Đại lộ thăng long dài bao nhiêu km năm 2024

Đường Đại lộ Thăng Long nhìn từ trên cao. Video: Ngọc Tú

Đại lộ Thăng Long nằm trong dự án đường Láng - Hòa Lạc, có tổng mức đầu tư 7.527 tỷ đồng.
Đây là tuyến đường cao tốc hiện đại, có tổng chiều dài là 29,264km, được thông xe vào tháng 10/2010, đúng dịp kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.
Đại lộ Thăng Long có điểm đầu là nút giao Trung Hoà. Đây là nút giao 3 tầng gồm hầm chui, giao điểm đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến và đường Vành đai 3 trên cao.
Tại điểm đầu của Đại lộ Thăng Long, cây xanh được trồng đa tầng phía trên, ở mặt đất được kết hợp thảm cỏ được tạo hình, quy mô lên đến 5 hàng cây xanh tạo nên hệ thực vật phong phú.
Nhiều loại cây như trúc anh đào, hoa dâm bụt, thảm cỏ, hoa, cây cọ dầu được trồng thành các luồng khác nhau tạo bóng mát trên toàn tuyến, nhiều đoạn rậm rạp giống như khu rừng nhỏ.
Dòng xe chạy bên cạnh hàng cây xanh mát tại Đại lộ Thăng Long từ hướng hầm chui Trung Hoà hướng lên Láng Hòa Lạc.
Theo hướng từ hầm Trung Hoà chạy dọc Đại lộ, các xe di chuyển như trong không gian cây xanh dài hàng chục km.
Hình ảnh tại điểm cầu vượt Phú Đô cắt ngang qua Đại lộ Thăng Long.
Được biết, dọc Đại lộ Thăng Long cũng có 13 cầu vượt để đảm bảo giao thông cho những khu đô thị, khu dân cư ở 2 bên.
Hệ thống cây xanh giúp giảm đáng kể tiếng ồn, giảm bụi bẩn và cải thiện chất lượng không khí.
Ngoài tổng chiều dài gần 30km, Đại lộ Thăng Lăng có chiều rộng 140m, gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe.
Cùng với đó là 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Hình ảnh ghi nhận tại khu vực huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai.
Các phương tiện giữ khoảng cách an toàn khi di chuyển dưới hàng cây xanh mướt tại Đại lộ Thăng Long.
Điểm cuối của Đại lộ Thăng Long là nút giao Hòa Lạc với QL21A.
Những hàng cây xanh mát được trồng tạo cảnh quan, xanh mát từ huyện Ba Vì về đến hầm Trung Hoà.
Làn đường trở nên nhỏ bé dưới đi xuyên qua những tán cây xanh mát.
Được biết, những hàng cây xanh được trông từ thời điểm năm 2016.
Rừng cây xanh rì, rậm rạp đan xen với cảnh quan của huyện Thạch Thất cùng với dãy núi Ba Vì.
Đại lộ Thăng Long nhìn từ trên cao từ nút giao Hoà Lạc về trung tâm TP Hà Nội.

Đại lộ Thăng Long là đại lộ dài nhất Việt Nam với hơn 29 km, chiều rộng trung bình 140 m, có tổng kinh phí đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, được thông xe vào tháng 10/2010, đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đại lộ Thăng Long có điểm đầu là nút giao Trung Hoà. Đây là nút giao 3 tầng gồm hầm chui, giao điểm đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến và đường vành đai 3 trên cao.

Điểm cuối của đại lộ Thăng Long là nút giao Hoà Lạc, đây cũng là điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh.

Đại lộ Thăng Long có 2 dải đường cao tốc và 2 dải đường đô thị. Dải đường cao tốc có 4 làn với 2 làn cho phép tốc độ tối đa 100 km/h, 1 làn tốc độ 80 km/h và 1 làn dừng khẩn cấp. Dải đường đô thị có 2 làn đường hỗn hợp, tốc độ tối đa 50 km/h.

Năm 2019, đại lộ Thăng Long được xén đường gom và mở rộng thêm 18,5 m với 4 làn xe đoạn từ cầu vượt Mễ Trì đến cầu vượt Phú Đô [chiều dài khoảng 1,8 km], Như vậy, ở đoạn này, đại lộ Thăng Long có tới 16 làn xe chạy.

Không chỉ là đại lộ dài nhất Việt Nam, tuyến đường này còn có hệ thống cây xanh phong phú bậc nhất với 4 tầng: cỏ, cây mảng khóm, cây bụi và cây thân gỗ.

Ở những đoạn xa trung tâm Hà Nội, đại lộ Thăng Long có những rặng keo dày đặc, có tác dụng ngăn bụi, ngăn tiếng ồn. Đây cũng là dải đất dự trữ để tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Dọc đại lộ dài nhất Việt Nam có 3 đường hầm lớn là hầm chui đường sắt gần khu đô thị Vinhome Smart City, hầm chui Trung Hoà - Trần Duy Hưng và nút giao đường Vành đai 3,

Dọc đại lộ Thăng Long cũng có 13 cầu vượt để đảm bảo giao thông cho những khu đô thị, khu dân cư ở 2 bên.

Suốt chiều dài 29 km, đại lộ Thăng Long đi qua những khu đô thị lớn như Vinhomes Green Bay Mễ Trì - Mễ Trì Thượng - Vinhomes Smart City - Geleximco - Bắc An Khánh - Nam An Khánh - Sunny Garden Quốc Oai - Ngôi Nhà Mới - Quốc Oai.

Với tốc độ tối đa lên đến 100 km/h, việc đi từ trung tâm Hà Nội đến Hoà Lạc chỉ mất khoảng 20 phút. Cùng với cảnh quan thơ mộng 2 bên, việc đi trên đại lộ Thăng Long mang lại cảm giác dễ chịu cho người tham gia giao thông.

Theo quy hoạch đến năm 2030, Hoà Lạc sẽ là đô thị khoa học công nghệ, sinh thái nghỉ dưỡng có quy mô dân số lên đến 600.000 dân. Khi ấy, đại lộ dài nhất Việt Nam sẽ trở nên vô cùng tấp nập.

Chủ Đề