Danh mục hồ sơ quyết toán tư vấn thiết kế năm 2024

Full danh mục hồ sơ pháp lý quản lý chất lượng công trình nhà thầu cần có tích hợp sẵn trong phần mềm QLCL GXD

Giảng viên Đào Duy Hải lớp Lập hồ sơ chất lượng công trình GXD (QA/QC) chia sẻ với anh/em Danh mục hồ sơ pháp lý trên cơ sở Kinh nghiệm từ thực tế công việc trên công trường, giảng dạy tại lới QA/QC GXD và ứng dụng phần mềm QLCL GXD.​ Đây là 1 sự bọc lót tuyệt vời cho các Chủ đầu tư, Nhà thầu và Tư vấn giám sát khi thực hiện dự án của mình. Giảm thiểu hẳn các sai sót, thiếu cập nhật về hồ sơ pháp lý trong quản lý chất lượng công trình, trong hồ sơ hoàn công công trình.

Các hồ sơ theo danh mục dưới đây đã được các Kỹ sư phát triển phần mềm Quản lý chất lượng GXD (QLCL GXD). Giúp các Kỹ sư QA/QC QS ở công trường cập nhật liên tục, không bị lạc hậu các quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng. Không chỉ dùng phần mềm Quản lý chất lượng GXD để lập hồ sơ nghiệm thu, mà người sử dụng có luôn các chuyên gia về pháp lý, giàu chuyên môn và kinh nghiệm sát cánh bên mình.

Xin chia sẻ với bạn đọc quan tâm (kích vào từng mục để xem thêm):

1. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp

2. Thông báo ngày khởi công xây dựng

3. Báo cáo triển khai thi công xây dựng

4. Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công trình

5. Quyết định thành lập Ban Chỉ huy công trường

6. Quyết định thành lập Ban An toàn lao động, Vệ sinh môi trường, Phòng cháy chữa cháy

7. Biện pháp thi công trong đó có nêu các kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu, thí nghiệm

8. Kế hoạch tổng hợp về An toàn lao động (ATLĐ) là tài liệu không thể thiếu trong danh mục hồ sơ pháp lý

9. Tiến độ thi công là thành phần quan trọng trong danh mục hồ sơ pháp lý của nhà thầu

10. Biên bản thống nhất chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng

11. Nhật ký thi công và nhật ký an toàn danh mục hồ sơ pháp lý quan trọng khi thi công

12. Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng là tài liệu quan trọng trong danh mục hồ sơ pháp lý

13. Biên bản kiểm tra điều kiện khởi công công trình của nhà thầu

14. Biên bản kiểm tra, thống nhất phòng Las

15. Biên bản kiểm tra máy móc thi công chính trong danh mục pháp lý hồ sơ chất lượng công trình

16. Hợp đồng giữa Nhà thầu thi công với Đơn vị thí nghiệm

17. Hợp đồng giã Nhà thầu thi công với Các đơn vị cung cấp, thầu phụ khác

18. Biên bản thống nhất chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng

19. Biên bản thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng (nếu có)

20. Biên bản xác định cự ly vận chuyển kèm theo các hồ sơ liên quan

21. Cấp phối vữa, bê tông trong chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể của từng công trình

22. Biên bản kiểm tra nhà máy trạm trộn bê tông trong danh mục hồ sơ pháp lý chất lượng công trình

23. Công văn thỏa thuận về lập Nhật ký thi công (sử dụng hình thức in nhật ký thi công)

Sở hữu phần mềm Quản lý chất lượng công trình GX D (QLCL GXD) bạn sẽ nhàn hơn hẳn và luôn được phần mềm quan tâm cập nhật giúp vấn đề pháp lý này.

Do anh/em kỹ sư thường hay thiếu và không cập nhật các quy định mới nhất nên trong phần mềm Quản lý chất lượng GXD đã để sẵn sheet Pháp lý. Rất nhàn, sung sướng và bọc lót chặt chẽ cho anh/em về quy định.

Khi cần bạn có thể hiện ra sheet Pháp lý trong phần mềm QLCL GXD như sau:

1. Bấm tổ hợp phím Ctrl+tab và kích đúp vào sheet Pháp lý 2. Hoặc Bấm Ctrl+tab kích vào sheet Pháp lý và Enter

​Trong sheet Pháp lý các Kỹ sư GXD đã cập nhật các văn bản, đơn vị thực hiện / đơn vị kiểm tra, phê duyệt (ai phải làm cái gì?):​​

Nội dung này là của phần mềm QLCL GXD phiên bản 10.0. Nhưng để bạn không phải đợi đến khi bản QLCL GXD 10 ra mắt, mà có thể sử dụng ngay, sheet Phap ly đã được các Kỹ sư GXD update vào bản 9 rồi. Nếu bạn chưa thấy trong phần mềm của mình thì hãy sao lưu dữ liệu rồi chạy bản cập nhật mới nhất hoặc là cài lại phần mềm QLCL GXD 9 nhé. Sheet Pháp lý sẽ xuất hiện khi bạn tạo file hồ sơ chất lượng công trình mới (các file hồ sơ phiên bản cũ chưa có sheet này).​

Chúc công việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng của bạn ngày càng nhàn đi, hiệu quả hơn, đúng quy định của pháp luật hơn với phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD. Đăng ký bản dùng thử hoặc đặt mua tại https://gxd.vn, liên hệ Ms Thu An 0974 889 500.​

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì quyết toán hợp đồng xây dựng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng mới nhất

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.

- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.

- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.

- Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng

Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

* Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng gồm các tài liệu chủ yếu sau:

** Đối với hợp đồng trọn gói:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng (đối với hợp đồng thi công xây dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;

- Bảng tính giá trị nội dung của các công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các Khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

** Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các Khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

** Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán) theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản 1 Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

** Đối với hợp đồng theo thời gian:

- Biên bản nghiệm thu thời gian làm việc thực tế hoặc bảng chấm công (theo tháng, tuần, ngày, giờ) tương ứng với kết quả công việc trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

Trường hợp, trong quá trình thực hiện có công việc phát sinh cần phải bổ sung chuyên gia mà trong hợp đồng chưa có mức thù lao cho các chuyên gia này thì các bên phải thỏa thuận và thống nhất mức thù lao trước khi thực hiện. Khi đó, hồ sơ thanh toán phải có bảng tính giá trị các công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng và được đại diện các bên: Giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và bên nhận thầu xác nhận;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: Giá trị hoàn thành theo hợp đồng, giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản 1 Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

** Đối với các hợp đồng xây dựng có công việc cung cấp thiết bị, thì khối lượng hoàn thành có thể căn cứ vào hóa đơn, chứng từ, vận đơn, biên bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị và các tài liệu khác có liên quan.

** Đối với các hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn khó xác định khối lượng hoàn thành (khối lượng hoàn thành chỉ mang tính chất tương đối) thì khối lượng hoàn thành được xác định căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu hay các sản phẩm mà bên nhận thầu đã hoàn thành được bên giao thầu xác nhận phù hợp với giai đoạn thanh toán được thỏa thuận trong hợp đồng.

* Đối với hợp đồng theo giá kết hợp, hồ sơ thanh toán cho từng loại công việc của hợp đồng thực hiện theo các quy định tương ứng nêu tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

* Khi thỏa thuận về hồ sơ thanh toán hợp đồng, các bên phải căn cứ vào quy mô, tính chất và nguồn vốn sử dụng cho hợp đồng để thỏa thuận cụ thể các tài liệu cần có trong số các tài liệu chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

* Ngoài các tài liệu chủ yếu nêu tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài, hồ sơ thanh toán còn phải thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.

* Nghiêm cấm bên giao thầu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thanh toán hợp đồng đề ra các yêu cầu về hồ sơ thanh toán trái với thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP nhằm cản trở việc thanh toán theo đúng thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực pháp lý.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].