng. Ngày lễ họ đeo đồng hồ trang sức như vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai, phụ nữ mặc áo váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Hình ảnh mô phỏng đời sống của cư dân Văn Lang

3. Đời sống tinh thần:

- Xã hội thời Văn Lang đã có sự phân chia thành nhiều tầng lớp [người quyền quý, dân tự do, nô tì] nhưng sự phân biệt giữa các tầng lớp còn chưa sâu sắc.

-  Người Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi, đua thuyền, giã gạo. Trong lễ hội, trai gái ăn mặc đẹp nhảy múa ca hát cùng với tiếng trống, cồng, chiêng, khèn... Người ta cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

-  Trong tín ngưỡng, họ biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng... Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, kèm theo theo hiện vật [công cụ và đồ trang sức].

- Người Văn Lang có khiếu thẩm mỹ khá cao.

-  Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình...

=> Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang đã hòa quyện với nhau và tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

Trầu cau - nét văn hóa ngàn xưa

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Nghề chính của cư dân Văn Lang là gì ?

Trả lời :

Nghề chính của cư dân Văn Lang là nghề trồng lúa nước.

2. Qua các hình ở bài 11 [SGK trang 34], em hãy cho biết người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì ?

Trả lời :

Người dân Văn Lang dùng lưỡi cày bằng đồng để xới đất gieo, cấy.

3. Bên cạnh trồng lúa [lương thực chính], cư dân Văn Lang còn biết trồng các loại cây gì ?

Trả lời :

Bên cạnh trồng lúa [lương thực chính], cư dân Văn Lang còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam... và trồng dâu nuôi tằm.

4. Qua các hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề nào được phát triển lúc bấy giờ ?

Trả lời :

Nghề luyện kim rất phát triển và được chuyên môn hóa cao, ngoài việc đúc lưỡi cầy, vũ khí, người thợ thủ công còn đúc những trống đồng, thạp đồng.

5. Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và cả ở nước ngoài đã thể hiện được điều gì ?

Trả lời :

Văn Lang là một nước nông nghiệp nhưng lại có nghề đúc đồng rất phát triển không chỉ với nhiều loại hình công cụ, đồ dùng....mà còn với trình độ tay nghề cao như việc đúc trống đồng chứng tỏ trồng đồng là hiện vật cho tài năng và kĩ thuật đúc đồng của tổ tiên ta.

6. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là loại nhà gì ? Nhà được làm bằng nguyên liệu gì ?

Trả lời :

- Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là nhà sàn, mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền

- Nhà làm bằng tre, gỗ, nứa, lá, có cầu thang tre [hay gỗ] để lên xuống

7. Thức ăn chính của cư dân Văn Lang là gì ?

Trả lời :

Thức ăn chính của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, cá, thịt. Họ biết dùng muối, mắm và gia vị [gừng]...

8. Trang phục thường ngày của cư dân Văn Lang như thế nào ?

Trả lời :

Trang phục thường ngày của cư dân Văn Lang có nhiều tiến bộ :

- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất

- Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực

9. Cư dân Văn lang đi lại chủ yếu bằng phương tiện gì ?

Trả lời :

Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.

10. Qua bài 12 đã học, em cho biết xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau như thế nào ?

Trả lời :

Xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : Những người quyền quý, dân tự do, nô tì.

11. Quan sát hình 38 [SGK trang 39], cho biết hình ảnh đó phản ánh điều gì ?

Trả lời :

Đây là những hình ảnh trang trí trên trống đồng, phản ánh cuộc sống, những sinh hoạt lễ hội của cư dân Văn Lang : những bộ quần áo đẹp, cảnh nhảy múa, vui chơi, cảnh trèo thuyền, đua ghe...

12. Các truyện Trầu Cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết người Văn Lang đã có những phong tục gì ?

Trả lời :

Các truyện Trầu Cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết người Văn Lang đã có những phong tục ăn trầu, gói bánh chưng, làm bánh giầy trong những ngày lễ hội, ngày lễ tết để thờ cúng ông bà tổ tiên

13. Nêu những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang [phong tục, lễ hội, tín ngưỡng]?

Trả lời :

- Về tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng tự nhiên [núi, sông, đất, nước...], người chết được chôn trong thạp bình,... kèm theo công cụ và đồ trang sức.

- Về lễ hội : Ca hát, nhảy múa, đua thuyền

- Phong tục : xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu...

14. Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của các cư dân Văn Lang ?

Trả lời :

Đời sống tinh thần và vật chất phong phú đã hòa quyện lại trong con người  Lạc Việt, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong cư dân Văn Lang.

15. Em hãy mô tả các trống đồng thời Văn Lang ?

Trả lời :

- Trống đồng có nhiều loại, nhưng đẹp nhất là trống đồng Ngọc Lũ được tìm thấy ở Bình Lục [Hà Nam], hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

- Trống cao 0.63m, đường kính mặt trống là 0.80m. Trống được chia làm 3 phần : Mặt trống, tang trống và thân trống. Mặt trống thường không chờm quá tang trống, phần thân và tang trống loe ra tạo dáng cho trống đẹp và tăng sức cộng hưởng âm thanh, làm cho trống kêu vang xa

- Tang trống phình rộng, trên tang trống khắc những mũi thuyền cong, trang trí hình đầu chim, trên thuyền có những người đôi mũ lông chim, cầm cung tên, giáo mác đứng trên chòi canh như đang trong tư thế chiến đấu.

- Phần thân trống thắt lại, hình trụ tròn. Phần dưới là chân trống choãi ra theo hình nón cụt, giữa thân trống và tang trống có gắn 2 đôi quai, tết vặn thừng dùng để khiêng trống.

- Mặt trống hình tròn và không chờm quá tang trống. Được trang trí bằng nhiều lớp hoa văn khác nhau, thể hiện sinh động đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

16. Theo em, người Việt Cổ dùng trống đồng vào những việc gì ?

Trả lời :

- Trống đồng là một nhạc khí được sử dụng trong các lễ nghi nông nghiệp, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, cũng như các dịp lễ hội, vui chơi, múa hát

- Trống đồng cũng là vật tượng trưng cho quyền uy của các tù trưởng, thủ lĩnh, được dùng để tập hợp quần chúng, chỉ huy chiến đấu.

- Trống đồng còn được dùng làm vật để trao đổi hàng hóa hoặc để chôn theo người chết.

17. Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ?

Trả lời :

Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú. Đó chính là cơ sở, nguồn gốc hình thành nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề