Đang dùng kháng sinh có tiêm vaccine covid được không

Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Điều quan trọng cần chú ý là, mặc dù đáp án cho vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không là “được”, nhưng nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh mà vẫn tiêm vắc xin, thì có thể gây ra nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của vắc xin và triệu chứng của bệnh vừa hoặc nặng. Những triệu chứng của bệnh cảm cúm, ho… do nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ, cần phải uống thuốc kháng sinh để điều trị, bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh… giống hệt với những phản ứng sau tiêm phòng. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ bị bệnh vừa hoặc nặng phải uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp thông tin dưới đây.

Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Sau khi đã có được câu trả lời cho vấn đề trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn cùng tìm hiểu trẻ đang ốm có tiêm phòng được không.

1. Đối với trẻ bị bệnh nhẹ

Bệnh nhẹ thường không phải là chống chỉ định, càng không phải lý do để trì hoãn việc chủng ngừa theo lịch tiêm chủng của trẻ. Trẻ bị bệnh nhẹ vẫn có thể được tiêm vắc xin, ngay cả khi trẻ bị sốt. Dựa theo lịch chủng ngừa của trẻ, bác sĩ có thể quyết định loại vắc xin nào mà bé vẫn có thể được tiêm khi đang ốm một cách an toàn. Mặc dù phụ huynh có thể hoãn lịch tiêm nếu trẻ bị sụt sịt, đau bụng hoặc sốt nhẹ, nhưng các bác sĩ tại các tổ chức y tế hàng đầu, như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, bệnh nhẹ thường không phải là lý do để ngừng tiêm chủng.

Nếu bạn không biết tình trạng bệnh của bé là nhẹ hay nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc những đặc điểm mà trẻ vẫn có thể chủng ngừa sau đây:

  • Bé sốt nhẹ (dưới 38.3 độ C)
  • Cảm lạnh, sổ mũi hoặc ho
  • Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)
  • Tiêu chảy nhẹ

Không có lợi ích sức khỏe nào nếu chờ đợi để tiêm chủng cho trẻ khi bé bị bệnh nhẹ. Thuốc chủng ngừa không làm cho bệnh nhẹ trở nên trầm trọng hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể đáp ứng với hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày, cũng như có thể đáp ứng với việc tiêm vắc xin để xây dựng khả năng miễn dịch đối với bệnh tật và chống lại các bệnh nhẹ cùng một lúc. Vì vậy, nếu bé đang bị bệnh nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đi tiêm ngừa theo đúng lịch để được bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm.

Đang dùng kháng sinh có tiêm vaccine covid được không

2. Đối với trẻ bị bệnh vừa và nặng

Khi vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không đã không còn là băn khoăn của bạn, mà thay vào đó là liệu trẻ bị bệnh vừa và nặng có được tiêm vắc xin không, thì câu trả lời như sau.

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy bệnh cấp tính làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm tăng các tác dụng phụ của vắc xin, các khuyến nghị cho rằng, để đề phòng với bệnh cấp tính vừa hoặc nặng, nên trì hoãn tất cả các loại vắc xin cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Trẻ bị bệnh có tiêm phòng được không? Trẻ em đang dùng thuốc kháng sinh cho một bệnh vừa hoặc nặng (có hoặc không sốt) không nên chủng ngừa một số loại vắc xin cho đến khi khỏi bệnh – điều này áp dụng cho tất cả trẻ em bị bệnh, không chỉ những trẻ dùng thuốc kháng sinh. Đó là vì khó có thể xác định liệu các triệu chứng như sốt sau khi tiêm phòng là tác dụng phụ của vắc xin hay do bản thân căn bệnh đang mắc phải gây ra. Điều này có thể khiến việc chẩn đoán và điều trị một bệnh nghiêm trọng trở nên khó khăn hơn, hay thậm chí là bị bỏ qua vì nhầm lẫn với phản ứng sau tiêm.

Các bệnh vừa hoặc nặng cũng có thể ảnh hưởng đến các loại vắc xin mà trẻ được tiêm. Cha mẹ hãy lưu ý những trường hợp bệnh vừa hoặc nặng dưới đây để không chủng ngừa cho bé dù đã tới lịch:

  • Trẻ bị các vấn đề về sức khỏe mãn tính (như ung thư)
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu (như đang hóa trị hoặc đang dùng một số loại thuốc sau khi cấy ghép)
  • Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vắc xin trước đó hoặc thành phần trong vắc xin

Hãy liên hệ với bác sĩ để biết khi nào trẻ nên được tiêm phòng, khi nào thì không nên.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không và trẻ bị ốm có chủng ngừa được không.

Tiêm phòng định kỳ là một biện pháp phòng bệnh chủ động rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ tạo cho trẻ một sức đề kháng tốt, chống lại một số bệnh truyền nhiễm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên thể trạng của trẻ trước mỗi lần tiêm phòng không phải lúc nào cũng như nhau, vậy nếu bé đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Thực tế, trẻ nhỏ trong độ tuổi cần tiêm chủng lại rất dễ mắc các bệnh gây ra triệu chứng ho sốt, tiêu chảy dẫn tới việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung thì việc sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với các loại vắc-xin (trừ vắc-xin thương hàn uống) nên có thể sử dụng đồng thời thuốc kháng sinh và vắc-xin. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào tổng trạng của trẻ qua thăm khám sàng lọc của bác sĩ để đưa ra quyết định hoãn tiêm chờ trẻ hồi phục hay tiếp tục sử dụng.

Tuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có.

Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

  • Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin.

Đang dùng kháng sinh có tiêm vaccine covid được không

Trẻ sốt cao cần thông báo với bác sĩ trước khi tiêm chủng cho trẻ

Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:

  • Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính
  • Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C
  • Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B)
  • Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày
  • Trẻ nặng dưới 2000g
  • Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có:

  • Cân nặng: trẻ đã đủ 2,5 kg chưa (trẻ sơ sinh)
  • Tình trạng bú, ăn ngủ và chơi
  • Có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh gì không?
  • Có đang sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào không?

Đang dùng kháng sinh có tiêm vaccine covid được không

Trẻ đang uống thuốc điều trị bệnh lý có thể được trì hoãn lịch tiêm

  • Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc không?
  • Có tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin trong các lần tiêm trước không?

Khám sàng lọc trước tiêm chủng là việc làm rất quan trọng có tác dụng làm hạn chế tối đa các biến chứng sau khi tiêm cũng như các phản ứng khó lường trước được do thể trạng xấu của trẻ.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế được tối đa các phản ứng sau tiêm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm chủng ở tất cả trẻ em, người lớn. Quy trình khám và thực hiện tiêm chủng, theo dõi sau tiêm tại Vinmec được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi để giúp trẻ đảm bảo được sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng và được theo dõi nhiệt độ, phản ứng sau tiêm, đánh giá sức khỏe trước khi ra về. Nguồn vắc-xin tại đây đều có xuất xứ rõ ràng, các vắc-xin như sởi-quai bị-rubella, vắc-xin 6 trong 1 cùng nhiều loại vắc-xin khác có chất lượng cao phù hợp với độ tuổi tiêm chủng, được đảm bảo an toàn từ khâu nhập khẩu, bảo quản đến khi sử dụng.

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Đang dùng kháng sinh có tiêm vaccine covid được không

Trước khi tiêm chủng trẻ sẽ được khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM: