Dàn ý thuyết minh về cảnh đẹp quê hương em

  1. Dàn Ý Tả Quê Hương
  2. Mở bài

Giới thiệu khái quát về những cảnh đẹp trên quê hương.

*Tả bao quát:

– Quê tên gì? Nằm ở đâu?

– Quê có những cảnh đẹp gì nổi bật? [cánh đồng lúa chín, dòng sông, đường làng,..]

*Tả chi tiết:

– Mùa xuân:

+ Cả một sắc xanh bao trùm làng quê.

+ Những cành đào cành mai bên nhà khoe sắc rực rỡ.

+ Những ruộng hoa bát ngát được người dân trồng để kiếm thêm thu nhập.

– Mùa hè:

+ Vườn nhà nào nhà nấy chi chít những trái cây chín thơm lừng.

+ Lúa chín trải cả thảm dài như vô tận.

+ Hương sen len lỏi từ tận bờ sông vào các con ngõ.

+ Những đứa trẻ trở nên đen nhẻm sau ba tháng hè trưa nào cũng gọi nhau í ới.

– Mùa thu:

+ Hương ổi chín thơm lừng dụ chim chóc râm ran cả một góc vườn.

+ Những cơn gió heo may xào xạc nhuộm vàng những chiếc lá.

+ Những quả bưởi chín mọng, tròn xoe như ánh trăng rằm.

+ Các cụ ông rủ nhau ra bờ sông, vừa tán gẫu vừa câu cá.

– Mùa đông:

+ Cây lá trơ lại những cành khẳng khiu.

+ Những cơn gió như xuyên qua từng thớ da thớ thịt.

+ Bầu trời ảm đạm một màu xám xám khiến trời đất lúc nào cũng tối sầm.

+ Thi thoảng bên đường nghi ngút khói của những đứa trẻ trộm khoai đi nướng.

Bày tỏ tình cảm đối với quê hương.

  1. Bài văn tả quê hương
  2. Mở bài

             Quê hương là nơi có đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, nơi có giọt mồ hôi mẹ nhỏ dưới nắng trưa, nơi có những câu chuyện cổ tích của bà mỗi đêm trăng rằm,…Ở đó là nơi ta sinh ra và lớn lên và cứ mãi ngự trị trong trái tim những người con đất mẹ dù sau này họ có đi trăm phương muôn nẻo:

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

[Đỗ Trung Quân]

Nhớ về quê hương, ta không chỉ nhớ về tình người ấm áp mà còn nhớ cả cảnh sắc chốn này. Đó là vẻ đẹp quê hương thay đổi diệu kì trong bốn mùa. Mỗi mùa, cảnh quê lại có những sắc thái khác nhau,

             Quê hương Bắc Ninh của tôi tuy nhỏ bé về diện tích địa lí nhưng lại vô cùng trù phú. Ở đây, con người quanh năm được hưởng mưa thuận gió hòa, không có bão lụt, không có nắng gắt. Cứ mỗi sáng sớm, người nông dân đi ra đồng làm ruộng, bố mẹ lên xe máy đi làm còn những đứa trẻ thì tíu tít gọi nhau đi học. Để rồi tối về những con người ấy lại quây quần nơi gốc cây to nào đó tán gẫu dăm ba câu về một ngày dài. Qua thời gian, chốn quê ngày một thay đổi, cuộc sống mọi người cũng trở nên sung túc hơn: những con đường làng được trải nhựa bóng mượt, những sân chơi cầu lông được xây dựng, những đêm vui hát văn nghệ cũng được tổ chức thường xuyên hơn,… Tiếng cười rộn rã có thể nghe thấy ở khắp làng trên xóm dưới.

             Xuân đến, cả một sắc xanh bao trùm làng quê: xanh của mây, xanh của lá, xanh của dòng sông uốn lượn quanh làng. Nhà tôi nằm cạnh một cây đa cổ thụ. Cây to cao mọc những chồi non như ngọn đuốc khổng lồ thắp lên những đốm lửa xanh mừng ngày trời đất sang năm mới. Những cành đào cành mai bên nhà thỏa sức khoe sắc rực rỡ. Lá hoa mỏng manh thi thoảng rụng rơi bởi cơn gió nhẹ hay những hạt mưa xuân vô tình buông nặng hạt. Xen kẽ những cánh đồng lúa non xanh mơn mởn là những ruộng hoa bát ngát được người dân trồng để kiếm thêm thu nhập. Toàn những loài hoa thường xuất hiện trên bàn thờ ngày Tết: hoa thược dược, hoa rơm, hoa ly,.. Chúng đang sẵn sàng cùng những người dân quê hiếu kính ông bà tổ tiên, khoe sắc bên mâm cỗ giao thừa. Những đứa trẻ chẳng nghĩ gì hơn ngoài việc tung tăng ngoài đường với lũ bạn khoe bộ quần áo mới, cười vang dội cả một góc trời.

             Mùa xuân ấp ủ những mầm non để rồi hè sang vườn nhà nào nhà nấy chi chít những trái cây chín thơm lừng. Hương thơm ngan ngát, dịu nhẹ như tấm lòng mộc mạc của những người dân quê ở đây từ bao đời. Cái nóng của mùa hè như càng khiến những loại quả nhanh chín hơn. Lúa trĩu hạt trải cả thảm vàng dài như vô tận, nối với ánh vàng của nắng trời khiến trời đất lúc này như hòa thành một, không phân định được. Thi thoảng phía chân trời thấp thoáng bóng cò trắng lung linh trong nắng vàng. Cảnh sắc ấy thật đúng như Nguyễn Đình Thi từng ghi lại:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

 Hương sen từ bờ sông đưa vào len lỏi khắp các con ngõ. Vào mùa này mà lũ trẻ có dăm ba bát sen trong tay vừa ăn vừa nói chuyện thì vui phải biết. Chúng cũng trở nên đen nhẻm sau ba tháng hè trưa nào cũng gọi nhau í ới. Chiều vừa buông chúng lại kéo nhau lên bờ đê chơi nhảy ngựa, thả diều,…

             Khi hương ổi bắt đầu thay thế hương sen ấy là mùa thu đã đến thật rồi. Chim chóc bị mùi ổi quyến rũ rủ nhau đến râm ran, tranh nhau từng quả ổi. Sương thu đã bắt đầu buông nhẹ tưới ướt những ngọn cỏ đêm. Những cơn gió heo may xào xạc nhuộm vàng những chiếc lá. Dường như nắng của hè vẫn lưu luyến với vạn vật nên thu mình hết vào khóm cúc trước hiên nhà. Cúc khi ấy thay nắng, làm dịu đi sắc lạnh của trời đất. Những quả bưởi chín mọng, tròn xoe như ánh trăng rằm. Lũ trẻ con chúng tôi cũng chỉ chờ cảm giác vui thích được phá cỗ đêm trung thu. Thời tiết khi này mát mẻ, các cụ ông rủ nhau ra bờ sông, vừa đánh cờ vừa câu cá. Chiều muộn về, thể nào cũng có được một chú cá mè to, đủ cho cả nhà ăn bát canh riêu cá nóng hổi.

             Đông chớm đến là cây lá trút bỏ hết những chiếc lá của mình, trơ ra những bàn tay gầy guộc khẳng khiu. Dưới lớp vỏ gỗ ấy, lại có những mầm sống đang dần lớn lên, đợi xuân về để bật tung ngoi lên đón khí trời. Làng quê khi này trở về vẻ trầm mặc, cổ kính từ ngàn đời xưa. Những cơn gió như xuyên qua từng thớ da thớ thịt, cuộn tung những chiếc lá đang héo khô dần dưới mặt đất. Bầu trời ảm đạm một màu xám xám khiến trời đất lúc nào cũng tối sầm. Mới ngả chiều trời đã tối đen như mực. Thi thoảng bên đường nghi ngút khói của những đứa trẻ trộm khoai đi nướng. Duy chỉ có chiếc giếng nước đầu làng là chống lại được cả trời đông kia. Trong hè làn nước còn mát lạnh mà đông sang từng gầu nước đã trở nên ấm nóng vô cùng.

             Mỗi mùa cảnh quê lại có những nét đặc biệt riêng. Tuy vậy, lúc nào nó cũng yên ả, sẵn sàng dang rộng vòng tay đón chào những đứa con của mình. Nơi chôn rau cắt rốn vừa nghĩa tình vừa đẹp đẽ như vậy bảo sao có thể nào quên? Quê hương vẫn đang thay đổi từng ngày và ngày một văn minh hơn. Nhưng có một sự thực rằng bà con vẫn chưa thực sự có thể sống an vui dưới mỗi mái nhà. Bởi lẽ thế nên mới cần những thế hệ trẻ như chúng tôi tu dưỡng và phấn đấu, đi xa để học hỏi để rồi sau này có thể góp sức dựng xây quê hương giàu đẹp.

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn tả quê hương hay và nhiều cảm xúc nhất mà trung tâm đã cố gắng biên soạn ra. Không nên sao chép để đảm bảo sự tiến bộ trong môn Văn nhé! Kho tài liệu của trung tâm còn rất phong phú và đa dạng cho chúng mình tham khảo. Chúc các bạn luôn học tập thật tốt và thêm yêu quý môn Văn.


Tư vấn gia sư [24/7] 097.948.1988

.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý Thuyết minh về một nét độc đáo trong di tích, thắng cảnh quê em

I. Dàn ý Thuyết minh về một nét độc đáo trong di tích, thắng cảnh quê em

1. Mở bài
Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích nhỏ nằm lặng lẽ êm đềm tại một vùng quê của tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Thân bài

* Vị trí địa lý:- Thuộc địa phận của làng Thanh Thuỷ Chanh, xã Hương Thủy, thành phố Huế

- Cách trung tâm thành phố về phía Đông 7,9 km

* Nguồn gốc hình thành, lịch sử:- Được xây dựng vào năm 1776.

- Do bà Trần Thị Đạo là cháu gái đời thứ 6 của dòng họ Trần cúng tiền mà dựng nên.

* Cấu trúc, kết cấu:- Cầu có chiều dài gần 7 mét và chiều rộng hơn 4 mét.- Xây theo kiểu kiến trúc: "Thượng gia hạ kiều"- Cầu có 7 gian tượng trưng cho 7 căn phòng- Trung tâm cầu có phòng thờ tỏ lòng biết ơn người có công dựng cầu- Cầu có 18 cột được xây để làm trụ đỡ, phần hiện được nâng lên cao dễ dàng hóng mát.- Hệ thống các xà được bố trí chắc chắn.

- Cầu có bộ mái được chạm khắc tinh xảo hình bốn con vật đại diện cho tứ linh, bao gồm Long, Lân, Quy, Phụng.

* Sinh hoạt đời sống và văn hoá tại đây- Hai bên chân cầu có khoảng không gian rộng để họp chợ và sinh hoạt.- Người dân nơi đây có được mớ rau, mớ cá, hay cái gì nhà trồng được thường mang ra trao đổi với nhau- Là nơi để các vị khách tha hương dừng chân nghỉ ngơi- Nơi đây, vào các dịp lễ lớn như festival Huế sẽ tổ chức hội chợ quê

- Nhân dịp này, nhiều hoạt động vui chơi được diễn ra, đặc biệt là các trò chơi dân gian như kéo co, hò giã gạo hay đua thuyền trên sông,...

* Quá trình phát triển:- Trải qua nhiều biến động của lịch sử, cầu bị hư hỏng, thiệt hại ít nhiều- Được nhân dân địa phương và tỉnh nhà trùng từ, gìn giữ

- Năm 1990, cầu được công nhận là Di tích văn hoá cấp quốc gia bở Bộ Văn hoá.

3. Kết bàiHãy ghé thăm cầu ngói quê Thừa Thiên quê tớ nhé, sẽ có nhiều điều để thú vị để khám phá đấy.

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một nét độc đáo trong di tích, thắng cảnh quê em

"Quê em có khóm trúc vàngChiếc cầu gió mát Thanh Toàn gọi tênXin anh nhớ mãi đừng quên

Dòng sông Như Ý nối liền sông Hương"

Huế yên bình quê em có bao nhiêu thắng cảnh, di tích lịch sử tuyệt vời. Đó là Đại Nội, là chùa Thiên Mụ, là dòng Hương Giang hay bao lăng mộ của các vị vua xưa. Tất cả đều mang vẻ đẹp trường tồn theo thời gian và giá trị vĩnh cửu quá bao thế hệ. Và đến với Huế mộng mơ, ai cũng phải một lần đặt chân đến cầu ngói Thanh Toàn, di tích nhỏ nằm lặng lẽ, êm đềm trên một vùng quê yên bình.

Cầu ngói Thanh Toàn thuộc địa phận của làng Thanh Thuỷ Chanh, xã Hương Thủy, thành phố Huế. Từ trung tâm thành phố Huế, đi về phía Đông khoảng 7, 9 ki- lô- mét thì tới. Đi về cầu ngói Thanh Toàn qua những ruộng lúa xanh bát ngát và những con đường quê nhỏ bé rợp bóng cây khiến lòng người không khỏi bâng khuâng, tha thiết.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776. Cầu do bà Trần Thị Đạo là cháu gái đời thứ 6 của dòng họ Trần cúng tiền mà dựng nên. Tương truyền bà Trần Thị Đạo là vợ một người làm quan chức trọng trong triều đình,...[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em tại đây.

------------------------HẾT--------------------------

Sau khi tham khảo Dàn ý Thuyết minh về một nét độc đáo trong di tích, thắng cảnh quê em, các em có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 9 khác để củng cố thêm kĩ năng viết bài văn thuyết minh như: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An; Dàn ý thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông; Thuyết minh về tác hại của thuốc lá; Thuyết minh về chùa Thiên Mụ; Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc;... 

Để có thể viết được bài văn hoàn chỉnh, trước hết các em học sinh cần chủ động xây dựng dàn ý thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em sao cho ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch và đầy đủ các ý chính.

Thuyết minh về một danh lam thắng ở quê em Thuyết minh về cố đô Huế Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, bài mẫu số 2

Video liên quan

Chủ Đề