Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền

Phương pháp nhận diện nhanh các loại biểu đồ

Phương pháp nhận diện nhanh các loại biểu đồ mách bạn một số dấu hiệu nhận biết để có cách lựa chọn biểu đồ phù hợp và chính xác nhất cho từng dạng câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phương pháp nhận diện nhanh các loại biểu đồ để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Bài viết sẽ cho bạn thấy được các phương pháp để nhận diện nhanh về các loại biểu đồ và nhận diện biểu đồ qua các từ khóa trong đề bài thi. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

  • Cách nhận xét và vẽ biểu đồ trong môn thi Địa lý
  • Một số công thức tính toán trong Địa lý

Phần vẽ biểu đồ hoặc phân tích bảng số liệu hầu như đề thi nào cũng có. Phần này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận dạng để có cách làm bài nhanh nhất. Học sinh có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để có cách lựa chọn các dạng biểu đồ cho phù hợp:

- Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối). Mốc thời gian chỉ từ 1-2 năm.

- Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)

- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm. Ví dụ như biểu đồ so sánh dân số, diện tích ...của 1 số tỉnh, biểu đồ so sánh sản lượng điện của 1 địa phương qua nhiều năm...

- Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm

- Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biên của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm

- Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam.

- Biểu đồ miền: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

NHẬN DIỆN BIỂU ĐỒ DỰA VÀO TỪ KHÓA

Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ vì mỗi dạng biểu đồ đều có những “dấu hiệu nhận biết” của nó. Các em nên dựa theo số năm và gạch chân dưới những “từ khóa” quan trọng có trong đề. Cụ thể, dựa theo số năm có trong bài, ta chia làm hai trường hợp.

- Trường hợp 1: bài có từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Nếu “từ khóa” trong đề là “cơ cấu”, ta chọn dạng biểu đồ hình tròn. Ngược lại, nếu “từ khóa” là “tỉ trọng, tỉ lệ”, ta chọn biểu đồ hình cột.

- Trường hợp 2: Đối với những đề có từ 4 năm trở lên, chúng ta có các dạng biểu đồ: hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ kết hợp thường được nói rõ trong đề). Chúng ta cần chú ý các “từ khóa” có trong đề thi. Nếu có từ “cơ cấu” thì chọn biểu đồ miền, nếu có từ “tăng trưởng” thì vẽ biểu đồ đường, và nếu từ khóa rơi vào “phát triển”, hoặc “biến động” thì vẽ biểu đồ hình cột.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Phương pháp nhận diện nhanh các loại biểu đồ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau đồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp các phương pháp nhận diện nhanh các loại biểu đồ như biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột, biểu đồ đường, biểu đồ đường kết hợp với cột, phương pháp nhận diện bằng từ khóa... Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Đẻ giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Biểu đồ miền là gì? Cách vẽ biểu đồ như thế nào? Cách nhận xét ra sao? và Công thức tính biểu đồ miền Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Hãy cùng Cẩm Nang Tiếng Anh theo dõi bài viết dưới đây để biết cách nhận biết, vẽ, nhận xét biểu đồ miền như thế nào nhé.

Biểu đồ Miền là biểu đồ thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật hoặc hình vuông, trong đó được chia thành các miền khác nhau.

– Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu… thì chúng ra sẽ lựa chọn biểu đồ miền.

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền

– Vậy nên dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền rất đơn giản.

  • Cần thể hiện cơ cấu tỷ lệ, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu.
  • Cần thể hiện động thái phát triển.
  • Số liệu ít nhất 4 mốc (ví dụ mốc thời gian nhiều hơn 3 năm, ta dùng biểu đồ miền).
  • Biểu đồ miền chồng nối tiếp
  • Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ

Trên thực tế cách vẽ biểu đồ miền không quá khó. Các bạn cần thực hiện theo 3 bước dưới đây để nhanh chóng biết cách vẽ biểu đồ miền nhé.

Bước 1:  Đầu tiên các bạn cần phải phân tích, xử lí số liệu, xây dựng hệ trục tọa độ

Trong bước này thì các bạn sẽ phải thực hiện một số vấn đề đó là:

  • Đọc yêu cầu của đề bài, phân tích, xử lý các số liệu (nếu cần thiết).
  • Tiến hành xác định các tỷ lệ, phạm vi của khổ giấy sao cho đảm bảo phù hợp và thể hiện được hết các giá trị trong biểu đồ.
  • Khi xây dựng hệ trục tọa độ để vẽ biểu đồ, các bạn cần lưu ý không tự ý sắp xếp thứ tự của các số liệu nếu như không được yêu cầu trong đề bài.

Bước 2: Bắt đầu vẽ biểu đồ miền

– Trước tiên xây dựng nên một hình chữ nhật (hoặc hình vuông) sao cho hợp lý về chiều cao (trục tung) sẽ bằng khoảng 2/3 chiều dài (trục hoành).

– Đánh số chuẩn trên trục tung (tỷ lệ %) và cần phải đảm bảo cách đều nhau (ví dụ như là 0, 10, 20, 30,…, 100 hoặc cũng có thể là 0, 20, 40,…, 100).

– Năm đầu tiên và năm cuối cùng sẽ thể hiện ở trung tung 2 bên.

– Đối với trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì các bạn sẽ vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Theo đó, việc sắp xếp thứ tự của các miền cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp, có ý nghĩa nhất. Đồng thời khi vẽ biểu đồ miền, các bạn cùng cần phải tính toán đến trực quan, tính thẩm mỹ của biểu đồ.

– Chiều cao của hình chữ nhật sẽ thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng thì thường thể hiện thời gian (năm).

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ miền

Đây là bước cực kì quan trọng, giúp các bạn kiểm tra lại toàn bộ các yếu tố để hoàn thiện biểu đồ miền. Các bạn cần lưu ý

  • Ghi số liệu ở giữa của miền (lưu ý sẽ không giống cách ghi như biểu đồ đường).
  • Hoàn chỉnh về bảng chú giải, tên của biểu đồ miền.

Trong quá trình vẽ biểu đồ miền, các bạn sẽ cần lưu ý về những vấn đề sau để đảm bảo không bị sai sót đáng tiếc:

  • Thứ nhất là biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối, nó thể hiện về mặt động thái thì nên dựng 2 trục, trong đó 1 trục thể hiện đại lượng, 1 trục giới hạn năm cuối. Tuy nhiên thì dạng này sẽ khá ít gặp trong các bài kiểm tra, bài thi.
  • Thứ hai đó là lưu ý về khoảng cách năm thật chính xác.
  • Thứ ba là với những trường hợp yêu cầu thể hiện về mặt cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… thì các bạn sẽ phải xử lý các số liệu về dạng tỷ lệ % trước rồi mới bắt đầu vẽ biểu đồ miền.

Nhận xét biểu đồ miền như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Bởi vì bên cạnh việc vẽ biểu đồ, nhận xét cũng sẽ chiếm một tỷ lệ điểm nhất định. Ví dụ bài tập vẽ biểu đồ là 3 điểm thì phần nhận xét có thể chiếm đến 1 điểm.  Vì vậy các bạn cần chú ý cách nhận xét như sau:

  • Đầu tiên, các bạn sẽ nhận xét chung toàn bộ số liệu thông qua việc nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của các số liệu.
  • Tiếp đến, các bạn sẽ nhận xét về hàng ngang trước, theo thời gian thì yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm ở mức độ bao nhiêu? Sau đó thì sẽ tiếp tục nhận xét yếu tố B, C,… tương tự như yếu tố A và nêu rõ về sự chênh lệch giữa các yếu tố.
  • Sau đó, bạn sẽ nhận xét về hàng dọc xem yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và xem các yếu tố này có sự thay đổi thứ hạng như thế nào?
  • Cuối cùng là kết luận, giải thích về các số liệu của biểu đồ miền.

Một số lỗi cần tránh khi vẽ biểu đồ miền

  • Thiếu số liệu trên hình vuông, hình chữ nhật hay thiếu số 0 ở gốc tọa độ.
  • Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành hoặc sai tỷ lệ ở trục tung.
  • Vẽ biểu đồ miền nhưng chưa tạo được hình chữ nhật đặc trưng và thiếu đơn vị.
  • Không viết chú giải, không lấp đầy hình chữ nhật.

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 (Đơn vị: %)

Năm 1995 2000 2005 2010 2015
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 37,2 36,1 45,1 48,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28,4 33,9 41,0 34,1 32,7
Hàng nông – lâm – thủy -sản 46,3 28,9 22,9 20,8 19,2

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 – 2015?

b) Nhận xét và giải thích.

TRẢ LỜI

a) Vẽ biểu đồ

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta có sự chuyển dịch.

+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng (22,8%) nhưng không ổn định (1995 – 2000 và 2005 – 2015 tăng; 2000 – 2005 giảm).

+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (4,3%) nhưng không ổn định (1995 – 2005 tăng, 2005 – 2015 giảm).

+ Hàng nông – lâm – thủy sản có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 27,1%.

* Giải thích

– Các mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên là do nước ta áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác, chế biến khoáng sản nhưng chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô nên giá trị vẫn còn thấp.

– Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trong nước, các lợi thế về nguồn lao động,… nhưng do chịu ảnh hưởng của thị trường nên không ổn định.

Hàng nông – lâm – thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng có nhiều khắt khe từ các thị trường nhập khẩu (Nhật Bản, Hoa Kì, Anh,…) nên không ổn và tăng chậm dẫn đến tỉ trọng giảm nhanh trong những năm gần đây.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: Nghìn tấn)

Loại hàng/ Năm 2010 2013 2015 2017
Hàng xuất khẩu 5461 13553 9916 38328
Hàng xuất khẩu 5461 13553 9916 38328
Hàng xuất khẩu 7149 13553 13553 38328
Tổng 21903 34019 38328 38328

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2017?

b) Nhận xét sự thay đổi từ biểu đồ đã vẽ và giải thích?

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

– Công thức: Tỉ trọng từng loại hàng = Khối lượng loại hàng / Tổng số hàng x 100%.

– Áp dụng công thức trên, tính được bảng số liệu sau đây:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: %)

Loại hàng Năm 2010 2013 2015 2017
Hàng xuất khẩu 24,9 20,9 25,9 25,2
Hàng nhập khẩu 42,4 39,9 38,8 38,6
Hàng nội địa 32,7 39,2 35,3 36,2
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

– Vẽ biểu đồ

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi nhưng không lớn.

– Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu.

+ Tỉ trọng hàng xuất khẩu tăng nhẹ (0,3%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 giảm; 2013 – 2015 tăng).

+ Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm và giảm 3,8%.

+ Tỉ trọng hàng nội địa tăng nhẹ (3,5%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 tăng; 2013 – 2015 giảm).

– Khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa đều tăng lên liên tục: hàng xuất khẩu tăng thêm 6200 nghìn tấn, hàng nhập khẩu tăng thêm 8563 nghìn tấn và hàng nội địa tăng 9581 nghìn tấn.

– Hàng nội địa tăng nhanh nhất (234,0%), tiếp đến là hàng xuất khẩu (213,5%) và tăng chậm nhất là hàng nhập khẩu (192,1%).

* Giải thích

– Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng nhanh.

– Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên nền tỉ trọng giảm => Xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hạn chế hàng nhập khẩu, chủ động sản xuất các mặt hàng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập nền kinh tê khu vực và trên thế giới.

Bài tập 3 Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016

(Đơn vị: %)

Năm Đông xuân Hè thu Mùa
2000 39,9 29,9 30,2
2005 40,1 32,1 27,8
2010 41,2 32,5 26,3
2016 40,4 37,2 22,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích.

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự thay đổi qua các năm.

– Lúa đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất (40,4%), tiếp đến là lúa hè thu (37,2%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là lúa mùa (22,4%).

– Tỉ trọng diện tích lúa phân theo mùa vụ có sự chuyển dịch:

+ Lúa đông xuân tăng lên liên tục và tăng thêm 0,5%.

+ Lúa hè thu tăng lên liên tục và tăng thêm 7,3%.

+ Lúa mùa giảm liên tục và giảm 7,8%.

* Giải thích

– Diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự chuyển dịch là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, nhiều giống mới chịu hạn và lạnh tốt được sử dụng rộng,… đặc biệt là việc mở rộng diện tích lúa vào mùa hè thu và đông xuân.

– Lúa mùa có tỉ trọng giảm chủ yếu do diện tích tăng chậm hơn so với lúa đông xuân và lúa hè thu.

Xem thêm  : Hướng dẫn đề thi địa lý lớp 8 giữa học kì 1