Những câu hỏi khi học ngành Luật

Bất cứ bạn trẻ nào đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn những ngã rẽ phù hợp cho công việc trong tương lai cũng đều có nhiều đắn đo, nhiều điều cần tìm hiểu. Trước khi điền vào mẫu đơn đăng ký xét tuyển ngành Luật, hãy cùng xem những câu hỏi thường gặp dưới đây có thể như là một chia sẻ nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học mà mình yêu thích.

Những câu hỏi thường gặp về tuyển sinh đại học ngành Luật 2019

Ngành Luật có những chuyên ngành nào? Chương trình đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì cho người học?

Theo học ngành Luật không có nghĩa khi ra trường bạn chỉ có thể làm luật sư, thẩm phán tại văn phòng luật sư, tòa án, của viện kiểm sát mà cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn nhiều với nhiều vị trí công việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tùy theo chuyên ngành mà bạn lựa chọn theo học. Ngành Luật có nhiều chuyên ngành cho bạn lựa chọn phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân như: Luật thương mại, Luật học, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật quốc tế,… Tùy theo mỗi chuyên ngành mà nội dung của chương trình đào tạo sẽ tập trung vào những kiến thức chuyên môn riêng.

Năm 2019, Đại học Duy Tân tiếp tục tuyển sinh ngành Luật với chuyên ngành: Luật học và Luật Kinh tế. Theo học chuyên ngành Luật học và Luật Kinh tế tại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực và kiến thức chuyên sâu về luật pháp, kinh tế, đồng thời được lĩnh hội đầy đủ các kỹ năng, kết hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, thuật ngữ pháp lý chuyên ngành nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp cũng như trong công việc khi ra trường.

Cơ hội việc làm ngành Luật?

Hiện nay, trước  xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ, cùng với sự “nở rộ” các tổ chức, doanh nghiệp lớn và nhỏ tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên theo học ngành Luật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên các chuyên ngành Luật có khả năng đảm nhiệm những vị trí như: luật sư, thẩm phán, thẩm tra viên, chấp hành viên, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý, công chứng viên, Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các tổ chức dịch vụ pháp luật, giảng viên ngành Luật,… và những công việc liên quan đến pháp lý tại các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… hoặc có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư,…

Hi vọng rằng với những câu trả lời như trên, các bạn sẽ tự tin đăng kí vào ngành Luật của trường ĐH Duy Tân để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

>> Xem thêm: Những điều nên biết về ngành luật

Để giải đáp câu hỏi này xin mời các bạn đọc những thông tin sau :

-Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt:

     Đối với ngành luật đòi hỏi phải đọc rất nhiều các loại sách. Cạnh đó, bạn còn cần cập nhật những thông tin khác nhau để có thể hiểu và nắm bắt được toàn bộ những bộ luật hiện có và vận dụng tốt trong mọi trường hợp.

     Ngành luật Học Viện Thanh thiếu niên Việt Nam các bạn sẽ được học Luật chung bao gồm: dân sự; hình sự; đất đai; lao động,... và một số lĩnh vực khác vẫn chưa phổ biến như: khiếu nại – tố cáo; cư trú hộ tịch; bảo hiểm,... Do vậy, việc đọc sách và tài liệu sẽ là yêu cầu và là tố chất thiết yếu để trở thành một luật sư, một chuyên gia tư vấn vấn pháp luật tương lai. Ngoài ra, các bộ luật liên tục được cập nhật và sửa đổi bổ sung, đòi hỏi người làm việc trong lĩnh vực này cần nắm bắt chính xác và kịp thời những thông tin đó.

     Để trở thành một luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật các bạn không chỉ đáp ứng yêu cầu đọc và hiểu các thông tin có trong sách vở mà còn phải học và ghi nhớ nhiều chi tiết trong hệ thống pháp lý. Có rất nhiều các bộ luật khác nhau trong hệ thống tư pháp, bạn sẽ phải có kỹ năng tra cứu, vận dụng phù hợp những bộ luật trên mới có thể áp dụng kịp thời và chính xác trong từng hoàn cảnh và tình huống riêng biệt.

-Yêu thích sự tranh luận:

     Luật sư là người có khả năng phân tích nhằm đưa ra những quan điểm chính xác cùng lý luận sắc bén kết hợp cùng nền tảng kiến thức vững chắc của bản thân để tiến hành thuyết phục thẩm phán và bồi thẩm đoàn rằng lý lẽ đưa ra là hoàn toàn thuyết phục. Trong các cuộc tranh luận, nếu bạn luôn là người đưa ra được những ý kiến đầy sức thuyết phục và nhận được sự đồng tình của mọi người thì khi đó bạn đã sở hữu được một trong những tố chất quan trọng của một người làm luật.

-Khả năng giải quyết vấn đề:

     Khi trở thành một luật sư, các bạn sẽ phải đối mặt với không ít các vấn đề khó khăn . Chính vì vậy, việc sở hữu cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.

     Trong trường hợp bạn bè bạn gặp khó khăn, bạn có thể  đưa ra hướng giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn thích giải quyết khó khăn và thử thách, ngành luật sẽ là ngành thích hợp với bạn!

-Kiên trì và nhẫn nại:

     Kiên trì và nhẫn nại là một tố chất không thể thiếu của người làm luật. Bạn cần cố gắng kiên trì theo đuổi cho tới khi bạn "chiến thắng" trong cuộc tranh tụng. Sự kiên trì sẽ giữ cho bạn không phải bỏ cuộc hay lẫn trốn khi gặp các vấn đề hoặc khó khăn, thách thức phía trước.

-Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt:

     Ngoài những yếu tố trên, người học luật cần phải trau dồi khả năng đàm phán và kỹ năng lắng nghe. Trước mỗi sự việc, luật sư cần phải mềm mỏng, uyển chuyển để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra.

Đã từng có người nào đó chia sẻ vấn đề họ gặp phải và tìm tới bạn về những lời khuyên chưa? Bạn có lắng nghe họ một cách kiên nhẫn không? Nếu bạn là mẫu người thường dành thời gian của mình để lắng nghe vấn đề của bạn bè vậy thì nghề luật chắc chắn sẽ phù hợp với bạn.

-Có tính "tấn công":

Tính "tấn công" ở đây được hiểu là sự mạnh mẽ, bộc trực, dám nghĩ dám làm, là một người không sợ thử thách, khó khăn, vững vàng trước mọi cám dỗ. Khi đó bạn sẽ có thể giúp đỡ, hỗ trợ thân chủ của mình trước mọi rào cản, khách quan để tìm lại và bảo vệ công lý.

-Có khả năng thuyết phục:

     Là một luật sư, bạn luôn phải thuyết phục mọi người, để họ lắng nghe những gì bạn nói. Sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển ý kiến của tòa theo hướng có lợi cho khách hàng và thuyết phục khách hàng của bạn rằng những gợi ý của bạn là tốt nhất cho họ.

Cũng có không ít các bạn đang thắc mắc về việc học Luật có cần phải học thuộc tất cả các bộ Luật hay không . Đừng lo lắng , vì chắc chắn là không cần các bạn nhé . Với đội ngũ giảng viên tâm huyết và kĩ năng giảng dạy một cách chân thực thì ngành Luật Học Viện Thanh thiếu niên Việt Nam sẽ là một lựa chọn đáng giá cho các bạn.

Không riêng gì các ngành y, hóa, kinh tế, … luật cũng là một trong các ngành học được đánh giá là khá khó nhằn. Tuy nhiên đối với những bạn đã có đam mê đối với ngành này, thì những khó khăn khi học ngành luật là vấn đề chắc chắn bạn cần phải nắm. Để giúp bạn vượt qua những thử thách dễ dàng hơn và thành công nhanh chóng hơn. Hãy lưu ngay vào sổ tay những kinh nghiệm dưới đây nhé!

1. Những khó khăn khi học ngành luật là gì?

Để nói đến những khó khăn khi học ngành luật thì mỗi cá nhân sẽ có những khó khăn khác nhau. Đôi khi có thể kể đến vài trang giấy thi đại học cũng nên. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên năm nhất khi vừa được làm quen và tìm hiểu về những khái niệm xa lạ. Tuy nhiên thì chúng ta có thể tóm lại thành những khó khăn lớn và thường gặp nhất như sau:

1.1. Chọn trường đào tạo

Bước đầu tiên để được học luật đó chính là chọn và thi đậu vào đúng cơ sở đào tạo luật chuyên nghiệp. Tuy hiện nay có rất nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật, nhưng không phải trường nào cũng có kinh nghiệm đào tạo luật chuyên nghiệp. Không thể đánh giá chính xác rằng trường nào đào tạo ra những cử nhân luật thật xuất chúng và nắm vững luật. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cách các sinh viên tiếp thu kiến thức. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, một cơ sở có vài chục năm kinh nghiệm và chỉ chuyên đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ luật sẽ có một nguồn nhân lực xịn xò, kinh nghiệm thực tiễn phong phú hơn.

Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về trường đại học mà bạn dự định sẽ thi vào. Hai lựa chọn hàng đầu dành cho bạn chính là trường đại học Luật Hà Nội và trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường đại học Luật TP. HCM

1.2. Ghi nhớ

Đúng như những gì mà rất rất rất nhiều người thường nghĩ chính là khi học luật chúng ta cần phải ghi nhớ rất nhiều thứ. Với đặc trưng về tính chính xác, cụ thể và rõ ràng, có rất nhiều khái niệm mà người học luật cần nắm rõ. Ví dụ như pháp luật là gì, văn bản là gì, quy phạm pháp luật là gì, chế tài là gì, hợp đồng là gì,…

Đối với những người bình thường, họ có thể định nghĩa chúng một cách khái quát và tùy biến. Nhưng đối với những người học luật và áp dụng luật, họ cần nắm rõ định nghĩa của từng đối tượng, chủ thể,… Bởi chỉ khi họ nắm rõ được định nghĩa mới có thể áp dụng đúng các quy định của pháp luật liên quan.

Khi học ngành luật đòi hỏi bạn phải ghi nhớ rất nhiều thứ

Chỉ cần hiểu nhầm hoặc hiểu chưa đủ về 1 khái niệm có thể dẫn đến việc áp dụng sai các quy định của luật ngay. Chính vì vậy, người học luật cần rèn luyện cho mình khả năng ghi nhớ tốt để không bị nhầm lẫn giữa các khái niệm. Đây chính là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà bạn cần phải vượt qua.

Ngoài các khái niệm ra, người học luật cũng cần ghi nhớ được các văn bản luật, nghi định, thông tư, quyết định, nghị quyết,… được ban hành liên tục. Với mỗi văn bản luật, chúng sẽ được ban hành các nghị quyết kèm theo để hướng dẫn cách thi hành. Người học luật sẽ rất vất vả khi cần ghi nhớ những văn bản nào, nghị định nào có liên quan đến vấn đề mà mình cần giải quyết.

1.3. Hiểu được cách quy định của luật

Thông thường tại mỗi bộ luật khác nhau sẽ quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh, nôm na là giới thiệu những gì mà luật sẽ quy định. Và để có thể hiểu cũng như áp dụng đúng, bạn cần phải nắm được tư duy và logic, nguyên tắc của các quy định. Mỗi bộ luật sẽ có nguyên tắc khác nhau, có thể cùng một cụm từ nhưng lại được khái niệm theo cách khác nhau trong các bộ luật khác nhau. Bạn bắt buộc phải nắm được nguyên tắc của chúng trước khi bắt đầu áp dụng các điều khoản.

1.4. Có rất nhiều luật, văn bản luật liên tục được cập nhật, ban hành mới

Nhắc đến việc sửa đổi, bổ sung hay ban hành các văn bản luật mới là cơn ác mộng đối với các bạn sinh viên luật. Khi học, bạn sẽ được biết rằng mỗi một bộ luật lại có nhiều lần sửa đổi, ban hành mới. Ví dụ như Bộ luật dân sự, có BLDS 1995, BLDS 2005 và gần đây nhất là BLDS 2015.
Để giải quyết được các vấn đề phát sinh tại thời điểm phát sinh trước khi luật mới được ban hành, các vấn đề đó cần áp dụng theo luật cũ. Điều đó có nghĩa là người áp dụng luật không những phải nắm được những quy định của luật hiện hành mà còn phải nắm được những quy định ở cả luật cũ. Thống kê số lượng sinh viên trong các bài kiểm tra đã sử dụng sai, nhầm văn bản luật đã hết hiệu lực rất nhiều. Đây có lẽ là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà bạn nên chú ý nhất.

1.5. Chi phí

Chi phí là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà rất nhiều bạn lo lắng, bận tâm. Vì khoản chi phí để học luật tại các tường đào tạo lớn cũng không phải là một con số nhỏ. Nếu điều kiện kinh tế gia đình bạn không mấy khá giả, hãy chọn học tại các trường đại học quốc gia, học phí tại đây tương đối thấp so với mặt bằng chung.

Học luật có tốn nhiều chi phí không?

Ngoài vấn đề về học phí thì chi phí để mua sách, giáo trình, văn bản luật cũng ngốn một khoản kha khá mỗi học kỳ. Mỗi Bộ luật hiện nay có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, để tiết kiệm bạn hoàn toàn có thể in chúng thành tập. Riêng giáo trình và sách do các nhà xuất bản bán ra, bạn không thể in hoặc photocopy được. Mặt khác, mỗi học kỳ trung bình bạn sẽ học từ 5-7 môn khác nhau kéo theo số tiền bạn cần bỏ ra cũng kha khá.

1.6. Giải quyết các tình huống thực tế

Việc tìm hiểu và giải quyết các tình huống, các tranh chấp thực tế chính là các bài tập không thể thiếu khi học luật. Bởi học luật là để áp dụng luật vào thực tiễn đời sống. Các giảng viên sẽ cung cấp các tình huống theo từng chủ đề của bài giảng với số lượng đủ để ngốn hết thời gian của bạn. Và để giải quyết các bài tập này, bạn chắc chắn phải giải quyết theo nhóm. Lúc này, bạn không chỉ học cách áp dụng các lý thuyết đã được học vào tình huống mà còn phải biết cách làm việc nhóm, cách giao tiếp và trở thành một team làm việc hiệu quả.

Tại sao lại nói việc giải quyết các tình huống thực tế lại là những khó khăn khi học ngành luật? Bởi mỗi tình huống tuy được phân loại theo đúng chương học nhưng khi giải quyết chúng, sinh viên buộc phải vận dụng hết tất cả các kiến thức của các môn học khác và cả kiến thức cuộc sống. Đổi lại, sau mỗi phần tình huống đã được phân tích, sinh viên luật đều có thêm nhiều kiến thức hơn và có thêm nhiều kỹ năng hơn.

2. Con gái học luật có khó khăn không?

Con gái có nên học luật không? Hay con gái học ngành luật có khó khăn hơn con trai không? Đây là một câu hỏi không hiếm khi gặp, tuy nhiên ngành luật không có bất kì quy định hay hạn chế gì đối với con gái. Bên cạnh đó, trên thực tiễn, số lượng nữ sinh viên luật lại còn nhiều hơn là nam. Bất kỳ một ai đã có niềm đam mê với những quy định của luật đều có thể học luật. Không phải cứ là con gái thì sẽ học khó khăn hơn. Điều kiện để trở thành Luật sư hay Thư ký tòa án hay Kiểm sát viên, Công chứng viên,… sẽ yêu cầu từng loại chứng chỉ riêng chứ không hề yêu cầu cử nhân Luật là nam hay nữ.

Con gái có nên học ngành luật không?

3. Vậy làm thế nào để vượt qua những khó khăn khi học ngành luật?

Không riêng gì ngành luật mà bất cứ ngành học nào cũng có những khó khăn nhất định đòi hỏi người học cần phải vượt qua. Một khi bạn đã có đam mê, những khó khăn khi học ngành luật sẽ chẳng là gì khiến bạn phải chùn bước. Khi vượt qua những khó khăn này, bạn sẽ cảm thấy tự hào hơn. Và dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn vượt qua chúng một cách dễ dàng hơn:

  • Hãy tham gia các group, cộng đồng để xin đánh giá, kinh nghiệm từ những anh chị đã đi trước.
  • Theo dõi các fanpage hoặc website uy tín trong ngành để cập nhật những kiến thức mới.
  • Về vấn đề chi phí, bạn hoàn toàn có thể vừa học vừa tìm thêm các công việc partime để có thêm thu nhập. Một trong những công việc mà sinh viên thường làm là gia sư, phục vụ nhà hàng, nhân viên cửa hàng tiện lợi,…
  • Học thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm. Giao lưu, mở rộng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô,…

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm từ chính những cựu sinh viên luật về những khó khăn khi học ngành luật. Mỗi khó khăn đặt ra là để vượt qua, hãy chinh phục nó và bạn sẽ nhận ra chẳng có giới hạn nào cho bản thân cả.

Video liên quan

Chủ Đề