Đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại


Danh hiệu: Chăm chỉ

Nhóm: Registered
Gia nhập: 19-09-2016[UTC]
Bài viết: 50

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 111 lần trong 35 bài viết

Cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở trong nước.


Cơ quan này do nhà nước thành lập có trụ sở ở trong nước, đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại với các quốc gia và chủ khác của luật quốc tế.


Căn cứ vào thẩm quyền và phạm vi hoạt động, cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở trong nước được chia thành hai loại là cơ quan quan hệ đối ngoại có thẩm quyền chung và cơ quan quan hệ đối ngoại có thẩm quyền chuyên môn.


1/ Cơ quan có thẩm quyền chung.


Cơ quan có thẩm quyền chung là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện quan hệ đối ngoại với các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế ở tầm vĩ mô, đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế, gồm: nguyên thủ quốc gia, quốc hội, chính phủ, người đứng đầu Chính phủ; Bộ ngoại giao và bộ trưởng bộ ngoại giao.


* Nguyên thủ quốc gia


Tùy theo tình hình tổ chức bộ máy nhà nước của từng quốc gia, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia có những đặc điểm khác nhau nhất định. Nhưng nhìn chung, nguyên thủ quốc gia thường được hiến pháp quy định là người đứng đầu nhà nước cả về đối nội và đối ngoại. Theo đó, trong lĩnh vực đối ngọai, nguyên thủ quốc gia có các quyền sau đây: tuyên bố tình trạng chiến tranh, tuyên chiến, ký hòa ước, phê chuẩn, bãi bỏ các hiệp ước quan trọng, bổ nhiệm, triệu hồi đại diện đặc mệnh toàn quyền ở nước ngoài. Theo luật pháp và tập quán quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nguyên thủ quốc gia, vợ, con và những người tùy tùng được hưởng quyền ưu dãi và miễn trừ ngoại giao, nguyên thủ quốc gia không cần có một đặc biệt nào.


Điều 101 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 quy định: Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN cả về đối nội và đối ngoại. Trong lĩnh vực đối ngoại, Chủ tịch nước có các quyền cơ bản sau:


  • Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc Ủy ban thườn vụ Quốc hội, công bố quyết định tuy6en bố tình trạng chiến tranh.

  • Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân dnah nhà nước CHXHCNVN với người đứng đầu nhà nước khác.

  • Quyết định cho nhập, thôi quốc tịch Việt Nam.


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề