Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Mình xem phim này 2 lần, xem cách đây cũng phải một tháng rồi, nhưng dư âm của phim cứ đeo bám mình mãi, cho nên lại muốn ngồi viết đôi lời về phim. Phim được làm dựa trên phiên bản Hàn “Miss Granny”, ai đã xem Miss Granny rồi thì sẽ thấy kịch bản gần như trùng khớp, không thay đổi gì nhiều. Tuy nhiên, mình thích phiên bản của Việt Nam hơn. Bài viết này mình sẽ không viết về những điều hay ho tuyệt vời của phim (vì nhiều lắm, không viết hết được), mình chỉ viết về những điểm khác biệt của hai phiên bản khiến mình thích phiên bản Việt hơn thôi.

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Mình cảm thấy thích nhân vật nữ chính Thanh Nga của Miu Lê hơn Shim Eun Kyung. Có thể là vì Thanh Nga nói tiếng Việt, Thanh Nga là người Việt, nên cô ấy gần gũi và chân thực hơn. Cô ấy có thể khiến nhiều người lớn nhớ đến thời thanh xuân của mình, khoảng 40, 50 năm về trước. Style “bà nội” của Thanh Nga cũng khiến người ta yêu thích hơn hẳn Oh Doo Ri trong phiên bản Hàn, đúng kiểu cổ điển nhưng vẫn trẻ trung ấy.

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Dàn diễn viên phụ trong phiên bản Việt mình cũng thích hơn. Hứa Vĩ Văn, Ngô Kiến Huy với Harry Lu thì rực rỡ khỏi bàn. Trai Việt nhà mình đẹp hơn trai Hàn chứ bộ. Hari Won tuy chỉ là vai phụ trong phim nhưng diễn rất có màu sắc, để lại được ấn tượng cho người xem chứ không nhạt nhòa như cái chị nào đó diễn vai tương tự trong Miss Granny.

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Nhạc phim quá mê hồn. Trong bản Hàn, Oh Doo Ri hát mấy bài cổ cổ huyền thoại của Hàn thì người xem hông có hiểu. Cơ mà Miu Lê trong Em là bà nội của anh toàn hát nhạc Trịnh, hay dã man. Ôi mình đã nghiền nhạc Trịnh sẵn rồi, xem xong phim còn nghiền hơn gấp bội. Nghe Miu Lê hát mà bồi hồi, nghẹn ngào thế, nổi hết da gà, bủn rủn chân tay.

Đánh giá phim em laà bà nội của anh

Có một điều mà bản Việt hoàn toàn khác bản Hàn. Cô con dâu trong Em là bà nội của anh, là người sống tình nghĩa và yêu thương mẹ chồng. Mẹ chồng mất tích, cô ấy sốt sắng lo lắng, rồi lại ngồi nhớ lại lúc mẹ chồng nhắc không uống thuốc bằng nước lạnh. Cả nhà không thích cho ruốc vào canh, nhưng vì mẹ chồng cô thích, nên lần nào nấu cô cũng cho thêm ruốc. Những chi tiết ấy trong Miss Granny không hề có, ngược lại, khi bà mẹ chồng mất tích, cô con dâu còn hậm hực tỏ thái độ nọ kia. Chị Hồng Ánh diễn xuất cũng rất tuyệt vời.

Miss granny là một bộ phim hay, được đánh giá khá cao, nhưng với riêng mình, mình thấy Em là bà nội của anh hay hơn hẳn. Nói chung là càng ngày càng có niềm tin vào nền điện ảnh Việt Nam. Ra rạp xem phim Việt mà cứ bò lăn ra cười rồi lại ngồi khóc rưng rức. Thế mới đáng xem chứ.

Thoạt tiên nghe tên, người ta không khỏi gắn mác “tình cảm sến súa đặc trưng phim Việt” cho “Em là bà nội của anh” và xếp ngay bộ phim này vào một xó xỉnh lãng quên nào đó. Nhưngsau năm tuần công chiếu, bộ phim vẫn đang tiếp tục tạo kỷ lục về độ ăn khách ở các phòng chiếu trong nước với doanh thu 4 triệu đô (hơn 85 tỉ đồng) và hơn 1,200,000 lượt người tới rạp xem. So với các phim khác trong năm 2015, phiên bản Việt hóa của bộ phim Hàn “Miss Granny” đang có mức doanh thu chỉ kém “Để Mai Tính 2” (hơn 100 tỉ đồng) và “vượt mặt” cả bộ phim được xem là thành công vang dội năm qua – “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” (hơn 80 tỉ đồng). Những con số đáng kể đó ngày qua ngày vẫn đang thu hút thêm nhiều khán giả Việt đến với bộ phim hài lãng mạn này. Thực ra sự so sánh trên có phần không thích đáng, bởi bộ phim “Em là bà nội của anh” đã đạt được tiếng vang khá lớn ngay trước cả khi ra rạp – bộ phim được chuyển thể từ Miss Granny – Em là bà nội của anh phiên bản Hàn Quốc.

“Em Là Bà Nội Của Anh” là câu chuyện của một người phụ nữ tuổi đã xế chiều, một người mẹ cả đời vất vả vì con, một người mẹ chồng khó tính nhưng chăm lo cho gia đình, một người bà cưng chiều yêu thương con cháu. Những năm tháng cuối đời tưởng như sẽ trôi qua êm đềm trọn vẹn bên gia đình, bên một ông lão luôn yêu thương và gọi bà là “tiểu thơ”, thì bỗng nhiên, chỉ sau một cái tách của ông thợ ảnh trong tiệm ảnh thần kì Thanh xuân, bà trở về với tuổi hai mươi, về cái thời mà “hai mươi năm đầu, sung sướng có bao nhiêu”… Liệu bà sẽ chọn cuộc sống thầm lặng mà hạnh phúc bên gia đình hay sẽ chọn cuộc sống của một cô ca sĩ trẻ đẹp, được thoả sức theo đuổi niềm đam mê âm nhạc của mình? Liệu bà sẽ tiếp tục cuộc đời của một goá phụ tần tảo, hay làm lại cuộc đời với một nhà sản xuất âm nhạc trẻ? Một ca sĩ nhạc rock nổi loạn?

Cốt truyện trở lại tuổi trẻ chẳng còn mới mẻ gì với khán giả Việt Nam, đặc biệt với những khán giả đã xem bản gốc “Miss Granny”, vậy “Em Là Bà Nội Của Anh” có điều gì đáng để mong đợi? Thực ra, bộ phim chuyển thể hoàn toàn từ kịch bản gốc, rất ít chỉnh sửa thêm, không như các bộ phim mua bản quyền khác, nên cốt truyện gốc được bảo toàn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc ít có sáng tạo mới. Tuy nhiên, để phù hợp với khán giả Việt Nam, các câu thoại được được dịch một cách trau chuốt hơn, công phu hơn, vượt qua được rào cản ngôn ngữ vốn là một khó khăn lớn đối với những kịch bản được chuyển thể. Những câu thoại vừa giữ được tinh thần phim, vừa rất xuôi tai với những khán giả Việt:

– Mẫu người đàn ông lí tưởng của em là gì?

– Trong sự nghiệp, thì phải có chỗ đứng. Còn trên giường thì phải…cứng chỗ đó

Một điểm cộng cho bộ phim là phần âm nhạc. Bên cạnh ca khúc chủ đề của bộ phim, “Em là bà nội của anh” và “Mình yêu từ bao giờ”, trong khi những khúc nhạc Trịnh trữ tình như “Diễm xưa”, “Còn tuổi nào cho em” tạo nên những điểm nhấn trầm buồn, sâu lắng cho bộ phim, thì ca từ vui tươi của khúc nhạc quen thuộc “Ô mê ly”, “60 năm cuộc đời” lại khiến ta như yêu đời hơn một chút. Những bản nhạc làm nên tên tuổi của những diva nổi tiếng như Hồng Nhung, Hà Trần giờ được Miu Lê tái hiện lại Miu Lê; với giọng ca không trầm vang mà cao và trong, cô đã thổi một làn gió mới trong trẻo vào những ca khúc đi cùng năm tháng ấy.

Tuy vậy, bộ phim vẫn còn thiếu sót, đặc biệt ở cốt truyện. Như đã nói ở trên, cốt truyện trẻ hoá không hề mới mẻ, tình tiết đẩy cốt truyện lên cao trào cũng đã được sử dụng rất nhiều lần: tai nạn giao thông… Những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng này khiến sức thuyết phục của bộ phim giảm đi rất nhiều.

Tóm lại, “Em là bà nội của em”, với cốt truyện khá đơn giản và có phần cũ, nhưng nhờ những tình tiết nhỏ hài hước mà sâu sắc, sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa phim ảnh nước ngoài và một chất riêng rất Việt Nam, đã để lại trong lòng người xem, không kể tuổi tác, một dấu ấn nhẹ nhàng nhưng khó phai. Bởi thế nên cũng đã khá lâu rồi chúng ta mới lại thấy khán giả Việt chuộng phim Việt đến thế.

Em là bà nội của anh nghĩa là gì?

Tựa này dịch sang tiếng Anh sẽ là I'm your grandmother. Câu đó không có sự éo le bên trong. Nhưng với tiếng Việt, chữ em - anh, vai vế khó nằm sẵn ở trong. Nội dung phim thì chính xác theo nghĩa đen: kể về bà già 72 tuổi biến thành cô gái 20 tuổi, gặp và phải gọi cháu mình bằng anh.

Review phim như thế nào?

Review phim được hiểu là một video hoặc bài viết có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, không tiết lộ (spoil) toàn bộ nội dung và có những đánh giá nói lên góc nhìn của người xem nhằm gợi mở cho khán giả.