Dan hauer xúc phạm đại tướng như thế nào

Liên quan đến việc Daniel Hauer, một người Mỹ sống tại Việt Nam, đã có những bình luận xúc phạm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và "đá xéo" đội tuyển U23 Việt Nam, trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 27-1, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng những lời bình luận khiếm nhã nói về đội tuyển U23 Việt Nam và cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp của ông Daniel Hauer đã xúc phạm đến những biểu tượng tiêu biểu trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Hành vi đó không những đi ngược lại những giá trị đạo đức mà còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.

Dan hauer xúc phạm đại tướng như thế nào

Bình luận xúc phạm của Dan khiến rất nhiều người bức xúc, lên tiếng đòi tẩy chay

"Là thầy giáo dạy tiếng Anh, lẽ ra người đàn ông này phải truyền tải những văn hóa tốt đẹp của nước ngoài đến cho người học, góp phần mang lại quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước bạn trên thế giới. Nhưng thật đáng tiếc, người này lại đi ngược lại những ý nghĩa tốt đẹp đó"- luật sư Thơm nói.

Theo luật sư Thơm, dù là công dân nước ngoài nhưng Daniel Hauer đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ nước Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán, lối sống của cộng đồng xã hội. Ở nước Việt Nam, Nhà nước tôn trọng quyền tự do ngôn luận, biểu đạt các quan điểm cá nhân về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.

Luật sư Thơm cho rằng hành vi của Daniel Hauer tùy theo tính chất mức độ, động cơ vi phạm, sự nhận thức về pháp luật Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 288 Bộ Luật hình sự 2015. Hành vi này cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm c, khoản 4, Điều 64, Nghị định 174/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Cụ thể, Điều 64, Nghị định 174 quy định, phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, về ý kiến cho rằng nên trục xuất Daniel Hauer khỏi Việt Nam, luật sư Thơm cho rằng cần xem xét cả tình và lý, luật pháp Mỹ có cách đánh giá về tự do ngôn luận khác với Việt Nam. Do vậy, cần xem xét đến việc hiểu biết nhận thức về pháp luật Việt Nam của ông Daniel Hauer có phần hạn chế.

"Quan điểm của tôi cho rằng về hành vi trên, cơ quan chức năng nên xử phạt hành chính là đủ sức răn đe đối tượng nhận thức ra hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Nếu lần sau còn tái phạm tiếp tục có những lời lẽ xúc phạm như vậy thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trục xuất khỏi Việt Nam và cấm nhập cảnh"- luật sư Thơm nêu ý kiến.

Mạng xã hội 2 ngày nay xôn xao với bình luận xúc phạm nặng nề, gây sốc của Daniel Hauer (thường gọi là Dan, người Mỹ, đến Việt Nam sinh sống và dạy tiếng Anh 5 năm nay ở Hà Nội). Theo đó, trong bài đăng của một người đàn ông nước ngoài nói rằng nếu U23 Việt Nam vô địch Giải U23 châu Á 2018, ông ta sẽ xăm hình lá cờ Việt Nam lên ngực nơi gần trái tim để ăn mừng. Không đồng tình với cách làm của người này, Dan đã phản bác lại với lời lẽ khiếm nhã và xúc phạm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay dưới bài viết đó.

Hành động của Daniel Hauer, không chỉ khiến người thân của cố Đại tướng bức xúc, phát ngôn của Daniel Hauer thực sự khiến cộng đồng mạng Việt Nam "dậy sóng". Rất nhiều người đã kêu gọi tẩy chay giáo viên tiếng Anh này. Nhiều Facebooker nổi tiếng cho rằng Daniel Hauer không xứng đáng được sống ở Việt Nam, đừng nói đứng trên bục giảng để giảng dạy cho học sinh Việt Nam. Trước làn sóng phản đối trên mạng xã hội, Daniel Hauer đã chia sẻ một clip xin lỗi nhưng clip này bị cho là không thực lòng vì sau đó anh ta tiếp tục có những lời lẽ khó nghe khi bình luận trong một nhóm của những người nước ngoài ở Việt Nam.

Sau những phát ngôn không đúng mực của Daniel Hauer, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã gửi giấy mời đến địa chỉ nhà riêng ông Daniel Hauer để mời ông này lên làm việc, giải trình về việc đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.

Daniel Hauer, quốc tịch Mỹ, bị chỉ trích khắp trên mạng xã hội và phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì bị cho rằng xúc phạm anh hùng quân đội Việt Nam.

Daniel sống ở Việt Nam, cưới vợ Việt và nói thành thạo tiếng Việt.

Anh có rất nhiều người Việt theo dõi trên Facebook và YouTube qua những video dạy tiếng Anh và bình luận về văn hóa Việt Nam và phương Tây.

Nhưng một lời bình trên Facebook của anh liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bị lên án nhiều trên mạng xã hội.

Hàng nghìn người đã yêu cầu anh chấm dứt dạy học và quay về nước.

Anh đã đăng một video xin lỗi, bị cơ quan chức năng triệu tập và phải đối mặt với một khoản tiền phạt hoặc cảnh cáo.

Đây là lần đầu tiên một người nước ngoài phải xuất hiện trước cơ quan chức năng Việt Nam do những lời đăng tải trên mạng.

Việt Nam có tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cao, nhưng kiểm soát nghiêm ngặt internet, lọc các nội dung bị coi là làm giảm uy tín chính quyền.

Các quy tắc kiểm duyệt được sử dụng để ngăn chặn các chỉ trích chính phủ và nhiều blogger bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Blogger Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam

Hôm thứ Tư, ba nhà hoạt động Vũ Văn Thuận, Nguyễn Văn Điến và Trần Hoàng Phúc đã bị kết án 6 - 8 năm tù do tuyên truyền chống nhà nước.

Năm 2017, blogger nổi tiếng hoạt động về môi trường Mẹ Nấm đã bị kết án 10 năm tù với tội danh tương tự.

Cùng năm, Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị kết án 7 năm tù vì viết về vụ tràn chất độc từ một nhà máy đã đầu độc hàng triệu con cá.

Năm 2015, luật sư - nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài bị bắt giam không xét xử sau khi đã phải chịu một bản án trước đó.

Bình luận gây tranh cãi của Dan không đáng kể gì so với các tội danh trên.

Tuần trước, cả nước bị cuốn vào làn sóng yêu nước sau khi đội bóng U23 tiến vào trận chung kết Cúp Châu Á (AFC), thành công lớn nhất của bóng đá Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân ăn mừng chiến thắng lớn nhất của bóng đá trẻ Việt Nam từ nhiều năm qua

Một người viết trên Facebook rằng ông ta sẽ xăm hình lá cờ Việt Nam nếu đội bóng giành chiến thắng.

Trong lời bình, Dan đã nói rằng chuyện chẳng có gì - sau khi một vận động viên Việt Nam giành huy chương vàng, anh ta đã xỏ khuyên dương vật làm giống với đầu tướng Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được vinh danh vì chỉ huy các chiến dịch quân sự chống Pháp và Mỹ.

Ông qua đời năm 2013 và được tổ chức quốc tang.

Bình luận khiếm nhã của Dan trước tiên bị lên án rộng rãi trên mạng và sau đó trở thành tin tức truyền hình trong nước.

Nhiều người bình luận trên mạng đã yêu cầu trục xuất anh này và cáo buộc anh về sự vô cảm với văn hóa thô tục.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng một lời xin lỗi chân thành là đủ để cho mọi thứ trở lại trong khi một số người thậm chí thông cảm với anh.

Nguồn hình ảnh, FACEBOOK/CATHU.03

Chụp lại hình ảnh,

Bình luận trên Facebook của Huong Nguyen

Nguồn hình ảnh, FACEBOOK/TRANG949

Chụp lại hình ảnh,

Bình luận trên Facebook của Trang Dinh

Cháu trai của tướng Giáp cũng công khai chỉ trích Dan, ban đầu rất mạnh mẽ nhưng sau đó thay bằng giọng điệu nhẹ hơn "hàng triệu người đem lòng kính yêu ông [Tướng Giáp] đã cảm thấy tức giận về sự xúc phạm của người đàn ông ngoại quốc kia".

'Không có nghĩa là một sự xúc phạm'

Ông Hauer cũng gặp rắc rối với chính quyền.

Nghị định 72, đạo luật gây tranh cãi năm 2013, cấm các hoạt động trực tuyến nếu rơi vào các mục sau: phản đối chính phủ, gây hại an ninh quốc gia hoặc xúc phạm danh dự và nhân phẩm của các tổ chức và cá nhân.

Bình luận của Dan được cho là nằm trong mục cuối.

Daniel Hauer, đã từ chối nói chuyện với BBC, cho rằng anh đã làm một trò đùa đáng ghét nhưng không có nghĩa là xúc phạm đại tướng hoặc người dân Việt Nam.

Anh cũng nói thêm đây là một bài học và muốn gửi lời xin lỗi cá nhân tới gia đình đại tướng.

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng dân tộc

Theo giới chức, anh này sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 100 triệu đồng.

Cameron Lucy, người điều hành một Facebook nhóm của người nước ngoài ở Hà Nội đã xuất hiện trên tuyền hình Việt Nam để bình luận về vụ việc.

Ông nói với BBC rằng ông Hauer có vẻ như "không hiểu vấn đề nghiêm trọng như thế nào."

"Không phải là một ý tưởng hay khi xúc phạm anh hùng dân tộc, đặc biệt khi bạn là một du khách ở nước đó. Tôi chắc rằng Dan đang thực sự hối hận và rất xin lỗi vì điều đó."