D o đơn vị tính hb l là gì năm 2024

Như đã đề cập ở bài trước, Nội dung phần II của HBL là phần rất quan trọng, vì nó thể hiện thông tin hàng hóa của bạn. Người vận tải sẽ dựa vào thông tin này để nhận, vận chuyển và bàn giao đúng số lượng, đúng hàng hóa cho người nhận, đồng thời người nhận hàng sẽ dựa vào đây để theo dõi việc hoàn thành hợp đồng mua bán, và mốc để thanh toán cho người bán.

Cụ thể sẽ như sau:

II. Mô tả hàng hóa.

  • D o đơn vị tính hb l là gì năm 2024
    Mô tả hàng hóa

Phần này thể hiện tất cả các thông tin theo lời khai trên SI của shipper.

  1. Marks/ shipping mark: Nhãn dán bên ngoài kiện, thông thường hàng LCL cần thể hiện thông tin này để phân biệt các chủ hàng với nhau.
  2. Container/ Seal No: Số cont, số seal của lô hàng, nếu là hàng LCL thì không nhất thiết phải thể hiện
  3. No. of PKGs or Container/ Quantity: Số lượng hàng hóa, thể hiệ số lượng outside của hàng hóa.
  4. Description of goods: Mô tả hàng hóa, tên hàng, có thể thể hiện thêm chức năng, màu sắc, Hs code…
  5. Gross weight: Khối lượng hàng hóa, nếu là hàng LCL, sẽ bao gồm khối lượng hàng + vỏ kiện, thùng.
  6. Measurement: Số khối, với hàng LCL nó sẽ là số khối thể hiện sau khi được nhân viên kho CFS đo thực tế và xác nhận bằng biên bản nhập kho.
  7. Shipper pack, count and seal (Các điều khoản ràng buộc shipper)
  8. According to the declaration of the shipper (Các điều khoản ràng buộc shipper)
  9. On board date: Ngày tàu chở lô hàng khởi hành.

III. Thông tin cước vận chuyển/ loại bill/ ngày, nơi phát hành.

  • D o đơn vị tính hb l là gì năm 2024
    Thông tin cước vận chuyển/ loại bill/ ngày, nơi phát hành

Thể hiện các điều khoản về thanh toán cước vận chuyển, loại vận đơn cũng như địa điểm, ngày phát hành vận đơn.

  1. Freight rate/ Type of charge: Cước trả trước – do shipper trả ( Freight prepaid) hay cược trả sau – do Consignee trả ( Freight collect)
  2. Freight payable at: Địa điểm trả cước, tùy thuộc vào cược trả trước hay trả sau.
  3. No of original B/Ls: số lượng bill gốc, nếu lô hàng là bill gốc thì thể hiện ở đây là 3, nếu là bill surrender thì thể hiện là 0.
  4. Place & date of issue: địa điểm và ngày phát hành vận đơn
  5. Signature and stamp: Nếu là vận đơn gốc, công ty Forwarder cần kí và đóng dấu ở mục này

IV. On the back

Mặt sau B/L ( Back) là những quy định có liên quan đến vận chuyển do Forwarder in sẵn, người gửi hàng không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhập nó.

Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoảm miễn trách của người chuyên chở…

Vận đơn đường biển tên tiếng anh là Bill of lading, thường được gọi ngắn gọn là Bill hoặc B/L – là một loại chứng từ trong XNK chuyên chở bằng đường biển, do người chuyên chở cho shipper khi đã nhận được hàng, hoặc do người đại diện (hãng tàu) cấp sau khi đã xếp hàng lên tàu.

Để dễ dàng kiểm soát hàng hóa, người ta chia ra làm 2 loại B/L đó là Master Bill (MBL) và House Bill (HBL), điều này gây nhầm lẫn, khó phân biệt cho bạn đọc cũng như nhân viên trong nghề. Hôm nay tôi sẽ tổng hợp lại cách phân biệt 2 loại B/L này để mọi người hiểu rõ hơn.

PHÂN BIỆT MASTER BILL VÀ HOUSE BILL

Master Bill (MBL): Là vận đơn do hãng tàu (người sở hữu tàu) phát hành cho khách hàng trực tiếp (shipper), cụ thể trên bill thể hiện người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng thực tế (consignee) của lô hàng, trên bill có thể hiện logo của hãng tàu. Hoặc do hãng tàu phát hành cho công ty giao nhận vận chuyển (Forwarder/Logistics). Cụ thể 2 trường hợp trên như sau:

  • Khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng tàu, lúc này khách sẽ trực tiếp nhận MBL và đứng tên chủ hàng (shipper), consignee là tên người mua hàng thực thụ.
  • Khách gửi hàng cho Forwarder, nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL, lúc này Forwarder chỉ đóng vai trò môi giới, nhận book tàu giùm khách. Lúc này Shipper là tên công ty Forwarder, consignee là tên đại lý của công ty Forwarder tại nước cảng đến.

House Bill( HBL): Là vận đơn do công ty Forwarder phát hành cho shipper, trên bill có thể hiện logo của công ty Forwarder chứ không có logo của hãng tàu. Trên HBL shipper là chủ hàng và consignee là người mua hàng thực thụ.

Sau khi shipper nhận được MBL hoặc HBL gốc sẽ gửi qua cho consignee để nhận hàng. Đó là trên lý thuyết, còn thường thì shipper sẽ đổi bill gốc lấy surrender bill để telex release qua cho consignee cho tiện, phí telex release mất khoảng 200k.

THÔNG TIN TRÊN MASTER BILL VÀ HOUSE BILL

Shipper, consignee, cảng xếp hàng POL (port of loading), cảng dỡ hàng POD (port of delivery), number and kind of package, mô tả hàng hóa (description of goods), khối lượng tịnh (gross weight), đơn vị cách tính trọng/khối lượng (measurement),…

VÍ DỤ CHO MASTER BILL VÀ HOUSE BILL

Khách hàng tại HCM nhập mặt hàng là cuộn vải từ cảng Thượng Hải về cảng Cát Lái, theo giá FOB, số lượng 1 container 20 feet, khách hàng liên hệ Forwarder (FWD) tại HCM để book tàu (thuê phương tiện vận chuyển), thực tế là book 1 container 20'f. Sau khi nhận yêu cầu khách hàng FWD liên hệ đại lí tại Trung Quốc để book container, khi tàu chạy đại lí sẽ làm HBL gửi cho FWD thể hiện thông tin khách hàng (consignee) và chủ hàng (shipper) và thông tin lô hàng, thông tin của FWD sẽ đứng ở một ô trên HBL.

Trong trường hợp này đại lí Trung Quốc book container qua hãng tàu, lúc này hãng tàu sẽ phát hành MBL thể hiện shipper là đại lí Trung Quốc, consignee là FWD HCM và thông tin lô hàng.

Việc chỉnh sửa MBL và HBL nếu sau khi đã khai manifest (kê khai hàng hóa XNK) hoặc quá thời gian cho phép của hãng tàu sẽ bị thu phí.

Đối với hàng FCL: việc sử dụng MBL và HBL tùy vào yêu cầu của khách hàng hoặc nếu khách hàng không có yêu cầu lựa chọn HBL, MBL thì FWD thường phát hành HBL cho khách hàng để bảo đảm thông tin khách hàng và tạo mối quan hệ với đại lí vì khi hàng đến cảng đích, người nhận hàng sẽ đến đại lí của FWD để nhận lệnh và đóng phí cho đại lí, tuy nhiên nếu khách hàng yêu cầu lấy MBL từ hãng tàu, lúc này FWD chỉ như trung gian, mặc dù FWD book qua hãng tàu, trên MBL lúc này shipper không phải là FWD và consignee không phải đại lí của FWD tại nước sở tại mà shipper và consignee thực tế của lô hàng.

ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA MBL VÀHBL

  1. HBL là do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh sửa hơn so với MBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của shipper.
  2. Tuy nhiên HBL lại rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được, còn HBL gốc không có hiệu lực đỗi với hãng tàu, chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder mà thôi.
  3. MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)
  4. MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận.
  5. Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận.

Hy vọng tài liệu XNK của Công Ty TNHH Sắt Thép Đông Dương chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về MBL và HBL và không bị nhầm lẫn giữa 2 loại bill này.

Help improve contributions

Mark contributions as unhelpful if you find them irrelevant or not valuable to the article. This feedback is private to you and won’t be shared publicly.