Đai khí áp là gì

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Tùy theo tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau theo đó khí áp cũng khác nhau.

Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ [1 lít không khí trung bình nặng 1,3g] nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về khí áp nhé!

1. Khái niệm khí áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới khí áp?

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Tùy theo tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau theo đó khí áp cũng khác nhau.

Trên trái đất khí áp được phân bố theo các đai áp cao, đai áp thấp vừa xen kẽ và đối xứng qua áp thấp xích đạo. Cụ thể như sau:

Ở đầu hai cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là đai áp thấp. Tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam là đai áp cao. Và đai áp thấp nằm trong vùng xích đạo cuối cùng. Để dễ hình dung, chúng ta có thể quan sát hình vẽ sau:

+ Các đai áp thấp: Nằm ở những vị độ 60 độ, 0 độ và 60 độ

+ Các đai áp cao: Nằm ở những vĩ độ 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ.

2. Khíáp cao là gì?

Khí áp cao là một loại khí áp có tính chất là lạnh và khô. Gió ở trong khu vực áp suất cao sẽ chảy ra từ các khu vực có áp suất cao hơn và gần với trung tâm của chúng về phía vùng áp suất thấp hơn và cách xa trung tâm của chúng.

3. Khíáp thấp là gì?

Trái ngược lại với khí áp cao thì chúng ta sẽ có khí áp thấp, dòng khí áp này có tính chất nóng và ẩm.

4. Khíáp thấp và khíáp caođược hình thành như thế nào?

Khí áp cao và khí áp thấp được tạo nên là do sức nén của không khí xuống bề mặt của Trái Đất. Khi các khí áp thông thường không tách rời nhau mà tạo thành những mảng nối kết với nhau rồi tạo thành các đai khí áp.

Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ cũng như độ ẩm, tính chất khí hậu mà người ta sẽ phân ra làm hai khí áp đó là khí áp cao với khí áp thấp.

Do sự nóng lạnh của mỗi nơi là không giống nhau nên nhiệt độ trên mặt đất sẽ có cao có thấp. Điều này cũng sẽ làm cho khí áp ở các nơi phân bố không được đồng đều.

Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

Cụ thể, ở những nơi lạnh thì khí áp sẽ cao, những nơi nóng thì khí áp sẽ thấp. Sự thay đổi không ngừng của khí áp như vậy sẽ gây ra các loại thời tiết khác nhau. Thông thường thì khi khí áp thấp trời sẽ âm u và đổ mưa. Còn khi khí áp cao thì trời sẽ khô ráo, trong xanh. Điều này sẽ giúp ích cho chúng ta trong công việc dự báo tình hình thời tiết hàng ngày phục vụ đời sống.

5.Gió và các hoàn lưu khí quyển

- Gió:

+ Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

+ Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất

+ Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

+ Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.

- Hoàn lưu khí quyển:

+ Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

+ Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái đất.

6. Bài tập:

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:

+ Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo?

+ Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60 Bắc và Nam?

– Gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30 Bắc và Nam về Xích đạo vì:

+ Ở Xích đạo quanh năm nhiệt độ cao, không khí nở ra bốc lên cao sinh ra khí áp thấp. Không khí nóng lên, bốc lên cao tỏa sang hai bên từ xích đạo. Đến khoảng 30 Bắc, Nam hai khối khí chìm xuống đè lên không khí tại chỗ sinh ra vành đai áp cao .

+ Sự chênh lệch về khí áp giữa vùng xích đạo và các vùng vĩ tuyến 30 Bắc Nam sinh ra gió Tín Phong thổi gần mặt đất từ 30 Bắc, Nam về Xích đạo.

– Gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60 Bắc và Nam vì:

+ Gió Tây ôn đới sinh ra do sự chênh lệch khí áp giữa vùng vĩ tuyến 30 Bắc, Nam và vùng vĩ tuyến 60 Bắc, Nam.

+ Gió Tây ôn đới nằm giữa khu vực chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió đông cực, là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

Câu 2: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?

– Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.

– Nguyên nhân: Tùy theo tình trạng của không khí [co lại hay nở ra] sẽ có tỉ trọng khác nhau, để sinh ra khí áp. Do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.

Câu3:Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp Cao về nơi áp Thấp.

vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt trái đất.Sức ép đó gọi là khí áp

Khí áp là gì? Đây là một phần không thể thiếu trong chương trình Địa lý 6, được tìm hiểu chi tiết trong Địa lý 10. Khí áp giúp hình thành các loại gió. Để tìm hiểu về nguyên nhân, các loại khí áp quý bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Khí áp là gì?

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Tùy theo tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau nên khí áp cũng khác nhau. Các đai khí áp sẽ được phân bố xen kẽ và đối xứng với nhau qua đai áp thấp xích đạo.Ở cực là đai áp cao; xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam sẽ là áp thấp; tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam sẽ là áp cao; và cuối cùng xuống đến xích đạo đó là áp thấp.

Khí áp là gì?

Có mấy loại khí áp?

Khí áp có 2 loại đó là:

Khí áp cao: Là khối khí áp có tính chất khô và lạnh. Gió ở khu vực khí áp cao sẽ được thổi xuống khu vực có khí áp thấp. Gió thổi từ khu có khí áp cao tới áp thấp thường có tính chất khô và lạnh, hình thành mùa đông lạnh như miền Bắc của Việt Nam.

Khí áp thấp: Trái ngược với khí áp cao, khí áp thấp có tính chất nóng và ẩm nên miền Nam của Việt Nam chỉ có 2 mùa đó là mùa khô và mùa mưa.

Khí áp được hình thành như thế nào?

Khí áp cao và khí áp thấp được tạo nên do sức nén của không khí xuống bề mặt của Trái Đất. Khi các khí áp tách rời nhau, tạo thành những mảng nối kết với nhau, hình thành nên các đai khí áp. Tùy theo nhiệt độ và độ ẩm mà người ta chia khí áp thành 2 loại khác nhau đó là khí áp cao và khí áp thấp.

Vì sự nóng lạnh của mỗi nơi khác nhau nên nhiệt độ cũng có sự khác biệt. Điều này cũng chính là nguyên nhân làm cho khí áp phân bố không đều ở các nơi. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp cao và thấp. Trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ với nhau: đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực. Sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên cũng khiến cho khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt.

Áp suất là gì? Công thức tính áp suất

Khí áp kế – dụng cụ đo khí áp

Dụng cụ được sử dụng để đo khí áp đó chính là khí áp kế. Đơn vị đo là mm thủy ngân.

Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt biển sẽ bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 đó là 760 mm thủy ngân.

Nguyên nhân của sự thay đổi khí áp

Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ khiến cho khí áp giảm.

Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:

  • Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi khiến cho khí áp giảm.
  • Khi nhiệt độ giảm, không khí co lại, làm cho tỉ trọng tăng nên khí áp cũng tăng.

Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Chính vì thế, không khí chứa nhiều hơi nước khiến cho khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều, chiến chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm. Điều này thường xảy ra ở những khu vùng áp thấp xích đạo.

Khái niệm khí áp là gì?

- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. - Dụng cụ đo khí áp: Khí áp kế. - Đơn vị đo: mm thủy ngân. - Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 :760mm thủy ngân.

Các đai khí áp trên Trái Đất là gì?

Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai áp thấp và các đai áp cao nằm xen kẽ với nhau[ 4 đai áp cao: 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp cao cực và 3 đai áp thấp: áp thấp xích đạo và 2 đai áp thấp ôn đới] từ Xích Đạo về Cực. + Khí áp cao nằm ở vĩ độ 30 độ B, N và 90 độ B, N.

Thế nào là áp cao?

Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán huyết áp cao. Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp [Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg].

Khí áp thấp là như thế nào?

Khu vực áp suất thấp, [tiếng Anh: low-pressure area, low hay depression] một khu vực trên bản đồ địa hình có áp suất khí quyển thấp hơn các vùng lân cận. Các hệ thống áp suất thấp hình thành dưới các vùng phân tán gió xảy ra ở tầng trên của tầng đối lưu.

Chủ Đề