Đánh giá về tính hình phát triển Digital Marketing của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây

Thứ ba, 31/08/2021 11:07 [GMT+7]

Những biến động toàn cầu khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với vị thế hoàn toàn mới trong hành vi của người tiêu dùng. Thói quen mua sắm đã được định hình lại nhờ những bước tiến nhảy vọt của công nghệ và độ phổ biến của các trang mạng xã hội và thương mại điện tử. Bạn và doanh nghiệp của mình đã sẵn sàng cho những thay đổi này? BIN Media sẽ giúp bạn tổng hợp 9 xu hướng digital marketing nổi bật của năm 2021. 10 xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời kỳ hậu Covid-19, trong đó có 5 xu hướng được Google đánh giá là sự thay đổi marketing tất yếu trong thời đại 4.0.

1. Content Marketing

Vai trò của nội dung và người sáng tạo nội dung là những yếu tố quan trọng để giúp chiến dịch marketing thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh số. Ngày nay, nội dung không chỉ đơn thuần cung cấp đầy đủ thông tin mà còn phải thu hút, giữ chân khách hàng, khiến họ tương tác [thích, chia sẻ, bình luận] và hơn hết là tạo ra nhu cầu mua hàng cho khách hàng. Nếu biết cách sử dụng nội dung như chìa khoá kết nối, tạo ra mối quan hệ và niềm tin thương hiệu cho khách hàng thì chiến dịch của bạn sẽ đạt được kết quả tốt, thậm chí thành công như mong đợi. Vì thế, content marketing sẽ là một trong những xu hướng digital marketing nổi bật trong tương lai.

2. Xu hướng Digital PR Marketing: Micro – Influencer

Quảng cáo thông qua người nổi tiếng đã trở thành một phương pháp marketing tất yếu. Tuy nhiên, hợp tác cùng micro-influencers là xu hướng Digital Marketing nổi bật năm 2021. Cụ thể, micro-influencer là những người có mức độ nổi tiếng và độ phủ sâu rộng trong cộng đồng vừa và nhỏ. Nói cách khác, đây là những người có ảnh hưởng chuyên sâu trong lĩnh vực của họ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong một thị trường ngách những người có lượng theo dõi tương đối [10k-100k] thì có mức độ tương tác nhiều hơn nhóm người nổi tiếng, thậm chí là cao nhất. Như vậy, doanh nghiệp của bạn nên xem xét hợp tác với influencer có số lượng theo dõi vừa phải và có sức ảnh hưởng chuyên môn trong thị trường ngách để giúp nâng cao nhận diện thương hiệu. Chắn hẳn, doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Nhìn chung, đây sẽ là xu hướng phát triển chiến lược marketing tất yếu trong thời đại 4.0.

3. Công cụ marketing: Tính năng chặn quảng cáo

Dự kiến vào năm 2021 có khoảng 27% users sẽ sử dụng trình chặn quảng cáo. Điều này sẽ cắt đứt nguồn doanh thu đáng kể của nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng một phần lưu lượng truy cập của marketer. Tuy nhiên, các công cụ chặn quảng cáo đã tồn tại và phát triển song song với các nền tảng quảng cáo. Vì vậy, bạn muốn tìm cách hạn chế tính năng này thì không đơn giản.

Việc doanh nghiệp tiếp tục chạy quảng cáo hiển thị/pay-per-click đến đối tượng sử dụng công cụ chặn quảng cáo sẽ khiến ngân sách bị tổn thất và không mang lại kết quả vì nhóm user này không thấy quảng cáo. Do đó, bạn có thể bổ sung thêm hướng tiếp cận khác như SMS marketing, Email marketing... Việc phân bổ ngân sách hợp lý cho những kênh quảng cáo là phương pháp giúp bạn tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và hiệu quả.

4. Công cụ Marketing: Chatbot

Chatbot đã trở thành nhân tố quan trọng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng. Việc phản hồi khách hàng ngay lập tức là cách giữ chân khách hàng và tăng khả năng quyết định mua hàng của người dùng.

Trước đây, chatbot vẫn có một vài nhược điểm rõ rệt như không hoạt ngôn như con người, câu từ tương tác không mang lại cảm xúc... Với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo [AI], chatbot có thể trả lời một cách nhanh chóng và hoàn hảo các câu hỏi phổ biến từ khách hàng. Như vậy, chatbot tiếp tục là xu hướng digital marketing đầy tiềm năng và sẽ trở thành tiêu chuẩn mới cho các dịch vụ chăm sóc trải nghiệm của khách hàng.

5. SEO: Tìm kiếm bằng giọng nói

Các trợ lý ảo là Google, Siri, Alexa… đã góp công làm bùng nổ tính năng tìm kiếm qua giọng nói và đưa SEO tìm kiếm bằng giọng nói [Voice Search] trở thành xu hướng Digital Marketing 2021. Với sự tiện lợi cao khi người dùng chỉ cần dựa vào truy vấn thoại, chẳng hạn như nói câu yêu cầu là mở ứng dụng hay phát nhạc thì trợ lý ảo sẽ đáp ứng ngay.

Nhiều chuyên gia cho biết kết quả tìm kiếm bằng giọng nói tương đối khác so với tìm kiếm văn bản. Các doanh nghiệp nên cập nhật hồ sơ Google doanh nghiệp đầy đủ: giờ làm việc, địa chỉ, các đánh giá của khách hàng… vì đây là những thông tin quan trọng để các SEOer có thể tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói.

6. SEO: Tìm kiếm bằng hình ảnh

Không chỉ có SEO từ khóa, giọng nói, Google còn mang đến một khía cạnh khác là SEO tìm kiếm bằng hình ảnh bằng thuật toán AI của Google Lens, giúp nhận diện hình ảnh, hoạt động tiếp thị từ tìm kiếm miền hình ảnh và video. Qua đó, SEO hình ảnh giúp mang đến cho doanh nghiệp một lưu lượng truy cập bên cạnh lưu lượng tìm kiếm văn bản. Doanh nghiệp có thể tận dụng chèn thương hiệu vào hình ảnh để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và truy cập vào website. Với Google và Google Lens, việc tìm kiếm qua hình ảnh chỉ đang là bước khởi đầu.

7. SEO - Google SERPs: Đoạn trích nổi bật

SEO giúp trang web của bạn xuất hiện ở top đầu trang tìm kiếm Google. Gần đây, Google đã phát triển tính năng mới là “đoạn trích nổi bật” cho các kết quả SERPs. Nó được hiểu như việc Google cố gắng hiển thị đoạn nội dung phù hợp với từ khóa mà người dùng tìm kiếm, giúp người dùng lấy thông tin chính xác và nhanh nhất.

Nếu người dùng đã nhận được kết quả mà họ mong muốn ngay trên trang tìm kiếm Google, vậy thì làm sao để doanh nghiệp đưa thông điệp thương hiệu đến trước mặt họ? May mắn thay, đoạn trích nổi bật chỉ cung cấp đủ thông tin giúp thu hút sự quan tâm và thúc đẩy người dùng phải nhấn vào trang để đọc thông tin chi tiết.

8. Xu hướng online Digital Advertising: Video marketing

Một nghiên cứu cho thấy video ảnh hưởng khá nhiều đối với quyết định mua hàng của người dùng vì có khoảng 30% số users quyết định mua hàng sau khi xem quảng cáo video. Video giúp làm nổi bật tính năng và lợi ích của dịch vụ/sản phẩm, thu hút và hấp dẫn người xem. Quảng cáo video là chiến lược Digital Marketing hiệu quả hướng đến mục tiêu quảng bá và nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp. Do đó, video marketing chắc chắn là xu hướng digital marketing 2021 nói riêng và là xu hướng marketing tất yếu trong thời đại 4.0 nói chung.

9. Xu hướng online Digital Ads: Đặt giá thầu tự động của Google Ads

Tính năng tự động đặt giá thầu quảng cáo Google Ads được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2016. Thời điểm này, Google đã cải tiến nhiều về thuật toán quảng cáo, do đó, tính năng này sẽ giúp bạn điều chỉnh giá thầu thông minh nhằm mang lại chi phí quảng cáo tối ưu và hiệu quả quảng cáo tốt nhất. Từ đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm chút cho nội dung quảng cáo hoặc các chiến dịch tăng mức độ nhận diện ở những kênh digital marketing khác.

10. Xu hướng online Digital Ads: Quảng cáo dựa trên dữ liệu khách hàng

Công nghệ AI, Machine Learning giúp hình thành xu hướng marketing cá nhân hóa. Các doanh nghiệp dễ dàng kết nối và thúc đẩy người dùng mua hàng khi tiếp thị đúng nhóm khách hàng tiềm năng. Dữ liệu là nhân tố quan trọng trong chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa. Lý do là nếu bạn tiếp cận sai đối tượng mục tiêu có thể dẫn đến việc người dùng nhàm chán thông tin, thậm chí là chán ghét thương hiệu của bạn. Để làm tốt chiến dịch này, bạn cần phải nghiên cứu chuẩn xác về đặc điểm của từng phân khúc khách hàng, dựa trên phân tích dữ liệu về hành vi, thói quen mua hàng.

Nếu bạn đang quan tâm đến các xu hướng Digital Marketing 2021 mà chưa rõ cách triển khai, hãy liên hệ ngay cho BIN Media qua số Hotline 0962541177. BIN Media là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Digital Marketing tổng thể với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia tận tâm, chuyên nghiệp và có chuyên môn cao.

Theo một nghiên cứu do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường – Khoa Marketing [Đại học Tài chính – Marketing], hơn 90% doanh nghiệp tại TPHCM đang sử dụng hình thức Digital Marketing. Hình thức này được biết đến với những ưu điểm nổi bật như khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng hoặc tiếp cận khách hàng trên diện rộng.

Tuy nhiên, ưu điểm của Digital Marketing chưa dừng lại ở đó thì chưa đủ. Hãy cùng SEONGON tìm hiểu ngọn ngành các ưu điểm giúp Digital Marketing trở thành hình thức tiếp thị chủ đạo trong thời đại 4.0 trong phần tiếp theo.

Nội dung chính

  1. 1. Ưu điểm của Digital Marketing
    1. 1. Phủ sóng diện rộng, lan truyền nhanh chóng
    2. 2. Tiếp cận số lượng lớn khách hàng tại 1 thời điểm
    3. 3. Chi phí đầu tư thấp hơn, cơ hội tăng ROI
    4. 4. Đo lường kết quả nhanh chóng theo thời gian thực
    5. 5. Tăng tính cá nhân hóa cho từng khách hàng
    6. 6. Thực thi đa dạng chiến lược
  2. 2. Thời điểm “vàng” để bạn bắt đầu chiến lược Digital Marketing
  3. 3. 3 case study tiêu biểu của chiến dịch Digital Marketing
    1. 3.1. Honda – Đi về nhà ft. Đen Vâu
    2. 3.2. Vũ điệu rửa tay – Ghen Cô Vy
    3. 3.3. VPBANK – Light up Việt Nam – Vì một Việt Nam thịnh vượng
  4. 4. Một số vấn đề phải đối mặt khi thực hiện tiếp thị kỹ thuật số

1. Ưu điểm của Digital Marketing

Để có thể trở thành hình thức tiếp thị được các doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn, Digital Marketing phải có những điểm vượt trội so với tiếp thị truyền thống. 6 lý do dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Phủ sóng diện rộng, lan truyền nhanh chóng

Về cơ bản, Digital Marketing lấy Internet làm nền tảng để hoạt động. Trong khi đó, tính đến tháng 04/2022, toàn thế giới có đến 5 tỷ người đang sử dụng Internet, chiếm đến 63% dân số toàn cầu. Trong số 5 tỷ người đó, có đến 4.65 tỷ người sử dụng mạng xã hội, một trong những công cụ tiếp thị quan trọng của Digital Marketing.

Dựa trên những con số này, không khó để nhận thấy Digital Marketing có thể tiếp cận đến đối tượng trên toàn cầu, miễn là họ có sử dụng Internet. Trái lại, hình thức Marketing truyền thống phụ thuộc vào các kênh như báo chí, đài phát thanh, tờ rời, in ấn, điện thoại hoặc các banner ngoài trời với quy mô tiếp cận nhỏ hơn.

Hơn nữa, Digital Marketing là phương án cho phép Marketer điều khiển lượt hiển thị sản phẩm, dịch vụ đến với từng khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Trong khi đó, họ không thể yêu cầu khách hàng của mình nhất định phải đọc báo hoặc xem bản tin. Do đó, có thể thấy Digital Marketing đã phá vỡ rào cản địa lý để mở ra xu hướng tiếp thị toàn cầu.

Digital Marketing có thể san phẳng thế giới, đây cũng chính là lợi thế vượt trội giúp hình thức tiếp thị này được ưu tiên lựa chọn

Chỉ với một cú click, người dùng Internet dễ dàng nhận biết được thương hiệu, sản phẩm và thực hiện hành vi mua hàng của mình. Nhờ đó, việc định vị thương hiệu và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp trở nên nhanh chóng với lượng khách hàng khổng lồ.

2. Tiếp cận số lượng lớn khách hàng tại 1 thời điểm

Digital Marketing là khả năng tiếp cận cùng lúc một tệp khách hàng vô cùng lớn, không chỉ trong nước mà còn là phạm vi toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ ràng khi một bài quảng cáo được đăng tải trên Facebook, tương đương với 2.93 tỷ người trên toàn cầu có thể nhìn thấy. Khi một video được đăng tải trên TikTok, tương tự cũng có 755 triệu tài khoản sẽ tiếp cận.

Trong khi đó, nếu chỉ đặt bảng quảng cáo ở đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM, lượt người có thể nhìn thấy rơi vào khoảng 800.000 người/ngày. Chỉ một so sánh nhỏ cũng có thể thấy Digital Marketing có khả năng “càn quét” lớn hơn hẳn so với Marketing truyền thống.

Việc tiếp cận được tệp khách hàng lớn trong cùng một lúc sẽ khiến sản phẩm,dịch vụ của bạn phủ sóng trên diện rộng, khiến một lượng lớn khách hàng chú ý và tò mò, từ đó tăng độ nhận diện và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

Chỉ trong 1s, tất cả những người sử dụng Internet đều có thấy sản phẩm của bạn

Trong một nghiên cứu về hành vi mua hàng, có 88% khách hàng thường xuyên đọc bình luận online để quyết định có mua hàng hay không? Vậy nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn nhận được nhiều đánh giá từ khách hàng trong thời điểm then chốt của chiến dịch tiếp thị, cơ hội tăng doanh số sẽ lớn hơn rất nhiều.

3. Chi phí đầu tư thấp hơn, cơ hội tăng ROI

Vấn đề doanh nghiệp quan tâm nhất khi tiếp thị chính là chi phí. Nếu như Marketing truyền thống thường đòi hỏi chi phí cao và không có khả năng tùy chỉnh thì Digital Marketing lại có mức chi phí thấp hơn, ngân sách nhỏ và có thể kiểm soát, điều chỉnh theo hiệu quả của chiến dịch.

Tiếp thị truyền thống thường mất phí tổn vào các quảng cáo trên truyền hình, bảng quảng cáo ngoài trời, chi phí in ấn, quà tặng hay mẫu dùng thử. Chẳng hạn như thời gian quảng cáo từ 10 – 30 giây trên sóng truyền hình trong khung giờ vàng có giá từ 75 – 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, các Pano, Billboard, Banner, màn hình LED ngoài trời cũng có giá dao động từ 300 – 500 triệu tùy theo vị trí, thành phố. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi trả các chi phí bảo hành định kỳ. Như vậy, có thể thấy tiếp thị truyền thống tiêu tốn số vốn không nhỏ của doanh nghiệp.

Trái lại, đối với Digital Marketing, sản phẩm và dịch vụ sẽ tiếp cận với người dùng thông qua chính điện thoại di động, laptop hoặc các thiết bị kết nối Internet khác của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí lớn đầu tư vào khả năng phủ sóng, thay vào đó họ chi tiền cho việc sáng tạo nội dung thu hút và chạy quảng cáo để tiếp cận tệp khách hàng.

Nhờ tiết kiệm chi phí, Digital Marketing cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa tối ưu hóa chiến dịch thông qua SEO, Social Media và Content Marketing tương đương các doanh nghiệp lớn

Ngoài ra, việc chi tiền theo thời điểm của Digital Marketing cũng giúp doanh nghiệp có thể tính được ROI [Return on Investment – Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư] trước và sau khi tiếp thị, từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn. Chẳng hạn như nhờ quảng cáo A mà doanh thu tăng được bao nhiêu và quảng cáo B không tác động tốt lên doanh thu như thế nào?

Khi trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ biết rõ nguồn tiền mình đầu tư có xác đáng hay không và cần điều chỉnh như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.

4. Đo lường kết quả nhanh chóng theo thời gian thực

Với mỗi chiến dịch được thực hiện trên các công cụ tiếp thị kỹ thuật số, Marketer sẽ nhận được những bản báo cáo chi tiết và đầy đủ các chỉ số, chẳng hạn như lượt truy cập vào website, thời gian truy cập trung bình, tần suất truy cập, số lần nhấp vào bài viết,tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi, số tiền đã chi cho quảng cáo,…

\Việc phân tích các dữ liệu kể trên sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra điểm chưa hợp lý để cải thiện cũng như đầu tư hơn vào các điểm mạnh. Nhờ đó, các chiến lược sẽ được tối ưu hơn nhằm mang đến hiệu quả tiếp thị cao nhất.

Các chỉ số rõ ràng, chính xác vô cùng hữu ích cho việc phân tích hiệu quả chiến dịch

5. Tăng tính cá nhân hóa cho từng khách hàng

Một điểm mạnh khác của Digital Marketing mà tiếp thị truyền thống không có chính là đảm bảo tính cá nhân hóa cho từng khách hàng cụ thể. Dựa trên những số liệu thu thập về hành vi của khách hàng trên Internet, Marketer sẽ xác định được sở thích, nhu cầu của từng khách hàng và đánh đúng “điểm đau” của họ. Nhờ đó, hình ảnh và tiếng nói của thương hiệu sẽ dần được in dấu trong tâm trí khách hàng. Khi đã có được tệp khách hàng trung thành rộng mở, doanh nghiệp sẽ như có thêm một “đội ngũ Marketing” chất lượng và đáng tin cậy.

Digital Marketing có thể giúp bạn biết khách hàng A cần đôi giày nào hay khách hàng B thích máy chơi game nào

6. Thực thi đa dạng chiến lược

Ngoài các ưu điểm kể trên, Digital Marketing sở hữu một điểm mạnh then chốt chính là có thể thực hiện đa dạng chiến lược cho cùng một chiến dịch, phù hợp với hình thức mục tiêu B2B hoặc B2C của từng doanh nghiệp.

Để có thể ra mắt và thúc đẩy doanh thu của một sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chiến lược cùng một lúc như sử dụng Social Media Marketing, kết hợp với Email Marketing cũng như hợp tác cùng KOL, Influencer. Hình thức “tổng tấn công” này sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp phủ sóng trên các diễn đàn, nhằm tăng cơ hội tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.

“Một thương hiệu làm rất tốt việc kết hợp các chiến lược có thể kể đến Bitis. Khi cho ra mắt mẫu giày Bitis Hunter, doanh nghiệp này đã dùng Viral Video Clip thông qua MV Lạc Trôi của Sơn Tùng M-TP, Đi để trở về của Soobin Hoàng Sơn. Theo Cafebiz, doanh số bán hàng sau thời điểm MV ra mắt lên đến 300% chỉ trong một tuần.

Không dừng lại ở đó, Biti’s cũng tập hợp sức mạnh của các kênh mạng xã hội và những KOL nổi tiếng Họa hậu H’ Hen Niê, ca sĩ Hà Anh Tuấn, ca sĩ Bích Phương,… để liên tục hâm nóng sản phẩm của mình. Ngoài ra, thương hiệu giày “nâng niu bàn chân Việt” còn không ngại bắt trend khi đưa hình ảnh Biti’s Hunter kết hợp cùng Marvel vào thời điểm bom tấn Avenger: Endgame chuẩn bị công chiếu.”

Sự kết hợp thông minh các chiến lược Digital Marketing đã giúp Biti’s Hunter phủ sóng trên các phương tiện truyền thông và khiến “phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn”

Ngoài việc thực thi đa dạng chiến dịch, Digital Marketing còn cho phép Marketer thực hiện thử nghiệm A/B [A/B Testing]. Đây là một quy trình thử nghiệm ngẫu nhiên để so sánh độ hiệu quả của 2 phiên bản web, page ứng dụng. Lợi ích của A/B Testing chính là giúp marketer biết cách cân nhắc phiên bản quảng cáo nào hiệu quả nhất với mức chi phí thấp nhất.

Digital Marketing giúp người dùng chọn ra mẫu hiệu quả để tăng tương tác khi quảng cáo

2. Thời điểm “vàng” để bạn bắt đầu chiến lược Digital Marketing

Đúng người, đúng thời điểm là yếu tố cần thiết đối với Digital Marketing, bởi ngoài việc xây dựng chiến lược hiệu quả, chọn đúng khách hàng mục tiêu, thời điểm là yếu tố quan trọng để giúp chiến lược thành công. Thời điểm thích”vàng” để doanh nghiệp bắt đầu chiến lược Digital Marketing chính là khi xuất hiện các vấn đề sau đây:

1- Kênh tiếp thị truyền thống không còn phù hợp với doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp nhận thấy việc tiếp thị qua các kênh truyền thống như báo đài, tờ rơi, biển quảng cáo không giúp doanh thu tăng trưởng tức là hình thức quảng cáo này không tiếp cận đúng tệp khách hàng của doanh nghiệp.

Đây chính là dấu hiệu doanh nghiệp nên chuyển đổi sang hình thức Digital Marketing để có thể theo dõi được hành vi của khách hàng khi họ tìm kiếm sản phẩm, kích hoạt đúng “điểm đau” cũng như cung cấp cho họ sự so sánh [về giá và chất lượng], lợi ích [phiếu giảm giá] để họ quyết định mua sản phẩm.

Tiếp thị truyền thông không tạo ra đơn là lúc doanh nghiệp phải thay đổi

2- Lượng truy cập lớn nhưng không tạo ra chuyển đổi

Không ít trang web có lượt truy cập lên đến hàng ngàn người mỗi ngày nhưng không một sản phẩm nào được bán hoặc không một tài khoản nào được đăng ký, đó vẫn là một chiến dịch thất bại.

Tình trạng này diễn ra đồng nghĩa với việc website của bạn không tiếp cận được người dùng có mục đích thương mại và mục đích giao dịch hoặc họ không tìm thấy điều họ cần ở trang web của bạn. Mặt khác, những người đang truy cập cũng có thể là khách hàng có mục đích tìm kiếm thông tin hoặc điều hướng thay vì khách hàng có khả năng chuyển đổi. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần Digital Marketing để phân tích tệp khách hàng truy cập cũng như cần Google Ads để website của bạn có thể tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu.

Cần thay đổi phương án tiếp thị kỹ thuật số khi dư lượt truy cập thiếu khách hàng

3- Các kênh tiếp thị kỹ thuật số chưa hiệu quả

Mỗi lượt tương tác trên các kênh social đều là tín hiệu cho thấy công chúng đang nhận biết và quan tâm đến nội dung của doanh nghiệp. Vì thế, nếu nội dung không nhận được sự tương tác nào, có nghĩa là chiến dịch tiếp thị đang gặp vấn đề.

Thông qua dữ liệu từ các kênh kỹ thuật số, Marketer có thể phân tích lỗ hổng ở nội dung, hình ảnh, sản phẩm hay chiến dịch khiến khách hàng chưa hài lòng và quyết định mua hàng. Nhờ đó, họ cũng rút ra được vấn đề và cải thiện để xây dựng các chiến lược sau hiệu quả hơn. Khi đó, việc xây dựng một chiến lược Marketing mới là cần thiết để vì chiến lược hiện tại đã không còn phù hợp với xu hướng thị trường.

Cần xem xét lại nội dung và thay đổi chiến lược khi các kênh tiếp thị không có hiệu quả

4- Chưa có chiến lược Marketing cụ thể

Trường hợp này thường bắt gặp đối với một công ty startup hoặc một dự án cho ra mắt sản phẩm mới. Trên thực tế, Marketing phải bắt đầu trước khi sản phẩm chính thức được tung ra thị trường. Ví dụ như sản phẩm định vị cho phân khúc khách hàng nào, điểm bán hàng độc nhất [Unique Selling Point] của sản phẩm là gì, màu sắc và biểu tượng trên bao bì,… tất cả đều phải được quyết định và thực hiện từ ngay thời điểm có ý tưởng về sản phẩm.

Minh chứng điển hình cho việc này có thể kể đến các nhà sản xuất phim, trong đó có Mắt Biếc cùng Em và Trịnh. Các bộ phim này đều được thông báo casting rộng rãi, “nhá hàng” từ nội dung phim, thông tin diễn viên, cameo, trang phục, nhạc phim, teaser, trailer trên các kênh social, đặc biệt là Facebook và Youtube trước cả thời điểm phim được quay. Chính nhờ sự thành công trong việc kích thích sự mong đợi của công chúng, hai bộ phim trên đều có mức doanh thu ấn tượng. Mắt Biếc đạt được doanh thu ấn tượng với hơn 165 tỷ đồng trong khi Em và Trịnh đạt gần 35 tỷ sau 6 ngày công chiếu theo Box Office Vietnam.

Thông tin casting Em và Trịnh từng làm chao đảo mạng xã hội và góp phần tăng hiệu ứng khi phim ra mắt

Nếu những dấu hiệu kể trên xuất hiện, doanh nghiệp cần tham khảo và lên kế hoạch triển khai chiến lược Digital Marketing để tăng khả năng tiếp cận khách hàng và lợi nhuận.

3. 3 case study tiêu biểu của chiến dịch Digital Marketing

Case study là một trong những tài liệu quan trọng nhất để đánh giá thành công của những chiến dịch Digital Marketing. Dưới đây là một số case study tiếp thị kỹ thuật số thành công của các thương hiệu tại Việt Nam.

3.1. Honda – Đi về nhà ft. Đen Vâu

  • Vấn đề đang gặp phải: Doanh số bán xe máy và ô tô của Honda giảm lần lượt từ 16,7% – 26,2% so với năm 2019 do ảnh hưởng của COVID -19.
  • Chiến lược Digital Marketing áp dụng: Viral Video Marketing và Influencer.

Tương tự Biti’s, Honda đã chọn sử dụng Viral Clip để làm chiến lược truyền thông kỹ thuật số của mình. Ngoài ra, hai Influencer được lựa chọn là Đen Vâu – Nam Rapper rất được yêu thích trong những năm gần đây và Justatee – một vị giám khảo “hot” của Rap Việt. Cách tận dụng chủ đề “đi để trở về” vào dịp Tết cộng thêm thể loại Rap đang thịnh hành đã giúp MV nay thu hút một lượng lớn khán giả quan tâm và trở thành ca khúc viral vào dịp Tết năm đó.

  • Kết quả: Sau 24h ra mắt, MV đạt #2 thịnh hành Youtube Việt Nam, #31 Youtube Đài Loan,… và đạt giải “MV của năm” tại Cống Hiến. Theo đại diện Honda Việt Nam, MV “Đi về nhà” được xuất hiện trên hơn 100 đầu báo trực tuyến, tỷ lệ đề cập tới thương hiệu tăng tới 19% trong 2 tuần MY ra mắt, cùng tổng lượt xem đạt từ các nội dung của người dùng liên quan tới MV lên tới 15 triệu.

Tính đến ngày 23/6 năm 2022, MV đã đạt được 126 triệu lượt xem và được dự đoán sẽ tiếp tục hot trở lại vào dịp Tết Nguyên Đán 2023

3.2. Vũ điệu rửa tay – Ghen Cô Vy

  • Vấn đề đang gặp phải: Cần nâng cao ý thức rửa tay phòng dịch COVID – 19 trong thời điểm đại dịch đang bùng nổ
  • Chiến lược Digital Marketing áp dụng: Viral Marketing & Influencer

Clip vũ điệu rửa tay có nền nhạc Ghen Cô Vy do Khắc Hưng sáng tác và Quang Đăng biên đạo nhảy. Mục đích của clip này lan tỏa thông điệp chống dịch COVID – 19 dưới lăng kính lạc quan. MV được tăng tải trên Youtube, Facebook và Tiktok. Ngoài ra, MV còn được thực hiện bởi các nghệ sĩ khá nổi tiếng trong giới trẻ như Min, Erik, Quang Đăng.

  • Kết quả: Theo thống kê của Google, khi tìm kiếm “ghen cô vy” sẽ xuất hiện 2,2 triệu tự khóa chỉ trong vòng chưa đầy 1s. Video trên Youtube đạt 68 triệu lượt xem. Ngoài ra, tính đến sáng 4/3/2021, clip nói trên đã có 14 triệu lượt xem và hơn 7000 video cover.

Bên cạnh đó, MV còn nhận được tương tác tự nhiên từ những người nổi tiếng khác như MC John Oliver của chương trình Last Week Tonight, diễn viên Hồng Kông Lâm Dĩnh Đồng, Ngũ Phú Kiều, ca sĩ Malaysia Chu Hạo Nhân, Thái Ân Vũ, nhóm nhạc Mỹ Good Morning Nags. Bên cạnh đó, các trang tin tức như BBC News, Fox News, New York Post cũng đồng loạt đăng tải bài viết về ca khúc và điệu nhảy thú vị này.

MV Ghen Cô Vy phổ biến nhờ Tiktok, Youtube

3.3. VPBANK – Light up Việt Nam – Vì một Việt Nam thịnh vượng

  • Vấn đề đang gặp phải: Tái định vị thương hiệu với bốn giá trị thịnh vượng: Tài chính – cộng đồng – thể chất – tinh thần
  • Chiến lược Digital Marketing áp dụng: Social Media Marketing & Influencer

VPBANK đã đăng tải trên trang Facebook chính thức thông tin về đại nhạc hội Light Up Việt Nam để người dùng đăng ký tham gia. Kèm theo link đăng ký là Mini Game trúng thưởng từ thần tượng để thúc đẩy người dùng Facebook chia sẻ bài viết.

Ngoài ra, các ca sĩ tham gia trong đại nhạc hội hoành tráng cũng là những người có sức ảnh hưởng đến nhiều phân khúc khách hàng như Hà Anh Tuấn, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Hoàng Dũng, Erik, G- Ducky, Mỹ Anh,…

  • Kết quả: Các bài post về đại nhạc đều nhận được từ 2k lượt like, gần 500 lượt bình luận và hơn 200 lượt chia sẻ, ban tổ chức đã gửi thư mời qua Email cho 10.000 khán giả. Đại nhạc hội đã thành công rực rỡ với hơn 15.000 khán giả tham gia trực tiếp, 20 triệu lượt tiếp cận trên các nền tảng số, hơn 1 triệu lượt tương tác trên Facebook, 800.000 khán giả theo dõi trực tiếp cùng lúc và hơn 3 triệu lượt xem livestream trên các nền tảng số.

Influencer và Social Media đã giúp VPBank ghi đậm dấu ấn với cộng đồng người trẻ

Ngoài các case study nổi bật trong thời gian qua, các bạn cũng có thể tham khảo những chiến dịch Digital Marketing nổi bật khác được thực hiện bởi đội ngũ của SEONGON tại đây.

4. Một số vấn đề phải đối mặt khi thực hiện tiếp thị kỹ thuật số

Digital Marketing là một phương pháp khả thi với không ít ưu điểm, thế nhưng, tiếp thị kỹ thuật số vẫn có những mặt hạn chế mà Marketer cần lưu ý để hoàn thành tốt công việc.

  • Dễ mất kiểm soát khi phát sinh khủng hoảng truyền thông: Với quy mô tiếp cận khủng của Digital Marketing, một khi có thông tin bất lợi về sản phẩm/dịch vụ hay người đại diện, rất khó để ngăn chặn người dùng chia sẻ thông tin. Kết quả là cả chiến dịch, hình ảnh thương hiệu, sản phẩm đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Phản ứng tiêu cực và khiếu nại từ cộng đồng: Khi sản phẩm/dịch vụ cũng như cách xử lý của doanh nghiệp không đủ khéo léo, khả năng vướng phải phản ứng tiêu cực, làn sóng tẩy chay đến từ cộng đồng mạng là điều khó tránh khỏi. Đây là một trong những cách “giết chết” danh tiếng của thương hiệu nhanh chóng nhất.
  • Dễ bị sao chép: Khi nội dung của bạn được công khai, đối thủ của bạn cũng sẽ tiếp cận và dễ dàng sao chép từ mẫu mã sản phẩm, mô hình dịch vụ cho đến nội dung, hình ảnh truyền thông. Qua đó có thể hưởng lợi trực tiếp từ chiến dịch của bạn.
  • Phụ thuộc vào thay đổi thuật toán của từng nền tảng: Những thuật toán mỗi khi thay đổi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tiếp thị. Bạn sẽ cần cập nhật, tối ưu và thay đổi chiến dịch theo từng quy tắc, không thể áp dụng chung một “công thức” cho các thời điểm khác nhau.
  • Mức độ cạnh tranh cao trong ngành: Digital Marketing là tiếp thị mở, cho phép tất cả các doanh nghiệp từ startup đến tập đoàn sử dụng trên một môi trường Internet duy nhất. Nếu doanh nghiệp không có chiến lược tiếp thị hiệu quả, khôn khéo, khả năng bị mất chỗ đứng trên thị trường trong cùng phân khúc và trong lòng khách hàng là rất lớn.

Các ứng dụng đặt đồ ăn liên tục cạnh tranh bằng nhiều cách thu hút khách hàng

Ưu điểm của Digital Marketing như đã đề cập trong bài viết bao gồm khả năng phủ sóng, khả năng tối thiểu chi phí, khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng đo lường, khả năng thực thi,… Đây đều là những điều kiện cần để doanh nghiệp có thể làm tiếp thị chính xác, nhanh chóng và hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Đó cũng chính là lý do Digital Marketing đang là một công cụ tiếp thị được các doanh nghiệp tin dùng trong kỷ nguyên công nghệ số.

Trong trường hợp quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về Digital Marketing hoặc tìm kiếm đơn vị hỗ trợ vận hành tiếp thị kỹ thuật số, hãy nhanh chóng liên hệ với SEONGON – Đơn vị đã có 9+ kinh nghiệm thực chiến trong việc cung cấp giải pháp Digital Marketing cho hơn 3500 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chúng tôi đã và đang đồng hành với quý doanh nghiệp trong hơn 10000 chiến dịch quảng cáo và 450 dự án SEO tổng thể. Hãy truy cập website SEONGON để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ nhanh chóng.

Tags:

Nguyễn Việt Dũng

Video liên quan

Chủ Đề