Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì năm 2024

Thực sự, tôi rất xấu hổ và mặc cảm. Nhiều lúc ngượng chín mặt vì khi ở giữa đám đông mà mình thì cứ phát ra tiếng “ít, ít.. ủm, ủm”, rồi sau đó là thứ mùi kì dị bốc ra. Nhiều khi tôi cũng cố nhịn nhưng khốn nỗi, càng nhịn thì lúc hơi xì ra, tiếng kêu càng dài, càng to hơn.

Vì thế, mỗi khi đến cơ quan hay chỗ đông người, tôi không bao giờ dám ngồi gần ai. Hiện tượng này có thể là tôi có từ lúc còn nhỏ, nhưng khi đó, tôi không để tâm lắm.

Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?

[Độc giả Trung Hòa ở Thanh Trì, Hà Nội]

Ăn nhiều các loại ngũ cốc, chất bột, dầu mỡ cũng dễ xì hơi nhiều

BS Cao Đức Hy, Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ:

“Xì hơi” hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.

Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides [là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc] nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... vì hơi bị nhiều hơn người khác.

Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng “xì hơi” quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống.

Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ “xì hơi” nhiều hơn.

Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng “xì hơi” nhiều lần.

Thực tế, ai cũng phải “xì hơi”. Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt.

Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...

Trong trường hợp bị viêm ruột già thì thường kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt.

Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.

Nếu bạn Hòa bị xì hơi thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. Vì dấu hiệu xì hơi của bạn đã thành bệnh.

Xì hơi khoảng 15 lần mỗi ngày là bình thường, nhưng nếu liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa cần thăm khám và điều trị.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng [Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM] cho biết, cơ thể tạo ra khí như một phần của quá trình phân hủy và chế biến thức ăn. Bất cứ ai cũng có thể nuốt phải không khí khi ăn, nhai hoặc nuốt. Tất cả những khí này tích tụ trong hệ thống tiêu hóa. Một phần trong số đó được hấp thụ một cách tự nhiên, nhưng phần khí còn lại cần được giải phóng dưới dạng xì hơi hoặc ợ hơi.

Người bình thường xì hơi từ 5 đến 15 lần mỗi ngày, thậm chí 25 lần. Tuy nhiên, xì hơi quá nhiều có thể xem là dấu hiệu gặp vấn đề ở đường tiêu hóa. Một vài trong số những bệnh liên quan đến tiêu hóa khiến xì hơi nhiều bao gồm:

Bệnh celiac

Bệnh xảy ra do tình trạng nhạy cảm với gluten [một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen] gây viêm và bất sản niêm mạc ruột non [sự tăng sinh bất thường của niêm mạc ruột]. Bệnh gây ra tình trạng kém hấp thu như tiêu chảy, tiêu phân mỡ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và xì hơi nhiều; có thể gặp ở nhiều độ tuổi.

Bệnh crohn

Bệnh crohn [viêm ruột mạn tính] đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa, thường liên quan đến các lớp sâu hơn ở bên trong, ảnh hưởng nhiều nhất đến ruột non. Ruột già và đường tiêu hóa trên cũng có nguy cơ tổn thương nhưng không phổ biến. Những biểu hiện thường gặp bao gồm: đau bụng, xì hơi, tiêu chảy dai dẳng, chất nhầy trong phân, chảy máu trực tràng.

Xì hơi quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thức ăn sau khi được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản [phần ống nối từ miệng đến dạ dày], khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Biểu hiện bệnh sẽ bao gồm: buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị [thường gặp nếu ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn], miệng tiết nhiều nước bọt hơn, xì hơi nhiều...

Chứng liệt dạ dày

Đây là tình trạng thức ăn khi đi vào dạ dày sẽ lưu lại lâu hơn bình thường do không thể tống thoát xuống tá tràng. Triệu chứng thường gặp là cảm giác đầy hơi sau khi vừa ăn, ợ hơi, xì hơi và buồn ói; thậm chí nóng rát vùng thực quản, tức hoặc đau nhẹ bụng vùng thượng. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn khi nôn được, có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày.

Bệnh viêm ruột

Các rối loạn liên quan đến tình trạng viêm mô mạn tính trong đường tiêu hóa, bao gồm: viêm loét đại tràng [viêm, lở loét dọc theo niêm mạc đại tràng và trực tràng] và bệnh crohn. Dấu hiệu đặc trưng của cả hai dạng này đều là tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và chảy máu tiêu hóa. Một số trường hợp chỉ biểu hiện với những triệu chứng nhẹ, số khác rơi vào tình trạng suy nhược nghiêm trọng, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng ruột kích thích [IBS]

Các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích là đau bụng có thể kèm với táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai. Đau và sự thay đổi thói quen đi cầu có thể nhẹ, không gây trở ngại cho hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng sống. Tình trạng xì hơi diễn ra liên tục, người bệnh thường xuyên phải đi vào nhà vệ sinh.

Loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm: đầy hơi, khó tiêu; buồn nôn hoặc nôn; dễ cảm thấy no khi ăn hoặc không muốn ăn vì đau; ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit; khó ngủ, ngủ không ngon giấc; cơ thể mệt mỏi, suy nhược; đi cầu phân đen hoặc máu; sụt cân.

Ngoài nguyên nhân do các bệnh lý về tiêu hóa gây ra thì còn có những yếu tố như thức ăn khó tiêu. Cụ thể là thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc loại đường mà cơ thể khó xử lý như đậu, bắp cải, mầm brussel, bông cải xanh; các sản phẩm từ sữa có chứa lactose như sữa, phô mai...; căng thẳng; táo bón. Thay đổi về số lượng hoặc loại vi khuẩn trong đường tiêu hóa do thuốc kháng sinh hoặc tiêu thụ thực phẩm nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây khó tiêu.

Bác sĩ Hùng cho hay, trong hầu hết các trường hợp, xì hơi quá mức có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải thăm khám. Người có các tình trạng đầy hơi quá mức kèm theo đau bụng và chướng bụng không biến mất; tiêu chảy hoặc táo bón tái phát; giảm cân không rõ lý do; đại tiện không tự chủ; máu trong phân; các dấu hiệu của nhiễm trùng [nhiệt độ cơ thể cao, nôn mửa, ớn lạnh và đau ở khớp hoặc cơ]... thì cần đến khám các chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt, phòng biến chứng nguy hiểm.

Chủ Đề