Danh sách ứng viên không tích cực trong công đồng nhân sự

Không chỉ đến phỏng vấn là xong mà đó là cả quá trình chuẩn bị, anh Võ Minh Tuấn GĐ nhân sự Công ty cổ phần nguồn nhân lực Siêu Việt, cho biết

Là hội thảo trực tuyến nằm trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình HUFLIT Online Career 2021, Công thức thành công khi phỏng vấn là chủ đề dành được sự quan tâm lớn từ cộng đồng sinh viên HUFLIT khi hơn 700 bạn đã đăng ký và tham gia xuyên suốt chương trình.

Theo anh Võ Minh Tuấn, phỏng vấn tuyển dụng là cả một quá trình dài mà sinh viên phải đầu tư thời gian và công sức ngay từ những bước đầu tiên. Trong đó, hành trình tìm việc được chia thành ba giai đoạn: Trước, Trong và Sau ngày phỏng vấn.

Anh Võ Minh Tuấn [trái] và MC chương trình

Trước ngày phỏng vấn
Tuy một buổi phỏng vấn thường diễn ra từ 30 phút đến 01 tiếng nhưng để có buổi phỏng vấn hoàn hảo thì thời gian chuẩn bị là rất quan trọng. Theo vị diễn giả, trước khi nhấn gửi CV của mình cho bất kỳ công ty nào, sinh viên nên nắm rõ những quy tắc sau:

1. Hiểu rõ bản thân
Hiểu rõ bản thân là việc rất quan trọng. Càng hiểu bản thân bao nhiêu thì các giá trị nội tại càng thể hiện rõ ràng và nhà tuyển dụng sẽ biết thế mạnh của ứng viên ra sao, có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Để có thể đạt được mục tiêu này, ứng viên hãy tự đánh giá và trả lời 4 câu hỏi sau:

- Công việc mơ ước là gì?
- Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
- Những kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn có?
- Bạn đã có đủ kiến thức cho lĩnh vực đó chưa?

2. Xây dựng kế hoạch

Sau khi đã trả lời thành thật và rõ ràng, sinh viên có thể bắt tay vào việc viết kế hoạch tác chiến của mình. Từng vị trí công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng đi kèm khác nhau, nhưng sau đây là ba nhóm kỹ năng cực kỳ quan trọng dù làm trong bất kỳ lĩnh vực nào:

- Nhóm kỹ năng giao tiếp: nói trước công chúng, nói ngoại ngữ, thuyết trình,
Giao tiếp là yếu tố cốt lõi trong việc thuyết phục người khác. Những kỹ năng này hoàn toàn có thể rèn giũa được trong quá trình đi học thông qua chương trình giảng dạy, làm việc nhóm, nên các ứng viên hãy tận dụng khoảng thời gian đó.

- Nhóm kỹ năng chuyên môn: ACCA, CFA, SHRM, các chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEIC,
Với những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm làm việc hoặc không đòi hỏi nhiều năm đi làm, những tấm bằng chuyên môn chính là cơ sở nhanh nhất để nhà tuyển dụng dựa vào đó đánh giá năng lực của ứng viên.

Người ta thường nói khi đi làm bằng cấp không quan trọng bằng kinh nghiệm thực tiễn, điều đó đúng nhưng cũngkhông đúng!, anh Tuấn hóm hỉnh chia sẻ.

- Nhóm các kỹ năng bổ trợ khác: Tin học văn phòng [MS Word, Excel,], kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích [Power BI, Google Studio,].

Nếu có đủ hết những kỹ năng này, các bạn sinh viên có thể tự tin rằng sẽ tìm được một công việc tốt ngay khi vừa ra trường, vị chuyên gia ngành nhân sự khẳng định.

Banner sự kiện HUFLIT Online Career 2021

3. Chú trọng hình thức CV
Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ dành 30 giây để quét qua một bản CV nên hình thức của hồ sơ xin việc [CV] là cực kỳ quan trọng.

- Nói cùng ngôn ngữ với doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có văn hoá và phong cách riêng. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông qua website của công ty, các ấn phẩm về ngành, trang Linkedin, các hội nhóm trên Facebook,

Con người có xu hướng cảm thấy gần gũi hơn với những người có tính cách hay sở thích giống mình, thì nhà tuyển dụng cũng vậy, vị giám đốc cho rằng.

- Viết CV chuyên nghiệp và thông minh: việc tối thiểu nhất của một bản CV chuyên nghiệp là không mắc lỗi chính tả hay ngữ pháp. Tiếp đến bố cục phải được sắp xếp gọn gàng, dễ nhìn, chọn lọc thông tin cẩn thận, tránh việc tham ý mà viết cả những kinh nghiệm không liên quan.

- Phong thái tự tin: Sự tự tin sẽ đến khi bản thân đã luyện tập kỹ càng và chuẩn bị đầy đủ. Hãy luyện tập trả lời những câu hỏi dự đoán sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn. Một câu trả lời hợp ý nhà tuyển dụng sẽ đáp ứng các tiêu chí theo sơ đồ STAR:
  • Situation: Tình huống cụ thể của vấn đề.
  • Task: Trách nhiệm của ứng viên trong tình huống đó.
  • Action: Những việc mà ứng viên đã làm để giải quyết công việc.
  • Result: Kết quả thực tế thu được.
Cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gợi ý ứng viên đặt câu hỏi, đây cũng chính là cơ hội tốt để ghi thêm điểm.

Những mẫu câu hỏi gợi ý:
  • Làm sao để có thể phát triển hơn ở vị trí này?
  • Một ứng cử viên hoàn hảo mà anh/chị tìm kiếm là như thế nào?
  • Đối với người mới thì những tháng đầu sẽ như thế nào?
Không nên trả lời Không khi nhà tuyển dụng yêu cầu đặt câu hỏi. Những câu hỏi chất lượng không chỉ giúp ứng viên biết được những đặc điểm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, mà còn thể hiện bản thân rất nghiêm túc với công việc, anh Tuấn nhấn mạnh.

4. Trước giờ G
Ứng viên có thể đến địa điểm tổ chức phỏng vấn trước một ngày để xem xét sơ bộ và tính toán thời gian di chuyển, dự trù thời gian đi lại và sau đó chuẩn bị sẵn trang phục cho buổi phỏng vấn. Trang phục cũng cần phù hợp với hình tượng và phong cách chung của công ty và nên đảm bảo quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

Trong ngày phỏng vấn
Người tham gia buổi phỏng vấn nên đến địa điểm sớm hơn giờ hẹn từ 10 15 phút và không nên đi trễ. Nếu gặp trường hợp bất khả kháng không thể đến đúng giờ, ứng viên nên báo trước cho bên tuyển dụng và nhờ họ dời lịch hẹn nếu cần.

Luôn giữ thái độ niềm nở ngay từ khi bước chân vào phòng phỏng vấn. Một ứng viên tích cực sẽ tạo hứng thú hơn cho nhà tuyển dụng, góp phần cho buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ.

Nghe thật kỹ câu hỏi trước khi trả lời. Nếu chưa thật sự hiểu câu hỏi, có thể hỏi lại người phỏng vấn và xin phép họ vài phút để bản thân sắp xếp câu trả lời thật gãy gọn và mạch lạc.

Sau buổi phỏng vấn
Hãy luôn tử tế: chào các nhà tuyển dụng trước khi ra về, gửi mail cảm ơn cho người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho mình. Những hành động này tuy nhỏ nhặt nhưng có thể tạo được thiện cảm rất lớn cho người khác, anh Võ Minh Tuấn đúc kết.

Video liên quan

Chủ Đề