Danh sách giảng viên đại học mỏ - địa chất

11/2012 - 6/2017: Trưởng Bộ môn KT Lộ thiên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội

2012 - 2017: Trưởng phòng TCCB, Trường Đại học Mỏ-Địa chất,

2010 - 2015: Ủy viên, thường vụ Đảng ủy Trường khóa XVIII,

3/2006 - 2012: Phó trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội

2003 - 10/2012: Phó trưởng Bộ môn KT Lộ thiên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội

1993 - 2017: Phó GĐ Trung tâm NCTNKT Mỏ( nay là TT Khoa học công nghệ Mỏ và Môi trường, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội

10/1984 - 2017: Giảng viên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội

2/1982 - 9/1984: Chiến sĩ, Sư đoàn 322, QĐ 26, Cao Bằng

7/1979 - 1/1982: Giảng viên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Phổ Yên, Bắc Thái

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT Tên trường: Trường đại học mỏ - địa chất Ký hiệu trường: MDA (Hanoi University of Mining and Geology) Trường đại học mỏ - địa chất là một trong những ngôi trường đào tạo và cung cấp cho đất nước một nguồn lao động có chuyên môn, kiến thức và tay nghề cao trong suốt 65 năm qua. Trườngcó trụ sở chính tại số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.Bên cạnh đó, trường còn mở thêm hai chi nhánh tại tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Trường đại học mỏ địa chất được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1966, theo quyết định số 147/QĐ-CP của thủ tướng chính phủ, tách ra từ khoa mỏ - địa chất của trường đại học bách khoa Hà Nội. Ngày 15 tháng 11 năm 1966, trường khai giảng khóa học đầu tiên. Năm 1974, trường chuyển toàn bộ cơ sở từ Thuận Thành, Hà Bắc lên Phổ Yên, Bắc Thái. Tháng 4 năm 1977, trường thành lập khoa dầu khí để đào tạo các kĩ sư cho ngành dầu khí Việt Nam. Năm 1976, trường mở bậc đào tạo nghiên cứu sinh. Năm 1977, trường tổ chức thành công việc bảo vệ luận án tiến sĩ đầu tiên. Ngày 16 tháng 2 năm 1979, thủ tướng chính phủ ra văn bản số 625/VP-4 cho phép xây dựng tại ven nội thành Hà Nội 2 trường đại học: trường đại học mỏ - địa chất và trường đại học xây dựng. Cuối năm 1984, trường chuyển toàn bộ hoạt động từ Phổ Yên, Bắc Thái về thủ đô Hà Nội và phát triển cho đến ngày hôm nay.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Đứng đầu là hội đồng trường, ban giám hiệu, hội đồng khoa học và đào tạo trường. Trường có 23 phòng ban, bao gồm: Phòng công tác chính trị - sinh viên, Phòng cơ sở vật chất, Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Khoa học - Công nghệ Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Quan hệ Công chúng và Doanh nghiệp Phòng Tổ chức - Cán bộ, Phòng Xuất bản, Văn phòng Chương trình tiên tiến Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Văn Phòng Đại Diện, Trạm Y tế, Trung tâm Dịch vụ, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Phân tích, thí nghiệm công nghệ cao, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Ban Quản lý các dự án, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Khuyến học. Trường có 9 công ty và trung tâm, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn, Triển khai Công nghệ và Xây dựng Mỏ - Địa chất (CODECO) Trung tâm khoa học công nghệ Mỏ và Môi trường Trung tâm Hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật Trung tâm Triển khai Công nghệ khoáng chất Trung tâm Nghiên cứu Cơ - Điện mỏ Trung tâm Nghiên cứu Địa kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ mới Trắc địa - Bản đồ Trung tâm Nghiên cứu Trắc địa công trình

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Các khoa trực thuộc trường

Trường đại học mỏ - địa chất được tổ chức thành 12 khoa, bao gồm: Khoa công nghệ thông tin, Khoa cơ điện, Khoa dầu khí, Khoa khoa học và kỹ thuật địa chất, Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, Khoa mỏ, Khoa môi trường, Khoa trắc địa – bản đồ và quản lý đất đai, Khoa xây dựng, Khoa khoa học cơ bản, Khoa lý luận chính trị, Khoa giáo dục quốc phòng.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đại học: đào tạo 4 năm, 5 năm Chương trình đào tạo sau đại học: đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Các ngành nghề  đào tạo

Nếu lựa chọn đại học mỏ - địa chất, bạn hãy suy nghĩ và cân nhắc về các ngành học sau đây: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Kỹ thuật điện – điện tử Kỹ thuật cơ khí Công nghệ thông tin Kỹ thuật dầu khí Kỹ thuật địa vật lý Công nghệ kĩ thuật hóa học Kỹ thuật địa chất Quản trị kinh doanh Kế toán Kỹ thuật mỏ Kỹ thuật tuyển khoáng Kỹ thuật môi trường Kỹ thuật trắc địa – bản đồ Quản lý đất đai Kỹ thuật công trình – xây dựng

Đội ngũ giáo viên giảng viên

Năm 1972 đến 1973 có 1050 thầy giáo và sinh viên của trường lên đường tham gia chiến đấu, nhiều người đã ngã xuống, góp trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một số đồng chí sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu đã trở lại giảng đường tiếp tục giảng dạy, học tập, góp phần xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển Nhà trường. Hiện nay, Trường có đội ngũ giáo viên hùng hậu từ thạc sĩ đến tiến sĩ, giáo sư tham gia giảng dạy tại trường, trong đó bao gồm cả những giảng viên cao cấp đến từ nước ngoài. Tổng cán bộ nhà trường là 902 người, có 625 giảng viên, 64 trợ giảng, 213 cán bộ hành chính văn phòng.

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Về giảng đường và phòng học

Trường được phân thành các khu: A, B, C, Khu Lạng Sơn và 1 cơ sở đào tạo tại Vũng Tàu.

Ký túc xá

Ký túc xá rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ, được chia thành Khu A và khu B, có ký túc xá dành cho sinh viên nước ngoài. Trường có bảo tàng địa chất, sân bãi tập thể dục thể thao, trung tâm thông tin và thư viện.

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Sinh viên được học trong các giảng đường có diện tích rộng rãi, thoáng mát. Khu A có diện tích 10.666m2, gồm 56 giảng đường, 4 phòng học chương trình tiên tiến và 1 phòng học ngoại ngữ. Khu B có diện tích 9.050m2, gồm 51 giảng đường và phòng học. Khu C có diện tích 897m2, gồm 11 phòng học. Khu Lạng sơn có diện tích 950m2, gồm 2 phòng học lý thuyết. Cơ sở đào tạo tại Vũng Tàu có diện tích 1.535m2, gồm 11 phòng học.

Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn

Trường có hệ thống phòng thí nghiệm chất lượng cao, thuận tiện cho sinh viên thực hành và nâng cao kĩ năng thực tế. Phòng thí nghiệm bao gồm Hệ thống phòng thí nghiệm khoa Cơ Điện, Hệ thống phòng thí nghiệm khoa Công nghệ thông tin, Hệ thống phòng thí nghiệm khoa Dầu khí, Hệ thống phòng thí nghiệm khoa Khoa học và kỹ thuật địa chất, Hệ thống phòng thí nghiệm Khoa Mỏ, Hệ thống phòng thí nghiệm và trang thiết bị Khoa Trắc địa Bản đồ và quản lý đất đai, Phòng thí nghiệm khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, Phòng thí nghiệm khoa Môi trường, Phòng thí nghiệm khoa Xây dựng, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và công nghệ cao.

HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN ĐOÀN THỂ

Hội sinh viên của trường tổ chức các hoạt động “vừa học, vừa chơi”, giúp sinh viên toàn trường có những sân chơi bổ ích sau những giờ học căng thẳng. Sinh viên của trườngđạt giải Ba tại vòng Chung kết cuộc thi Falling Walls Lab tổ chức tại Việt Namvà đạt giải Nhì toàn đoàn tại Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXII. Sinh viên của trường đạt thành tích cao tại Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 27. Câu lạc bộ môi trường của trường tổ chức nhiều hoạt động dành cho sinh viên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người. Tổ chức hội trại dành cho sinh viên, các phong trào tình nghuyện, hiến máu nhân đạo…

THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

Năm 2016: Huân chương độc lập hạng Ba Năm 2006: Huân chương Hồ Chí minh Năm 2004: Danh hiệu anh hùng lao động Năm 2001: Huân chương độc lập hạng Nhất Năm 1996: Huân chương độc lập hạng Nhì Năm 1990: Huân chương độc lập hạng Ba Năm 1986: Huân chương lao động hạng Nhất Năm 1981: Huân chương lao động hạng Nhì Năm 1976: Huân chương lao động hạng Ba Các đề tài nghiên cứu của cán bộ khoa học trường được ứng dụng vào thực tế, bao gồm 177 đề tài cấp Nhà nước; 556 đề tài cấp Bộ và 1586 đề tài cấp trường. Năm 2017 đến 2019,trường đóng góp số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI lần lượt theo các năm là 46, 83 và 136, số bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục Scopus lần lượt là 14, 24 và 37. Trường luôn nằm trong Top 10 các cơ sở giáo dục đại học có thành tích tốt nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

Học đại học mỏ - địa chất, ra trường làm gì? Đây là thắc mắc của nhiều bạn trẻ trước khi quyết định đăng kí học đại học. Dựa vào ngành học tại trường, sinh viên có cơ hội làm việc trong ngành sau: Cơ hội việc làm trong ngành kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật địa vật lý, công nghệ kỹ thuật hóa học tại nhiều đơn vị, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực dầu khí như Tổng công ty dầu khí Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh như Petronas, JVPC, Hoàng long JOC…, các nhà máy lọc dầu như Nghi sơn, Dung Quất, viện dầu khí, công ty xây lắp dầu khí, các sở, bộ khoa học và công nghệ, làm giảng viên đại học. Cơ hội làm việc trong ngành kỹ thuật địa chất, làm việc tại các đơn vị, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực địa chất, chế biến khai thác khoáng sản, các công trình thủy lợi và giao thông. Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ: làm tại các văn phòng nhà đất, sở bộ tài nguyên và môi trường… Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật mỏ: nghiên cứu, quản lý điều hành, thiết kế tổ chức, thi công tại các công trình. Cơ hội việc làm ngành quản lý đất đai: cán bộ địa chính tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp chuyên phân phối và đo đạc bản đồ, viện nghiên cứu khoa học và công nghệ… Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật tuyển khoáng, công nghệ và tự động hóa, kỹ thuật điện và điện tử, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật công trình xây dựng, kỹ thuật môi trường… Cơ hội việc làm trong nghành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh và kế toán: làm việc tại các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí như lập trình, kế toán, kinh doanh…

LỜI KẾT

Trường đại học mỏ - địa chất là một trong những ngôi trường đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu tại Việt Nam. Trường luôn cố gắng cập nhật các xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp, để đưa vào giảng dạy các kiến thức thực tế cho sinh viên. Sinh viên ra trường có thể ứng dụng những điều đã học vào công việc một cách nhanh chóng. Qua các ngành học tại trường, bạn có thể thấy được sự đa dạng trong việc làm khi ra trường. Nếu đã có sẵn mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, hãy đăng kí ngay ngành học bạn đã lựa chọn bạn nhé.