Tại Hội nghị véc xây năm 1919 bác gửi đến Hội nghị bản yêu sách tâm điểm trong có điểm nổi bắt là

Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp ở Vécxây cách thủ đô Pari 14 km, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Vécxây.

Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói:

– Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không?

– Tôi thấy thế là tốt… Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân ta cần đòi…- Văn Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì.

– Thưa hai bác – Tất Thành lên tiếng – Hôm trước cháu phác thảo ra 7 điều yêu sách đưa hai bác xem, nhưng đêm hôm qua cháu mới nảy thêm một ý. Cháu thấy rằng ở Đông Dương, bọn quan lại chỉ dựa vào các sắc lệnh của tên toàn quyền để cai trị dân ta mà không hề có luật. Cháu muốn đưa thêm một điều yêu sách nữa: “Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp”.

– Đúng! Đúng. Luật sư họ Phan sôi nổi hưởng ứng. Muốn cho dân ta có tự do thì phải đòi họ cai trị theo luật pháp!

Tôi cũng tán đồng! Phan Châu Trinh nói như kết luận buổi gặp mặt. Bây giờ ta làm thế nào để chuyển bản Yêu sách tới Hội nghị Vécxây đây?

Tất Thành:

– Thưa bác, cháu nghĩ rằng phải nhờ bác Phan Văn Trường viết ngay ra bằng tiếng Pháp thì mới kịp.

Hai ngày sau, Nguyễn Tất Thành đã ngồi bên luật sư Phan Văn Trường, trước bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” vừa thảo xong bằng tiếng Pháp.

– Chúng ta sẽ đứng tên dưới bản yêu sách này như thế nào đây? Bác đứng tên nhé. Nguyễn Tất Thành nêu ý kiến.

– Không! Phan Văn Trường đáp – bản Yêu sách này tuy là tôi chấp bút viết ra bằng tiếng Pháp. Nhưng tôi phải viết chỉ vì anh chưa thông thạo Pháp văn mà thôi, chứ sáng kiến lớn lao này là của anh, và hầu hết ý kiến nêu ra trong bản Yêu sách cũng là của anh.

– Thưa bác, sáng kiến của cháu cũng chỉ là phản ánh nguyện vọng chung của những người yêu nước chứ có phải của riêng cháu đâu. Bác là một nhân vật có danh tiếng, bà con Việt kiều trên đất Pháp đều biết bác là một luật sư yêu nước dám bênh vực công lý, che chở cho bà con. Bác đứng tên cho bản yêu sách này thì giá trị của nó càng cao, ảnh hưởng của nó càng rộng.

– Không! Không thể được! Tôi tuy có chút danh vọng hơn anh ngày nay, nhưng cái tâm, cái chí của anh còn lớn hơn tôi nhiều. Vả lại về nguyên tắc, người trí thức không được phép lấy công người khác làm công của mình: “Cái gì của Xêda thì phải trả lại cho Xêda”.

Đó mới là lẽ phải. Chẳng những tôi không thể đứng tên, mà bác Hy Mã Phan Châu Trinh cũng không nên đứng tên.

Cuộc trao đổi giữa hai nhà yêu nước đi tới kết luận: dùng một cái tên gì tiêu biểu cho nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng phải là tên một cá nhân thì tính chất pháp nhân của văn bản mới có giá trị. Cuối cùng anh Nguyễn quyết định tự mình đứng mũi chịu sào với cái tên chung cho tấm lòng của mọi người. Anh ký:

Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam

NGUYỄN ÁI QUỐC

Ngay buổi chiều hôm ấy, sau khi bản Yêu sách được gửi đi, anh Nguyễn rời khỏi nhà số 6 đường Vila đê Gôbơlanh, nơi anh vẫn ở với luật sư Phan Văn Trường. Anh sống bí mật, đề phòng sự truy lùng ráo riết của bọn mật thám Bộ Thuộc địa Pháp.

Vào buổi sáng sớm có người đến bấm chuông căn nhà số 6 phố Đôbinhi. Đây là nhà của Giuyn Cămbông, đại sứ cũ của Pháp ở Đức, hiện là thành viên của đoàn đại biểu Pháp đi dự Hội nghị Vécxây. Giơnơvievơ Tabui, cô cháu gái trẻ của Cămbông ra mở cửa. Sau này cô là một nhà báo nổi tiếng, nhưng lúc bấy giờ cô là thư ký của cậu cô. Người bấm chuông là một thanh niên châu Á, mảnh khảnh, có khuôn mặt cởi mở, dễ mến, đôi mắt to, sáng long lanh. Anh lịch sự chào cô và nói bằng thứ tiếng Pháp không sõi:

– Tôi muốn trao cho ngài đại sứ Cămbông một văn kiện.

Giơnơvievơ mời khách đến sớm vào nhà rồi ra hiệu cho khách ngồi xuống cạnh chiếc bàn dài chạm trổ theo kiểu đế chế. Chiếc bàn này hiện nay vẫn kê trong phòng khách gia đình Tabui. Cô gái hỏi người thanh niên là ai?

– Thưa cô, tôi là Nguyễn Ái Quốc, tôi muốn gặp ngài Cămbông.

Chàng thanh niên lấy ra một cuốn giấy buộc bằng dây mảnh. Anh mở ra và trao cho cô gái.

– Tôi đến đây để trao cho ngài đại sứ “bản trần tình” của nhân dân Đông Dương.

Có thể thấy ngay là những tờ giấy trong cuộn giấy viết bằng một thứ chữ rất đẹp. Tờ đầu tiên là bức thư gửi cho chủ nhà:

”Thưa ngài đại sứ Cămbông, đại điện toàn quyền của nước Pháp tại Hội nghị Vécxây. Tôi là người đại diện cho nhân dân Đông Dương. Chúng tôi là một dân tộc chậm phát triển, chúng tôi đã được biết thế nào là nền văn minh của nước Ngài …”.

Tài liệu mà người thanh niên châu Á mang đến có tên là “Bản Yêu cách của nhân dân An Nam”. Bản Yêu sách viết:

“Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông – Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:

1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

4. Tự do lập hội và hội họp;

5 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

7 Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8. Đoàn đại biểu thường trực của nguời bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

Vài ngày sau, các đoàn đại biểu khác tham gia Hội nghị và nhiều nghị sĩ Pháp cũng nhận được bản yêu sách tương tự như vậy. Kèm theo bản yêu sách có bức thư ngắn:

“Thưa ngài! Nhân dịp chiến thắng của Đồng minh, chúng tôi xin mạn phép gửi để Ngài kèm theo đây bản ghi những yêu sách của nhân dân An Nam. Tin tưởng ở sự độ lượng cao cả của Ngài, chúng tôi mong Ngài ủng hộ bản yêu sách này trước những người có thẩm quyền.

Thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước: Nguyễn Ái Quốc”.

Người ta nhiều lần bắt gặp người thanh niên Việt Nam kiên trì này với tập giấy tờ cặp dưới nách tại các hành lang ồn ào, mù mịt khói thuốc của các ban biên tập báo ở Pari, trong các gian phòng chật chội do các công đoàn và đảng Xã hội thuê để tổ chức các cuộc họp và mít tinh.

Lui Ácnu, Trưởng ban Đông Dương của Sở Mật thám Pháp, sau này là Chánh mật thám Pháp ở Đông Dương, nhún vai khi nghe báo cáo về hành động của một người nào đó tên là Nguyễn Ái Quốc và về nội dung một ”tài 1iệu chống Pháp” đang được người đó phân phát khắp nơi. Do nghề nghiệp đòi hỏi, Ácnu hầu như biết rất rõ mọi người An Nam khả nghi sống ở Pari, được báo cáo tỉ mỉ về bước đi của “những kẻ chủ mưu gây bất an” từ Đông Dương sang. Một trong những người đó là Phan Châu Trinh, mở một hiệu ảnh và thực tế đã ngừng hoạt động chính trị. Vả lại, hành động “khiêu khích” như vậy vốn không phải là Phan Châu Trinh, vì ông lúc nào cũng có thái độ kính nể nước Pháp. Một người khác là luật sư Phan Văn Trường, cũng sống ở Pari, được coi là nhà mácxít, nhưng chỉ là người dịch sách báo chính trị ra tiếng Việt và không bao giờ tham gia làm những việc như vậy. Chỉ còn một người duy nhất trong số những nhân vật quen biết cũ của Sở Mật thám dám cả gan làm việc này là Phan Bội Châu. Nhưng Ácnu biết chắc chắn Phan Bội Châu đang ở một nơi nào đó tại miền Nam Trung Quốc, hơn nữa, mới đây ông ta có cho đăng một bài báo, lời lẽ rất ôn hoà có lợi cho chủ trương hợp tác Pháp – Việt.

Vào lúc đó, cả Ácnu – kẻ có con mắt cú vọ, nhòm ngó khắp nơi, thậm chí cả những người bạn gần gũi của người yêu nước trẻ tuổi đã cả gan cất lên tiếng nói bảo vệ nhân dân bị áp bức của mình ngay giữa trái tim của bọn đế quốc Pháp cũng không biết được và cũng không thể ngờ rằng, Nguyễn Ái Quốc – tác giả bản Yêu sách, anh Văn Ba – người phụ bếp trên tàu biển, cậu bé ham hiểu biết Nguyễn Tất Thành – người con trai quan Phó bảng duy nhất ở làng Sen, cũng chỉ là một người mà thôi./.

[Trích trong Kể chuyện Bác Hồ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006]

[TG]- Tập trung vào các nội dung đòi tự do, dân chủ của những người dân thuộc địa, với yêu cầu bức thiết cần phải thiết lập một chế độ cai trị bằng các đạo luật ở Việt Nam chứ không phải bằng các Sắc lệnh, bảnđã lần đầu tiên thể hiện một cách đậm nét hai từ “pháp quyền”.Lý tưởng dân quyền, việc thực thi quyền lực của nhân dân, thực thi tổ chức và điều hành xã hội bằng pháp luật do Nguyễn Ái Quốc trình bày trong văn bản pháp lý nêu trên đã phản ánh nguyện vọng và yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của con người ở các thuộc địa, trong đó có xứ Đông Dương thuộc Pháp.

Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất từng nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”[1]. Chính Người, ngay từ khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở về với thế giới người hiền vẫn luôn trăn trở khát vọng về một nước Việt Nam được độc lập, thống nhất, nhân dân Việt Nam được tự do, hạnh phúc, có đủ quyền làm người cao cả nhất. Trong những thời điểm khác nhau, Người đã từng bước đấu tranh để thực hiện khát vọng của mình và khẳng định chắc chắn rằng: Nếu được độc lập, nước Việt Nam sẽ xếp đặt một nền Hiến pháp về phương diện chính trị và xã hội theo “lý tưởng dân quyền”[2].

BẢN "YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM" GỬI HỘI NGHỊ VERSAILLE [6/1919]

Tinh thần yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị cua chủ nghĩa thực dân cùng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ trở thành nguồn sức mạnh nội lực, thắp sáng chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Một cuộc hành trình kéo dài bảy năm, đi qua nhiều châu lục đã tạm dừng, khi Người từ nước Anh quay trở lại nước Pháp. Đó là thời gian khoảng cuối năm 1917, khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc. Quay trở lại “mẫu quốc”, sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc, nơi “cội rễ và những đau thương của các dân tộc Đông Dương”, Nguyễn Ái Quốc đã sớm được mật thám Pháp quan tâm.Đánh hơi thấy sự có mặt của Người ở Pari, báo cáo mật năm 1917 trong Hồ sơ lưu trữ của nước Pháp đã viết: “Người mang tên Nguyễn Ái Quốc 27 tuổi quê ở Đông Dương. Anh từ Luân đôn tới Pa ri tháng 6 vừa rồi”, và đang ở nhà “một đồng bào của anh tên là Phan Văn Trường…”. Trong báo cáo này còn ghi rõ “Nguyễn Ái Quốc chưa có tên trong hồ sơ toà án”. Lần theo những trang hồ sơ của mật thám Pháp trong những năm 1917-1919, có thể thấy trùm mật thám Pháp Ác nu [Louis Arnoux] đã được Bộ Thuộc địa giao nhiệm vụ phối hợp cùng Bộ Nội vụ Pháp chuyên theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và phong trào Việt kiều ở Pháp.

Mặc dù sống và hoạt động trong vòng vây của mật thám Pháp, song lai lịch của Nguyễn Ái Quốc, những hoạt động của Người vẫn còn là những mảng bí mật. Tuy nhiên, khi Nguyễn Ái Quốc khởi đầu cuộc đấu tranh thực hiện lý tưởng dân quyền của mình cũng là lúc tên Người cùng một văn bản pháp lý do Người ký tên đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó chính là thời điểm, Tổng thống Mỹ Uyn sơn [Wilson] công bố Chương trình 14 điểm [đầu tháng 1/1918]; trong đó, điểm thứ 5 được Nguyễn Tất Thành chú ý đến, đó là: “Điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa, đặt mối quan tâm tới quyền lợi của những người dân bị tác động ngang hàng với lợi ích của các chính phủ liên quan tới yêu sách” cùng những triển vọng về một Hội nghị Quốc tế hoà bình sẽ họp ở Véc xây [Versaille, tháng 6/1919] đã góp phần làm cho đời sống chính trị thế giới trở nên sôi động hơn. Đó cũng là lúc, nhân dân của các quốc gia hy vọng rằng, với những gì Uyn sơn tuyên bố, nhất định quyền dân tộc tự quyết, những yêu cầu về độc lập, tự do của các dân tộc sẽ được thực hiện.

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Véc xây [18-21/6/1919]. Khi đó, cũng như nhiều người, nhiều dân tộc “từng bị mê hoặc bởi những tuyên bố rộng rãi về quyền tự quyết của các dân tộc” của Tổng thống Hoa Kỳ, thay mặt, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo bản[bản Yêu sách tám điểm] gửi tới Hội nghị Véc xây. Bản Yêu sách tám điểm được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp [vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp; dưới bản Yêu sách tám điểm ký tên: Nguyễn Ái Quốc]. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện; đây cũng là điểm khởi đầu của một hành trình đấu tranh cách mạng và điểm khởi đầu đó đã gây chấn động nước Pháp và thế giới. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển thể bản Yêu sách tám điểm qua thể thơ lục bát và song thất lục bát với tên gọi.

100 năm trước [6/1919- 6/2019], cũng vào những ngày tháng 6 lịch sử,được gửi cho tất cả các đoàn đại biểu dự Hội nghị Véc xây; đồng thời, Yêu sách tám điểm cũng được chuyển cho Giơnơvie Taburi [Genevievre Tabouis] - vừa là thư ký, vừa là cháu gái của Trưởng đoàn đại biểu Pháp - Jules Chambon. Ngay sau đó, Nguyễn Ái Quốc nhận được thư trả lời của đoàn đại biểu Nicaragoa, nhờ chuyển lời cảm ơn về việc bản Yêu sách tám điểm này đã khiến cho một đại biểu của đoàn là ông Samôrô hết sức chú ý, và đi liền cùng đó là lá thư của đoàn đại biểu Hoa Kỳ với lời hứa “sẽ trình thư đó lên Tổng thống”, v.v..


ký tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện tại thủ đô Pari của nước Pháp, với 8 nội dung cơ bản được nêu ra: “1.Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;2.Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng nhữngnhư người âu châu;các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phạn trung thực nhất trong nhân dân An Nam;3. Tự dovà tự do;4. Tự dovà;5. Tự dovà tự do xuất dương;6.Tự do, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;7.Thay;8. Đoàn đại biểu thưởng trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ”[3].

Với bản Yêu sách tám điểm này, Nguyễn Ái Quốc đại diện cho một dân tộc đã bị "mất tên" trên bản đồ thế giới đã dũng cảm đưa vấn đề chính trị của một nước thuộc địa ra quốc tế; đòi cho nhân dân Việt Nam có những quyền cơ bản, chính đáng, cụ thể ngay giữa vòng vây của kẻ thù. Yêu sách tám điểm thực sự như một tiếng kêu cứu, như một tiếng nói hiện diện của người dân một xứ thuộc địa tại một Hội nghị quốc tế. Về thực chất, Yêu sách tám điểm cũng mới chỉ dừng ở sự “đòi hỏi” thực dân Pháp “lỏng tay” hơn trong chính sách cai trị và “không có gì quá đáng” về tự do, dân chủ, nhưng từ bản Yêu sách này, người ta tin rằng sự thức tỉnh của những lục địa chưa được gọi là “văn minh” rồi đây cũng hẳn sẽ tìm thấy từ“tiếng nói của dân tộc mình”, "như mình", "cho mình" trong hành trình đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền bình đẳng.

Tuy nhiên, tại Hội nghị, bản Yêu sách tám điểm đã không được nhắc đến, mặc dù các đoàn đại biểu và các nghị sĩ Pháp sau khi nhận được bản Yêu sách tám điểm về cơ bản đều gửi thư trả lời Nguyễn Ái Quốc; bởi Hội nghị Véc xây là nơi bàn về việc chia lại thị trường và tranh giành lợi ích, chứ không phải là nơi giải quyết yêu sách của một dân tộc thuộc địa., lời thỉnh cầu của người dân An Nam đã không được Hội nghị chấp thuận, dù Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ [thư được gửi kèm với bản], với mong muốn: “Tin tưởng ở độ lượng cao cả của Ngài, chúng tôi mong Ngài ủng hộ trước những người có thẩm quyền”[4]. Bởi về thực chất, nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc trong chương trình 14 điểm của Uyn sơn chỉ là một chiến lược lớn của Hoa Kỳ - một đế quốc mới nổi, nhưng chiến lược này mâu thuẫn gay gắt với ý đồ chiến lược của Anh và Pháp [trong việc cai trị tại các thuộc địa]. Cho nên, không chỉ người Anh, người Pháp, thậm chí cả người Đức cũng không công nhận và việc yêu cầu xoá bỏ sự “bức chế của Véc xây” ngay khi đó đã trở thành một nội dung quan trọng trong chính sách của Hítle và nhà nước Đức.

Cùng với việcbản Yêu sáchtám điểm do Nguyễn Ái Quốc ký tên xuất hiện công khai trong dư luận Pháp, “có ảnh hưởng khá sâu sắc trong các giới Pháp”[5], là việc truyền đơn in bản Yêu sách tám điểm “do sự tháo vát của Việt kiều” cũng đã được phân phát trong các cuộc mít tinh cho Việt kiều tại Pháp, cho những người Việt Nam bị bắt đi lính cho Pháp và cả người Pháp, khiến cho những người vốn “thờ ơ với chính trị nay cũng phải giác ngộ”, cũng phải tìm hiểu,v.v... Đặc biệt, những truyền đơn này đã được gửi về Đông Dương, chuyển về cho đồng bào trong nước. Vì thế, khi bản Yêu sách tám điểm được đăng trên báo Nhân đạo [L’ Humanité], số ra ngày 18/6/1919 với tên gọivà báo Dân Chúng [Le Populaire] với tên gọi, cùng vớiviệc thực dân Pháp cũng cho đăng những truyền đơn in bản Yêu sách tám điểm lên báo chí “để chế giễu và yêu cầu đàn áp”,v.v.. thì Yêu sách tám điểm và tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã không chỉ có tiếng vang lớn tại Thủ đô của nước Pháp thực dân mà tầm ảnh hưởng của nó đã đến được với các vùng thuộc địa xa xôi của nước Pháp “mẫu quốc”.

Đi liền cùng với những sự kiện liên quan đến bản Yêu sách tám điểm khi đó là những cảnh khám xét, bắt bớ tại các trại lính ở Pháp; là việc Bộ Thuộc địa và chính quyền nhà nước Pháp tăng cường mua chuộc những tay sai người Việt Nam, trà trộn vào quần chúng Việt kiều, nhằm “do la, theo dõi, tìm hiểu những hoạt động của. Mật báo ngày 30/1/1920 tại Bộ Thuộc địa Pháp ghi rõ: Theo điều tra về những hành vi của nhiều người An Nam, phản ứng của họ về Bản Yêu cầu của người Đông Dương, “thì kết quả cho biết linh hồn những người này chính là Nguyễn Ái Quốc”.

Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng là một chính quyền bất hợp hiến, cho nên sẽ không có “những giới hạn cho việc thực thi quyền lực” ở nơi đây. Đó chính là cơ sở cho một chính sách cai trị tuỳ tiện, chuyên chế của chính quyền thực dân Pháp và hệ luỵ của nó chính là sự xâm phạm các quyền và tự do của mỗi con người. Hướng đến mục tiêu đòi lại công lý cho nhân dân Việt Nam; đồng thời, bảo vệ các quyền và tự do của con người, bảnđã trở thành một Tuyên ngôn chống đế quốc chưa từng có trong tiền lệ và “quả bom chính trị” này đã đưa Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn yêu nước đã trở thành “người phát ngôn có uy tín và đáng tin cậy của dân tộc Việt Nam cũng như của dân tộc các nước thuộc địa và phụ thuộc”[6].

Từ thủ đô của nước Pháp thực dân, bản Yêu sách tám điểm và tên gọi Nguyễn Ái Quốc trở thành một niềm tin, một khẩu hiệu đấu tranh đòi tự do, dân chủ, bình đẳng của những “dân tộc nhược tiểu”, của “những thân phận người nô lệ”. Bởi thế, “'Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một ''quả bom'' làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng sấm mùa xuân. Tiếng sấm ấy đã xua tan màn sương mù vây bọc chúng tôi, làm nảy sinh những mầm nằm sâu trong lòng chúng tôi. Người mình ra ngoài kiếm ăn, nói chung yêu nước, mong nước độc lập. Bây giờ ngay tại Thủ đô nước Pháp, trên diễn đàn quốc tế có một người Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc mình, dư luận thế giới xôn xao bàn tán ai mà không kính, không phục. Độ ấy, người mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết, đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên Nguyễn Ái Quốc, bản thân nó có sức hấp dẫn kỳ lạ”[7].

Mặc dù không đạt được một yêu cầu nào, song việc gửi bản Yêu sách tám điểm đến một Hội nghị quốc tế; hình thức đấu tranh trực diện của Nguyễn Ái Quốc - sự xuất hiện lần đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên vũ đài chính trị thế giới, tại sào huyệt của chủ nghĩa thực dân cùng những nội dung của Yêu sách tám điểm đã có tác động lớn. "Tiếng sấm" ấy không chỉ đánh thức tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối, phương pháp đấu tranh mà còn tác động lớn đến tinh thần yêu nước, niềm tin của nhân dân kể từ sau thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; đồng thời,đánh thức sự thờ ơ của dư luận đối với vấn đề thuộc địa, với chính sách cai trị hà khắc ở thuộc địa của Pháp nói chung và thuộc địa Đông Dương, Việt Nam nói riêng.

"CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ LẬP HIẾN ĐẦU TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM"

do Nguyễn Ái Quốc ký tên xuất hiện tháng 6/1919 tại Hội nghị hoà bình Véc xây, có thể coi là một cuộc gặp gỡ lịch sử, đã diễn ra khi nhu cầu bức thiết của đất nước Việt Nam thuộc địa đang trải qua một cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn với một Nguyễn Ái Quốc đầy nhiệt huyết cách mạng, ngày một trưởng thành sau những khảo nghiệm thực tế. Khác và vượt trội hơn những người Việt Nam yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc sau những khảo sát lớn lao về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, mô hình Nhà nước,v.v.. tại nhiều quốc gia, nhiều châu lục - khảo nghiệm mang tính thời đại của mình trong hành trình “tìm đường đi cho dân tộc theo đi” đã gắn liền độc lập của dân tộc với quyền tự do của con người trong nhận thức chính trị của mình. Sớm giương cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền, vì các quyền dân tộc cơ bản của con người, trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, quyền sống của dân tộc và quyền sống của con người thuộc lĩnh vực công pháp quốc tế và luật pháp quốc gia gắn bó với nhau.

Với bảngửi Hội nghị Versaille - văn kiện mang tính chất chính trị, pháp lý về nội dung và cả hình thức, thể hiện đòi hỏi cấp bách của một dân tộc tại một Hội nghị quốc tế, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã từ "những tích luỹ" tiến đến đòi quyền được sống, được tự do, được bình đẳng của dân tộc, của con người và trở thành “người đầu tiên trong nền chính trị Việt Nam” nêu chủ trương lập hiến như một nội dung của cách mạng dân chủ.Vì vậy, bảndo Người ký tên năm 1919 “xứng đáng được xem là cương lĩnh lập hiến đầu tiên trong đời sống chính trị Việt Nam”[8].Theo luật gia Vũ Đình Hòe, những yêu sách đó “phản ánh tư tưởng hiến chính của Nguyễn Ái Quốc đã nảy mầm” và “là một dạng của chế độ hiến chính”[9].

Ngắn gọn, súc tích, tập trung vào các nội dung đòi tự do, dân chủ của những người dân thuộc địa, với yêu cầu bức thiết cần phải thiết lập một chế độ cai trị bằng các đạo luật ở Việt Nam chứ không phải bằng các Sắc lệnh, bảnđã lần đầu tiên thể hiện một cách đậm nét hai từ “pháp quyền”. Như vậy là,"trong thời đại mà ý muốn của nhân dân là nắm quyền tự quyết",lý tưởng dân quyền, việc thực thi quyền lực của nhân dân, thực thi tổ chức và điều hành xã hội bằng pháp luật do Nguyễn Ái Quốc trình bày trong văn bản pháp lý nêu trên đã phản ánh nguyện vọng và yêu cầu về quyền của con người ở các thuộc địa, trong đó có xứ Đông Dương thuộc Pháp.Nội dung và ý nghĩa của những yêu cầu chính đáng này xuất phát từ sự tiếp nhận có chọn lọc những thành tựu về quyền con người mà nhân loại đã đạt được trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế từng được ghi trongcủa nước Mỹ năm 1776 vàcủa nước Pháp năm 1791. Vì thế, từ đây,Yêu sách tám điểm cũng “sẽ đi vào lịch sử với tính cách là điểm khởi nguồn của một cương lĩnh lập hiến theo tinh thần dân chủ ngay trong khuôn khổ chế độ thực dân”[10]và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khái quát các điều yêu sách này lên mức luật hiến trong lời ca của Việt: “” [11].

Có thể nói, với Yêu sách tám điểm, tư duy của Người về lĩnh vực luật pháp thật là độc đáo, táo bạo trong điều kiện lịch sử khi đó. Việc một người Việt Nam của xứ Đông Dương thuộc Pháp đấu tranh đòi đoạt lại ngọn cờ dân tộc tự quyết "dựa vào miệng lưỡi của kẻ thù" [tuyên bố của Uyn sơn] và "từ kẻ thù" [thực dân Pháp] là một hành động hiếm có, tài trí, khôn ngoan, mang đậm dấu ấn một Hồ Chí Minh đầy bản lĩnh và dày dặn kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Bàn về Nguyễn Ái Quốc và Yêu sách tám điểm cùng tác động của sự kiện chính trị này, Daniel Hémerý cho rằng: Đối với Nguyễn Ái Quốc, trong khi chờ cho các nguyên tắc về dân tộc tự quyết từ lĩnh vực lý tưởng đến chuyển vào lĩnh vực hiện thực [do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc thuộc địa bị vi phạm tuỳ tiện], thì “sự nhún nhường” của Người và những người Việt Nam yêu nước là rất táo bạo, rất triệt để, “vì nó không dừng lại ở việc yêu sách được bình đẳng với nước Pháp mà còn đòi hỏi phải chuyển giao lập tức mô hình dân chủ kiểu phương Tây sang Đông Dương theo hướng độc lập…Đó là một kịch bản chấm dứt tình trạng thuộc địa trước công thức dân chủ về chính trị rồi độc lập”[12].

Có điều, không bị ảo tưởng, nên ngay sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận ra rằng: Chủ nghĩa Uyn sơn mãi mãi chỉ là lời hứa suông, dù nó từng được tán dương rất nhiều. Đó chỉ là một trò bịp bợm và trong thực tế, sẽ không thể có “độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do, hạnh phúc cho đồng bào tôi” nếu chỉ dừng lại ở việc thỉnh cầu bọn đế quốc. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể “trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” để "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Tiếp đó, trong hành trình đấu tranh để thực hiện khát vọng lớn lao giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã từ những ý tưởng, nội dung của bản Yêu sách tám điểm để bồi đắp, hình thành một quan niệm mới về việc thực hiện quyền sống của dân tộc và các quyền tự do cơ bản của con người. Điều này được thể hiện đậm nét trong các văn kiện tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do Người soạn thảo và được thông qua [của Đảng] mùa xuân năm 1930, trongnăm 1941 và đặc biệt thể hiện sắc sảo, sinh động trongdo Người đọc ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á. Nói như luật gia, Tiến sĩ Ngô Bá Thành, trước toàn thể thế giới: “Tuyên ngôn độc lập là hòn đá tảng pháp lý đầu tiên khẳng định cả trên nguyên tắc, và trên thực tế, cả về quyết tâm sắt đá của nhân dân Việt Nam, quyền được sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam đối với bất kỳ dân tộc nào khác”[13].

Sau khi nước nhà giành được độc lập mùa thu năm 1945, tư tưởng lập hiến của Người từ bản Yêu sách tám điểm năm xưa tiếp tục được thể hiện rõ nét trong trong quá trình xúc tiến xây dựng và ban hành Hiến pháp 1946, để từ Hiến pháp tuyên bố về mặt pháp lý - nhà nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và Hiến pháp cũng chính là một "phương tiện pháp lý" để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Tiếp đó, thể hiện nhất quán tư tưởng lập hiến của mình, dù bộn bề công việc chống thù trong giặc ngoài, đối nội và đối ngoại Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời đã chủ trương tổ chức càng sớm càng tốt và tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập [6/1/1946] bằng chế độ phổ thông đầu phiếu để bầu Quốc hội khóa I, thành lập Chính phủ chính thức; thông qua Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nước nhà tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I [9/11/1946]. Có thể nói, Quốc hội đầu tiên, Hiến pháp đầu tiên, Chính phủ hợp hiến cùng một hệ thống chính quyền các cấp đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại được xây dựng, điều chỉnh và bổ sung qua mỗi giai đoạn cách mạng, nhằm “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” chính là cơ sở của một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây chính là sức mạnh của tính "pháp quyền", của tổ chức quyền lực nhà nước bằng Hiến pháp và tuân thủ Hiến pháp theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và ngày càng giàu mạnh, phát triển bền vững...

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi của mình, Hồ Chí Minh đều dành và nỗ lực phấn đấu để thực hiện một cách sinh động trong thực tế các quyền dân tộc cơ bản, các quyền cơ bản của con người như khát vọng của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc từng nêu ra trong bảncách đây 100 năm tại Thủ đô của nước Pháp. Lịch sử ghi nhận rằng: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”[14].

Hồ Chí Minh đã đi xa 50 năm, song tư tưởng, đạo đức và sự nghiệp cách mạng của Người trong hành trình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người vẫn vẹn nguyên ý nghĩa sâu sắc và giá trị lớn lao: “Trong trái tim của mọi người và trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Đấu tranh trong nửa thế kỷ, Người đã làm cho cuộc cách mạng giải phóng của nhân dân nước Người trở thành biểu tượng của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới. Tinh thần cao cả của Người đã khiến cho ngay cả những kẻ thù địch với Người cũng phải kính trọng, khâm phục, và hơn ai hết, Người đã tập hợp được chung quanh tên tuổi của Người những cuộc đấu tranh và những niềm hy vọng của những người bị áp bức trên khắp trái đất, của nam, nữ thanh niên, của tất cả mọi người bất kỳ thuộc tín ngưỡng và lý tưởng nào đã lên tiếng phản đối chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa đế quốc”[15]. /.

TS. Đinh Quang Thành - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

TS. Văn Thị Thanh Mai - Ban Tuyên giáo Trung ương


[1]Trần Dân Tiên: , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.53

[2], Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.278

[3]Hồ Chí Minh: , Nxb. Chính trị quốc gia- Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr.469-470

[4]Hồ Chí Minh: , Nxb. Chính trị quốc gia- Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr.471

[5]Thu Trang: , Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1989, tr.63

[6]Mai Văn Bộ: , Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2000, tr.86

[7]Vũ Anh: Nxb. Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 72

[8]Nguyễn Đình Lộc: , Nxb. Chính trịquốc gia, Hà Nội, 1998, tr.114

[9]Vũ Đình Hòe: , Nxb Văn hoá thông tin và Trung tâm lưu trữ văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001, tr. 342, 340.

[10]Nguyễn Đình Lộc: , Nxb. Chính trịquốc gia, Hà Nội, 1998, tr.115

[11]Hồ Chí Minh: , Nxb. Chính trị quốc gia- Sự Thật, Hà Nội 2011, t.1, tr.473

[12] Daniel Hémerý: , Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 2004, tr.29

[13], Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.115

[14] , Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.37

[15], Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, t.2, tr.99

Video liên quan

Chủ Đề